2.2 Thực trạng thực hiện hiện đại hóa hải quan tại Chi cục Hải quan
2.2.3 Thực hiện đơn giản hóa và hài hịa hóa thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan được định nghĩa là các hoạt động mà các bên liên quan và hải quan phải thực hiện để đảm bảo tuân thủ Luật Hải quan (Tổ chức Hải quan Thế giới, 1999). Các thủ tục hải quan chính gồm: khai báo về tình hình đối tượng XNK, xuất nhập cảnh; đưa đối tượng tới địa điểm vào thời gian quy định để kiểm tra; chấp hành quyết định của Hải quan. Có hai hình thức thủ tục là thủ cơng và điện tử.
2.2.3.1 Thực trạng đơn giản hóa quy trình thủ tục hải quan thủ cơng
Thủ tục hải quan thủ cơng có thay đổi từ năm 1994 khi chuyển từ cơ chế nhiều cửa sang cơ chế một cửa. Nếu thực hiện cơ chế nhiều cửa, với một lơ hàng XNK, chủ hàng sẽ phải đến Phịng Giám sát quản lý tại Cục Hải quan Điện Biên để đăng kí tờ khai; sau đó phải mang tờ khai đến Cửa khẩu Tây Trang để đăng kí kiểm tra thực tế rồi quay lại Cục để tính thuế và khi có thơng báo thuế, chủ hàng mới có thể giải phóng hàng bằng việc mang hồ sơ đến kho bãi. Với cơ chế một cửa, các hoạt động trên đều có thể thực hiện được ở Chi cục, thậm chí ở các cửa khẩu nhỏ trực
thuộc Chi cục như đơn vị Huổi Puốc cũng có các đội nghiệp vụ thực hiện được hầu hết các thủ tục thông quan trên. Các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đi lại, đơn vị hải quan khơng phải thơng báo cho doanh nghiệp nhiều lần mà thực hiện các hoạt động nội bộ hết rồi mới trả kết quả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình thay đổi này vẫn cịn một số bất cập như giải phóng hàng chậm (vài ngày), địa điểm làm thủ tục ở nơi hẻo lánh, khó đi lại, gây khó khăn cho doanh nghiệp, hoặc cũng có trường hợp doanh nghiệp phàn nàn vì phải đưa cán bộ hải quan đi kiểm tra thực tế hàng hóa. Cho tới nhiều năm sau đó, hệ thống văn bản pháp luật vẫn cịn chồng chéo và quá nhiều, dẫn tới sự lúng túng trong khâu áp dụng các thủ tục hải quan của các cán bộ tại Tây Trang.
Trong quá trình cải cách, hiện đại hoá, hải quan đã thực hiện nhiều biện pháp đơn giản hố thủ tục theo Cơng ước Kyoto và phiên bản sửa đổi của Công ước này (1999), như quy định chủ hàng tự khai, tự tính, tự nộp thuế, kiểm tra sau thơng quan, thơng tin tình báo, QLRR, quy trình thủ tục dành cho hàng hố chuyển phát nhanh, chuẩn bị áp dụng chế độ hàng hoá tạm quản, áp dụng khai báo điện tử,...
Về mặt phân luồng khi làm thủ tục hải quan
Chi cục Tây Trang thực hiện việc phân luồng hàng hóa dựa trên q trình chấp hành pháp luật hải quan của người khai hải quan và một số tiêu chí liên quan khác. Hiện tại, Chi cục khơng bố trí cơ sở vật chất riêng cho việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ của hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ ASEAN cũng như không mặc định phân luồng xanh khi chủ hàng khai là hàng hóa có xuất xứ ASEAN. Các mức phân luồng hàng hóa được chia ra như sau:
Một là luồng xanh: các doanh nghiệp có ít động cơ bn lậu với những hàng hóa
ít có khả năng trốn thuế, đặc biệt là các mặt hàng loại gia công xuất khẩu, liên doanh đầu tư. Những mặt hàng được phân vào luồng xanh sẽ có thủ tục thơng quan rất nhanh nên Chi cục Hải quan Tây Trang luôn đề ra mục tiêu phấn đấu để đạt được 60-70% hàng hóa được phân vào luồng này.
Hai là luồng vàng: các doanh nghiệp và hàng hóa có thể có gian lận thương mại,
được kiểm tra kĩ hơn với tỉ lệ cao hơn, mất nhiều thời gian hơn và có khoảng 20- 30% số hàng hóa làm thủ tục ở Tây Trang được phân vào luồng này.
Ba là luồng đỏ: là những hàng hóa có nghi ngờ, cần phải kiểm tra trực tiếp. Những trường hợp này chiếm khoảng 10% số lượng hàng hóa. Hoạt động kiểm tra sẽ được thực hiện thận trọng và chi tiết vì đây là những hàng hóa có khả năng bn lậu, gian lận thương mại cao. Thời gian làm thủ tục có thể kéo dài nhiều ngày.
