2.2 Thực trạng thực hiện hiện đại hóa hải quan tại Chi cục Hải quan
2.2.2 Thực trạng cải cách công tác thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Cơng tác thu thuế đối với hàng hóa XNK là nhiệm vụ được giao cho ngành Hải quan Việt Nam. Vì các loại thuế Hải quan thu góp phần khơng nhỏ vào ngân sách nhà nước đồng thời giúp điều tiết các yếu tố sản xuất trong nước nên công tác thu thuế là một trong những nội dung quan trọng nhất trong q trình hiện đại hóa hải quan của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC.
2.2.2.1 Các phương pháp xác định trị giá hải quan
Tổng quan về các phương pháp xác định trị giá hải quan
Khi tính thuế hải quan cho hàng hóa nhập khẩu, hải quan các nước thường dùng phương tính thuế theo phần trăm trị giá hàng hố vì nó được xem là công bằng và thuận tiện nhất so với tính thuế theo định lượng và tính thuế phức hợp. Cơng bằng vì thuế phải nộp cho hàng giá rẻ sẽ thấp hơn thuế phải nộp cho hàng giá cao; thuận tiện vì doanh nghiệp dễ xác định mức thuế để tính tốn giá khi giao dịch, Nhà nước cũng dễ ước tính nguồn thu từ thuế. Muốn tính thuế theo phương thức “phần trăm trị giá hàng hoá”, điểm mấu chốt là xác định trị giá hàng hố5 để tính thuế. Nếu khơng có một trị giá hải quan thống nhất, ngay cả chỉ trong quốc gia mỗi bên sẽ muốn áp dụng một cách tính khác nhau vì cơ quan nhà nước ln muốn thu nhiều thuế trong khi Doanh nghiệp thì ln muốn nộp ít thuế. Sự mẫu thuẫn này ở cấp độ kinh tế khu vực lại càng lớn khi có nhiều chủ thể lớn tham gia vào q trình tính thuế hơn khiến cả WTO lẫn WCO đều coi đây là ưu tiên hàng đầu cần phải giải quyết. Từ nguyên nhân đó, Hiệp định ACV đã được xây dựng và thông qua, kèm theo những văn bản hướng dẫn cụ thể với mục tiêu thuận lợi hóa thương mại quốc tế.
Tại Việt Nam, trị giá hải quan được coi là trị giá phục vụ mục đích tính thuế và thống kê hải quan; được đưa vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hải quan năm 2006. Trước đó, người ta chỉ đề cập đến trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế mà khơng nhắc đến lĩnh vực thống kê hải quan.
Từ trước đến nay, trên thế giới tồn tại nhiều phương pháp xác định trị giá hải quan, có thể kể đến một vài phương pháp nổi bật sau: giá thị trường trong các nước
hiện hành, là phương pháp Anh đưa ra trong thế kỉ XX để bảo hộ hàng hóa sản xuất
tại Anh bán cho các nước thuộc địa; giá thị trường hợp lý, chủ yếu áp dụng ở
Philippines; hệ thống giá bán của Mỹ, nhà sản xuất trong nước gián tiếp kiểm soát trị giá áp dụng cho hàng hóa của đối thủ cạnh tranh; định nghĩa Brussels về trị giá, được xây dựng và áp dụng tại 30 nước vào những năm 1950 trước khi có Hiệp định GATT/WTO; phương pháp dùng giá tối thiểu, cơ quan hải quan đưa ra giá tối thiểu cho mọi loại hàng hóa nhập khẩu mà khơng phản ánh giá thực tế, thường áp dụng ở
các nước kém phát triển vì dễ thực hiện và thu được nhiều thuế, tuy nhiên thiếu khoa học và minh bạch, đã từng được áp dụng tại Việt Nam; tính giá hải quan theo
giá CIF đối với hàng nhập khẩu và theo giá FOB đối với hàng xuất khẩu; xác định theo trị giá GATT, là giá thực tế đã thanh toán hoặc phải thanh tốn cho lơ hàng
nhập khẩu (Nguyễn Thị Thương Huyền, 2008).
Hiệp định ACV xác định trị giá hải quan của hàng hóa theo sáu phương pháp, bắt buộc áp dụng theo trình tự, nếu không xác định được trị giá tính thuế theo phương pháp trước thì mới thực hiện theo phương pháp tiếp theo.
