Thực hiện quá trình hồn thiện khn khổ pháp lý

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng thực hiện hiện đại hóa hải quan tại chi cục hải quan tây trang – điện biên trong bối cạnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (Trang 31 - 33)

2.2 Thực trạng thực hiện hiện đại hóa hải quan tại Chi cục Hải quan

2.2.1 Thực hiện quá trình hồn thiện khn khổ pháp lý

2.2.1.1 Bối cảnh hồn thiện khn khổ pháp lý của Hải quan Việt Nam

Trong bối cảnh xây dựng AEC, việc đầu tiên cần làm là hồn thiện khn khổ pháp lý để phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, bao gồm cả những văn bản thuộc ngành Hải quan. Những cam kết thực hiện hiện đại hóa hải quan đã được đưa vào thực tiễn từ việc xây dựng hệ thống pháp luật mới, sửa đổi, bổ sung những văn bản chưa phù hợp với quốc tế và nội luật hóa những văn bản pháp luật của khu vực và thế giới. Những văn bản mang tính chất tiên phong cho cơng cuộc hồn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam là Pháp lệnh Hải quan 1990, Luật Hải quan 2002, Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung 2005 và mới đây nhất là Luật Hải quan 2014, đánh dấu những mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập AEC.

Pháp lệnh Hải quan 1990 được ngành Hải quan trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau 5 năm đổi mới và 30 năm thực hiện Điều lệ Hải quan. Sau một thập kỷ được ban hành, Pháp lệnh Hải quan đã thực hiện tốt vai trị của mình đối với ngành Hải quan, nhưng dần dần gặp phải những bất cập do sự chênh lệch với thể chế, chính sách mới của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới và hội nhập.

Vì vậy, Luật Hải quan mới đã được thông qua ngày 29/6/2001 sau 18 lần dự thảo trước Quốc hội. Bộ luật này có điểm mới khi đã tăng thẩm quyền cho lãnh đạo ngành Hải quan, giúp mở rộng độ linh hoạt khi ban hành các quy định hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn của ngành.

Bám sát việc thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi đồng thời thể hiện mong muốn gia nhập WTO của Việt Nam, Luật Hải quan sửa đổi năm 2005 được thơng qua. Luật sửa đổi đã có những nội dung điều chỉnh quan trọng như điều 5a – hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan; điều 8 – hiện đại hóa quản lý hải quan; điều 71 – trị giá hải quan,… nhắm đến mục đích hiện đại hóa mọi hoạt động trong ngành Hải quan.

Việc xây dựng Luật Hải quan 2014 bắt đầu từ năm 2010 với mục đích thay thế Luật Hải quan năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005, hướng tới mục tiêu đạt được yêu cầu của Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020. Trong suốt 3 năm sau đó, cơng tác nghiên cứu, xin ý kiến của các Vụ, Cục khác trong Tổng cục của Vụ Pháp chế được tiến hành hết sức cẩn thận để

phù hợp với thực tiễn hoạt động hải quan và dự báo được những nội dung mới trong lĩnh vực hải quan, bảo đảm tính ổn định và lâu dài. Luật Hải quan 2014 đã có những thay đổi đáng chú ý so với các văn bản luật trước đó: quy định cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc quản lý hải quan theo hướng hiện đại, thực hiện chính thức và mở rộng phạm vi thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với các khâu nghiệp vụ hải quan (điều 8); thông quan; thủ tục thuế điện tử; nộp chứng từ điện tử; xử lý hồ sơ điện tử;lưu trữ hồ sơ điện tử (bao gồm cả việc bổ sung các chế định pháp lý về điện tử hoá: e- C/O, e-payment, e-cargo, e-clearance, e-permit...) để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và tăng cường năng lực quản lý của cơ quan Hải quan; nội luật hóa các chuẩn mực tại Công ước Kyoto 1999; cải cách quy trình thủ tục theo phương pháp QLRR như phân loại hàng hóa XNK để áp dụng 3 hình thức kiểm tra, kiểm tra sau thông quan, bảo vệ sở hữu trí tuệ, thơng quan điện tử (điều 77 – 82). Những hiệp định chung lớn như ACV, hiệp định TRIPS về sở hữu trí tuệ, hệ thống AHTN, HS,… cũng đều đã được nội luật hóa.