Thủ tục phân loại thủ cơng này cũng có những kết quả tích cực như có thể giải phóng hàng hóa, thơng quan trong vịng vài giờ, trừ trường hợp luồng đỏ. Sau khi áp dụng hệ thống quản lý điện tử và cơng nghệ thơng tin thì thời gian cịn được rút ngắn hơn. Đây là một trong những cải cách thành công của Chi cục Hải quan Tây Trang vì thực tế cho thấy việc đi lại làm thủ tục ở địa phương rất khó khăn nên nhiều doanh nghiệp thường ngại công tác này, dễ dẫn đến nhiều tốn kém, sai trái.
Về cải cách thủ tục hành chính
Thực hiện yêu cầu từ Chính phủ, Bộ Tài chính đã tích cực cải cách thủ tục hành chính, biến ngành Thuế và Hải quan vốn là những ngành có nhiều tiếng xấu về thủ tục rườm rà trở thành đơn vị đi đầu trong phong trào cải cách hành chính. Tổng kết năm 2015, Bộ Tài chính gửi Văn phịng Chính phủ Cơng văn 19723/BTC-TCT báo cáo về kết quả thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính các ngành, trong đó có ngành Hải quan. Tổng cục Hải quan đã rà sốt và chuẩn hóa bộ thủ tục hải quan cụ thể gồm 23 thủ tục mới; thay thế 128 thủ tục; bãi bỏ 84 thủ tục; giữ nguyên 13 thủ tục. Đã thực hiện rà sốt đối với 4 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa XNK nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hải quan (Thời báo tài chính Việt Nam, 2016a). Những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính này qua mỗi năm đều được cập nhật kịp thời tới những Chi cục nhỏ như Tây Trang, đảm bảo các cán bộ, viên chức Hải quan Tây Trang kịp thời làm quen với những thủ tục mới và hướng dẫn được cho người dân, doanh nghiệp để cải thiện hình ảnh của Chi cục và của cả ngành Hải quan.
Về mức phí hải quan
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện q cảnh thay thế cho Thông tư số 172/2010/TT-BTC và một phần Điều 45 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 nhằm hiện đại hóa thủ tục thu phí hải quan. Những điểm mới của thông tư này là về đối tượng áp dụng, mức thu; các
trường hợp miễn thu phí, lệ phí; cách thức nộp phí, lệ phí;… Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, những điểm mới được cụ thể như sau (Hải quan Việt Nam, 2017):
Thứ nhất, mức thu và đối tượng áp dụng
Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng được miễn phí theo quy định cũ, từ 1/1/2017 sẽ phải nộp phí hải quan là 20.000 đồng/tờ khai.
Bổ sung cụ thể phí đối với đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và phí đối với hàng, phương tiện quá cảnh, đồng thời lệ phí quá cảnh đối với phương tiện vận tải sẽ được áp dụng theo đầu phương tiện vận tải thay thế cho quy định cũ áp dụng theo tờ khai, với mức cụ thể như sau:
Bảng 2.4 Biểu mức thu phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện q cảnh
STT Nội dung thu Mức thu
1 Phí hải quan đăng ký tờ khai 20.000 đồng/tờ khai
2
Phí hải quan kiểm tra giám sát, hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
200.000 đồng/01 đơn
3 Lệ phí q cảnh đối với hàng hóa 200.000 đồng/tờ khai 4 Lệ phí đối với phương tiện quá cảnh đường bộ
(gồm: ô tô, đầu kéo, máy kéo)
200.000 đồng/phương tiện
5 Lệ phí đối với phương tiện quá cảnh đường thủy (gồm: tàu, ca nô, đầu kéo, xà lan)
500.000 đồng/phương tiện
(Nguồn: Thông tư số 274/2016/TT-BTC) Thứ hai, các trường hợp chỉ thu phí một lần bao gồm: hàng tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập; hàng gửi kho ngoại quan khi nhập kho; hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh khi nhập cảnh.
Thứ ba, các trường hợp miễn thu phí, lệ phí bao gồm hàng viện trợ; quà tặng cho
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân được miễn thuế trong định mức theo quy định; quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy chế miễn trừ ngoại giao; hành lý mang theo người; hàng bưu phẩm, bưu kiện được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành; hàng hóa XNK gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có
số tiền thuế phải nộp dưới 100.000 đồng Việt Nam; hàng hóa XNK có trị giá hải quan dưới 500.000 đồng hoặc có tổng số tiền thuế phải nộp dưới mức 50.000 đồng cho một lần xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới trong định mức theo quy định; phương tiện vận tải thường xuyên qua lại biên giới được quản lý theo phương thức mở sổ theo dõi, khơng quản lý bằng tờ khai; hàng hóa, phương tiện quá cảnh được miễn theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc cam kết của Chính phủ Việt Nam.