Thứ nhất, phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu. Phương pháp
này được nội luật hóa tại điều 6, Thơng tư 39/2015/TT-BTC (sau đây gọi tắt là Thông tư 39) của Bộ Tài chính, là phương pháp đầu tiên và được sử dụng chủ yếu để xác định trị giá của hàng nhập khẩu.
Thứ hai, phương pháp trị giá của hàng hóa nhập khẩu giống hệt. Phương pháp này được nội luật hóa tại điều 8 Thông tư 39, thường được sử dụng trong trong trường hợp giao dịch giữa các bên có mối quan hệ đặc biệt ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa hay trong các trường hợp khơng xác định được giá hàng hóa.
Thứ ba, phương pháp trị giá của hàng hóa nhập khẩu tương tự. Phương pháp được quy định tại điều 9 Thông tư 39, nội dung không khác nhiều so với phương pháp thứ hai, ngoài định nghĩa hàng tương tự và hàng giống hệt.
Thứ tư, phương pháp trị giá khấu trừ. Phương pháp này được quy định tại điều
10 Thông tư 39. Trị giá hải quan được căn cứ vào giá bán của hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự trên thị trường Việt Nam và trừ đi các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng hóa nhập khẩu.
Thứ năm, phương pháp trị giá tính tốn. Phương pháp được quy định tại điều 11
Thông tư 39. Trị giá hải quan khi ấy là tổng các khoản chi phí của người sản xuất để sản xuất và bán hàng hóa cần xác định trị giá, cụ thể gồm giá thành nguyên vật liệu, chi phí gia cơng, chi phí chung, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, lợi nhuận.
Thứ sáu, phương pháp suy luận. Phương pháp này được cụ thể hóa ở điều 12
Thơng tư 39, cịn được gọi là phương pháp dự phòng. Phương pháp này được hiểu là cách áp dụng cả 5 phương pháp trên theo thứ tự nhưng được linh hoạt dựa trên số liệu thu thập được ở nước nhập khẩu.
Thực tiễn tại Hải quan Việt Nam và Chi cục Hải quan Tây Trang
Trước 2002, Việt Nam áp dụng phương pháp định giá theo điều 7 Nghị định 54/CP năm 1993 của Chính phủ. Khi đó, trị giá tính thuế là giá mua tại cửa khẩu nhập bao gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hoặc giá bán tối thiểu tại cửa khẩu nếu không xác định được. Quy định của Bộ Tài chính khi ấy tạo nên rất nhiều các áp dụng trị giá tính thuế với nhiều đối tượng khác nhau, dễ tạo nên sơ hở để các đối tượng lợi dụng gian lận về thuế. Trị giá tính thuế vốn được coi như công cụ đảm bảo thu thuế và chống gian lận thương mại nhưng đã gặp phải khiếm khuyết khá lớn, đặt ra yêu cầu phải thay đổi để đảm bảo công bằng, minh bạch.
Để theo sát với các cam kết quốc tế về hải quan, từ năm 2002, Tổng cục Hải quan đã đóng góp ý kiến để Chính phủ ban hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện việc xác định trị giá hải quan theo Hiệp định ACV đã được các nước thành viên WTO thông qua.
Ngày 29/12/2003, Hải quan Việt Nam bắt đầu thực hiện việc xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định ACV song song với việc xác định trị giá có sử dụng bảng giá tối thiểu. Việc triển khai tại Chi cục Hải quan Tây Trang bắt đầu thực hiện từ năm 2004 áp dụng đối với một số đối tượng như: hàng hóa nhập khẩu trong danh mục hàng hóa của Việt Nam có form D để thực hiện Hiệp định CEPT của các nước ASEAN; hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu của một số nước hay tổ chức quốc tế đã ký kết thực hiện xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của Hiệp định ACV. Ngoài ra, Hải quan Tây Trang cũng áp dụng với những mặt hàng có form S do Lào cấp theo FTA song phương giữa Việt Nam và Lào. Ở giai đoạn này, Chi cục Tây Trang mới chỉ thực hiện áp dụng hạn chế Hiệp định ACV, cụ thể là mới áp dụng một phần phương pháp 4 (khấu trừ) và chưa áp dụng phương pháp 5 (tính tốn), đồng thời vẫn áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo bảng giá tối thiểu với các mặt hàng nhập khẩu không bị điều chỉnh bởi nghị định 60/2002/NĐ-CP của Chính phủ. Tại Chi cục Hải quan Tây Trang, 90% tổng số lượng tờ khai hàng hóa nhập khẩu từ Lào đã được tính giá trị hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
Đến đầu năm 2006 tồn bộ hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Tây Trang đều được xác định giá tính thuế theo Hiệp định ACV theo quy định tại Luật Thuế xuất nhập khẩu sửa đổi cùng nhiều văn bản hướng dẫn, đặc biệt là Nghị định 155/2005/NĐ-CP quy định về xác định trị giá hải quan. Sau nhiều lần thay đổi, cập nhật, Hiệp định ACV đã được nội luật hóa qua Nghị định 40/2007/NĐ-CP xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá XNK và sau đó là Thơng tư 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan hàng hóa XNK.