Tới giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Hải quan đã quyết định thành lập Nhóm chun mơn thẩm định Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa giai đoạn 2016-2020 do Trưởng nhóm là Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh quản lý với nhiệm vụ đánh giá thực trạng các chương trình đã và đang được thực hiện trong toàn ngành Hải quan dựa trên các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, đồng thời xác định các yêu cầu mới phù hợp với sự phát triển của ngành Hải quan trong giai đoạn tiếp theo. Ngày 13/3/2017, Tổng cục Hải quan ra quyết định số 762/QĐ-TCHQ ban hành kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động cải cách, hiện đại hóa trọng tâm của ngành hải quan năm 2017.

2.2.1.2 Tình hình áp dụng khn khổ pháp lý của Chi cục Hải quan Tây Trang

Vì chỉ là một Chi cục nhỏ trực thuộc Cục Hải quan Điện Biên nên các cá nhân cán bộ cũng như toàn thể đơn vị khơng có nhiều tiếng nói trong q trình hồn thiện pháp lý trong ngành Hải quan. Tuy nhiên, nội bộ ngành có hệ thống đóng góp ý kiến và cung cấp thơng tin riêng, nơi mà các cán bộ Hải quan có thể đưa ra những đề xuất dựa trên tình hình thực tế tại đơn vị mình cơng tác.

Giai đoạn xây dựng Luật Hải quan sửa đổi 2014 đánh một dấu mốc lớn trong quá trình hoạt động của Chi cục khi được tham gia khảo sát ý kiến. Việc một Chi

cục cửa khẩu quy mô nhỏ với số lượng nhân sự khơng nhiều ở khu vực biên giới mà có tiếng nói tới một bộ Luật áp dụng cho cơ quan Hải quan toàn quốc là điểm nhấn lớn. Chi cục đã tổ chức những buổi họp thu thập ý kiến đánh giá thực tiễn nhằm đề xuất những sửa đổi trong Luật Hải quan để Chi cục trưởng tổng hợp, gửi ý kiến lên cấp trên. Đợt khảo sát ý kiến các Vụ, Cục của Vụ Pháp chế đã thu được nhiều ý kiến đáng giá để áp dụng sửa đổi các điều luật, đặc biệt là những điều luật về Hải quan điện tử cùng phương thức áp dụng tại những nơi điều kiện cịn khó khăn như ở Chi cục Tây Trang. Tuy nhiên, những ý kiến hợp lý nhưng không phù hợp với Luật Hải quan sẽ được Vụ Pháp chế chuyển lại tới Tổng cục trưởng để xin ý kiến ban hành các văn bản dưới luật quy định cụ thể hơn, ví dụ như quyết định 1780/QĐ- TCHQ được ban hành ngày 17/6/2016 để thay thế cho 2424/QĐ-TCHQ năm 2008 về Quy trình hồn thuế, khơng thu thuế, xét giảm thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu vốn được Chi cục Tây Trang áp dụng cho các hàng hóa đặc biệt từ Lào.

Ngoài những đợt khảo sát ý kiến như trên thì nói chung, Chi cục Tây Trang khơng có nhiều đóng góp vào việc xây dựng hệ thống pháp lý để hiện đại hóa hải quan, mà chỉ tuân theo những văn bản được quy định đó, đảm bảo những hoạt động tại Chi cục đi theo đúng định hướng mà cấp trên đã vạch ra.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành quyết định số 55/QĐ-TCHQ thực hiện kế hoạch triển khai nhiệm vụ kiểm sốt thủ tục hành chính của ngành Hải quan năm 2017, yêu cầu các Chi cục, Cục Hải quan địa phương cùng với Vụ Pháp chế thực hiện rà sốt, đơn giản hóa thủ tục hải quan báo cáo lên cấp trên tổng hợp vào 22/5/2017 và 15/11/2017. Chi cục Hải quan Tây Trang đang gấp rút hoàn thành báo cáo nửa đầu năm 2017 này.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng thực hiện hiện đại hóa hải quan tại chi cục hải quan tây trang – điện biên trong bối cạnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)