3.1. Một số bất cập trong quy định và thực tiễn pháp luật về hủy hợp đồng thương
3.1.2. Về thủ tục hủy hợp đồng
Thông báo hủy hợp đồng được quy định tại Điều 315 Luật thương mại năm 2005: “Bên tạm ngừng thực hiện hợp đờng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp
đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đờng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đờng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại”.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Tương tự như luật pháp các nước, đảm bảo nguyên tắc thiện chí trung thực, khi một bên muốn hủy hợp đồng, nghĩa vụ thông báo được đặt ra. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý nếu không thực hiện nghĩa vụ này của bên bị vi phạm là bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại cho bên kia, chứ bên bị vi phạm vẫn khơng mất qùn hủy hợp đờng.
Ví dụ: A ký hợp đờng với B, hàng hóa được giao làm 3 đợt. Hai lần giao hàng đầu tiên, hàng hóa kém chất lượng, B có thể hủy hợp đồng nhưng B đã không thông báo ngay. Đến khi A sản xuất xong và tiến hành giao hàng lần thứ 3, B mới gửi thông báo hủy hợp đồng cho A. B có quyền không nhận hàng nhưng phải bồi thường thiệt hại cho A.
Nếu theo quy định như PICC, B mất quyền hủy hợp đồng và vẫn phải nhận hàng hóa. Cách xử lý của PICC hạn chế tổn thất cho hai bên nhiều hơn. Nếu theo luật Việt Nam, B chắc chắn vẫn mất tiền bồi thường, A tuy nhận tiền bồi thường nhưng bị mất những cơ hội kinh doanh khác trong thời gian A phải nỗ lực sản xuất hàng hóa cho B. Hơn nữa B chỉ phải bồi thường nếu chậm thông báo gây ra thiệt hại cho A, A phải chứng minh được thiệt hại của mình, thực tế điều này cũng gặp phải nhiều khó khăn. Còn theo PICC, B phải nhận hàng hóa, dù hàng hóa của A là kém chất lượng nhưng do chính B đã làm mất đi quyền hủy hợp đồng của mình, B phải tự chịu trách nhiệm cho việc này. Hơn nữa, hợp đồng vẫn tiếp tục nên ngay cả khi lần này hàng hóa được giao không đảm bảo chất lượng, B vẫn có thể yêu cầu A sửa chữa các khuyết tật hàng hóa, yêu cầu bồi thường thiệt hại, giảm thiểu tổn thất. A ở trường hợp này đã bán được hàng hóa nên rõ ràng có lợi hơn nếu hợp đồng bị hủy.
Vậy hậu quả pháp lý nếu không thực hiện nghĩa vụ thông báo hủy hợp đồng theo cách quy định của pháp luật Việt Nam còn có phần chưa thỏa đáng, chưa đảm bảo được cân bằng lợi ích giữa hai bên trong hợp đờng, pháp luật Việt Nam cần có điều chỉnh về vấn đề này.