2.2.2.2 Áp dụng danh mục biểu thuế hài hòa thống nhất ASEAN nhằm hồn thiện Danh mục hàng hóa, Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Quá trình điều chỉnh Danh mục hàng hóa và Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Năm 2002, AHTN lần đầu tiên được xây dựng trên cơ sở Danh mục hài hòa của WCO bản 2002. Tới tháng 4/2004, Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã kí Nghị định thư thực thi AHTN sửa đổi làm công cụ pháp lý để các nước thành viên tuân thủ AHTN. Tháng 1/2007 đánh dấu mốc hồn thành việc rà sốt, kiểm tra và áp dụng AHTN 2007 ở cấp độ 10 số. Năm 2012, AHTN một lần nữa thay đổi với nội dung thay đổi là mã số hàng hóa từ 10 chữ số thành 8 chữ số. Ngày 28/12/2016, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 109/NQ-CP về việc phê duyệt AHTN 2017. AHTN 2017 có 10.813 dịng hàng ở cấp độ 8 chữ số. So với AHTN 2012, danh mục 2017 đã tăng lên 1.255 dòng hàng, tách mã, chuyển mã và mở 2.321 dịng với mơ tả mới. AHTN 2017 xây dựng với mục tiêu thống nhất Danh mục và Biểu thuế giữa các nước ASEAN, đồng bộ hóa các chú giải, mã số, mơ tả hàng hóa nhằm thúc đẩy tự do luân chuyển hàng hóa trong khu vực, thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực và đặc biệt góp phần vào q trình hình thành AFTA và AEC (Báo Hải quan Điện tử, 2017).
Trước năm 1992, Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam được ban hành dựa trên Danh mục hàng hóa XNK của Hội đồng tương trợ kinh tế các nước Xã hội Chủ nghĩa. Biểu thuế khi đó được chia làm hai cột, thuế suất phổ thơng và thuế suất tối thiểu, nhằm mục đích phân loại các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Lịch sử của Danh mục hàng hóa và biểu thuế Việt Nam bắt đầu bước sang trang mới từ tháng 4/1992 khi được xây dựng dựa trên nền tảng HS. Ngày 31/3/1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 110/HĐBT quy
định việc thi hành Luật Thuế XNK kèm theo biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. So với biểu thuế dựa trên Danh mục của Hội đồng kinh tế, biểu thuế mới đã có thay đổi quan trọng về sự thống nhất giữa thuế của hàng mậu dịch và phi mậu dịch. Tuy nhiên, điểm bất cập của danh mục này là việc phân loại chương, nhóm, phân nhóm chưa hồn tồn tn thủ HS, thậm chí vẫn có sự kết hợp với nguyên tắc phân loại cũ của Hội đồng tương trợ kinh tế. Mức thuế suất khi ấy vẫn còn chia làm hai dù đã thay đổi tên gọi và thể hiện sự phân biệt đối xử trong các mối quan hệ thương mại của Việt Nam với các quốc gia khác nhau.
Từ năm 1998, sau khi có định hướng tới một Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam áp dụng toàn bộ các chú giải phần, chương, mục của Danh mục HS vào Danh mục biểu thuế xuất khẩu và nhập khẩu ưu đãi Việt Nam, tuy nhiên khi ấy vẫn chưa hoàn toàn tuân thủ theo HS. Hai quyết định số 1802/1998/QĐ-BTC và 1803/1998/QĐ-BTC được ban hành đính kèm với Biểu thuế xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Theo đó, có 6 nhóm hàng chịu thuế xuất khẩu với mức thuế suất dàn trải từ 1% đến 45%. Biểu thuế nhập khẩu khi ấy có 28 mức thuế suất, giảm từ 34 mức thuế suất so với Danh mục trước đó. Danh mục và tên hàng hóa khi ấy đã tuân thủ các quy định của HS nhưng lại chưa hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc phân loại chương và nhóm hàng.
Đầu năm 2002, Hải quan Việt Nam bắt đầu xây dựng những Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa đầu tiên để phục vụ cho công tác tại các đơn vị cơ sở. Sau một năm xây dựng, tới tháng 9/2003, Bộ tài chính đã ban hành Biểu thuế nhập khẩu và xuất khẩu tuân thủ hoàn toàn HS 2002 cũng như AHTN 2002 về cả danh mục lẫn nguyên tắc phân loại. Dù vậy, biểu thuế này vẫn quy định mức thuế suất riêng cho một số mặt hàng tại danh mục số 2. Mức thuế suất tại biểu thuế lần này được điều chỉnh phù hợp hơn và số lượng giảm chỉ còn 19 mức. Năm 2007 và 2011, Bộ Tài chính ra các quyết định, thông tư ban hành danh mục hàng hóa XNK số 107/2007/QĐ-BTC ngày 25/12/2007 và số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 nhưng khơng có nhiều thay đổi lớn.
Hiện tại, danh mục hàng hóa XNK Việt Nam bản mới nhất đang được sử dụng tại Chi cục Hải quan Tây Trang là bản được đính kèm theo thơng tư 103/2015/TT- BTC được ban hành ngày 1/7/2015. Cho tới danh mục này thì đã hài hịa với
AHTN, đã tổng hợp những mặt hàng chịu thuế suất đặc biệt ở mục số 2 vào danh mục chung, tiếp tục chọn lọc để định hướng luồng vốn đầu tư đúng hướng cho Việt Nam. Bộ Tài chính đang thực hiện kế hoạch xây dựng Danh mục hàng hóa XNK 2017, dự kiến ban hành vào tháng 7/2017 và có hiệu lực từ tháng 1/2018.
Về danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam
Thơng tư 103/2015/TT-BTC nói trên cũng ban hành kèm theo Bản Phụ lục sáu quy tắc tổng qt giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Bên cạnh các quy tắc này, ở đầu các phần, chương của Danh mục cịn có các chú giải bắt buộc. Danh mục hàng hóa chi tiết gồm 21 phần, 97 chương (trong đó có chương 77 để dự phịng), các nhóm, phân nhóm và chi tiết các mặt hàng, được chia làm 3 cột. Ngồi ra danh mục hàng hóa cũng có 3 cột bằng tiếng Anh là bản gốc AHTN.
Bảng 2.1 Trích đoạn danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2015
Mã hàng Tên gọi, mơ tả hàng hóa Đơn vị tính
11.01 Bột mì hoặc bột meslin.
1101.00.10 - Bột mì Kg
1101.00.20 - Bột meslin Kg
28.01 Flo, clo, brom và iot.
2801.10.00 - Clo kg
7008.00.00 Kính dùng làm tường ngăn nhiều lớp. kg
84.81 Vòi, van và các thiết bị tương tự dùng cho đường ống, thân nồi hơi, bể chứa
8481.80 - Thiết bị khác:
- - Van dùng cho săm:
8481.80.11 - - - Bằng đồng hay hợp kim đồng chiếc - - - - Loại dung tích xi lanh trên 3.000 cc:
(Nguồn: Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2015)
Trong mã hàng, 4 chữ số đầu là mã hiệu nhóm hàng, 2 chữ số tiếp theo là mã hiệu phân nhóm 6 số, 2 chữ số cuối là mã hiệu phân nhóm 8 số. Các phần này được ngăn tách bởi dấu chấm.
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam 2015 là cơ sở cho việc xây dựng biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi,… cũng như phân loại hàng hóa XNK hoặc liên quan đến hoạt động XNK phục vụ cho quá trình thống kê, quản
lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại hoặc các lĩnh vực khác. Việc hiểu rõ cấu trúc để áp dụng danh mục này là điều cực kì quan trọng trong quá trình thực hiện các