Thứ tư, cách thức nộp phí. Người nộp phí, lệ phí có thể nộp từng lần hoặc nộp
theo tháng (tuy nhiên phải báo trước).
Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp tiền mặt trực tiếp chơ cơ quan hải quan hoặc chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc tài khoản của Chi cục được ủy nhiệm thu tại ngân hàng thương mại.
Chi cục Hải quan Tây Trang đã thực hiện nghiêm chỉnh quy định bãi bỏ nhiều loại phí, tính lại mức phí để phù hợp với thơng lệ của khu vực và quốc tế và áp dụng phù hợp Thơng tư đã ban hành. Hình thức nộp phí chủ yếu ở Tây Trang vẫn là theo lần và trực tiếp. Nguyên nhân là do vùng Tây Trang nằm cách xa trung tâm dân cư nên khó thuận tiện cho việc sử dụng ngân hàng hay kho bạc để nộp tiền, các doanh nghiệp ở đây vẫn ưa chuộng hình thức nộp tiền trực tiếp tại cửa khẩu hơn.
Trên thực tế, Chi cục đã thu được khá nhiều tiền phí, lệ phí, chủ yếu là lệ phí làm thủ tục hải quan và lệ phí quá cảnh. Biểu đồ dưới đây thể hiện mức thu lệ phí và phí khác trong giai đoạn 2008-2016 ở Chi cục Hải quan Tây Trang.
Hình 2.4 Tình hình thu phí tại Chi cục Tây Trang giai đoạn 2008-2016
(đon vị: triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm Chi cục Hải quan Tây Trang 2008-2016)
Mức lệ phí hải quan thu được các năm ở Tây Trang không phải là quá lớn, chỉ bằng khoảng 5% so với mức thu thuế nhập khẩu. Tỉ lệ tăng giảm của mức lệ phí theo từng năm cũng tương ứng với kim ngạch XNK. Nhìn chung, về vấn đề thu lệ phí hải quan, Chi cục Tây Trang vẫn đang thực hiện tốt theo quy định pháp luật của Việt Nam, khơng gặp khó khăn gì lớn, đặc biệt là trong việc kiểm tra lệ phí vì hầu hết các doanh nghiệp nộp lệ phí trực tiếp tại Chi cục.
2.2.3.2 Xây dựng hải quan điện tử và áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan
Liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, Hải quan Việt Nam đã bắt đầu áp dụng mơ hình dữ liệu chuẩn của WCO phục vụ xác định trị giá hải quan theo Hiệp định ACV. Đồng thời, trang website Hải quan Việt Nam ngày càng được hoàn thiện cùng với phiên bản tiếng Anh nhằm đáp ứng yêu cầu của WTO về minh bạch, cơng khai thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Chương trình thí điểm thủ tục hải quan điện tử đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện từ năm 2005. Sau hai giai đoạn thí điểm, Chi cục Hải quan Tây Trang đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hải quan như: xây dựng hệ thống lập và xử lý dữ liệu tờ khai hải quan, từng bước hình thành hệ thống đăng ký
60,5 37,6 29,5 41,7 26,4 38,4 68,9 62,7 45,8 10,5 0,5 1,6 3,5 12,6 9 5,5 13,5 39,2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Lệ phí Phí khác
các tờ khai điện tử, tin học hóa hệ thống quản lý và kiểm tra thuế hải quan. Tới thời điểm hiện tại, ngoại trừ thủ tục liên quan đến nộp thuế, thanh tốn phí thì Chi cục Hải quan Tây Trang đều đã áp dụng nhuần nhuyễn ứng dụng cơng nghệ thơng tin để hiện đại hóa thủ tục hải quan, điển hình là việc sử dụng hệ thống VNACCS/VCIS tích hợp vào hải quan điện tử eCustom.
Hệ thống VNACCS/VCIS
Hệ thống đã trải qua quá trình chuẩn bị từ năm 2011, chạy thử từ tháng 11/2013, bắt buộc áp dụng chính thức từ đầu tháng 4/2014, bao gồm 2 module:
Hệ thống thông quan hàng hóa tự động (Vietnam Automated Cargo Clearance System-VNACCS), sử dụng để thơng quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hệ thống thơng tin tình báo Hải quan Việt Nam (Vietnam Customs Intelligence Information System - VCIS), hoạt động trao đổi thông tin để ngăn chặn và trấn áp các hoạt động buôn lậu, vận chuyển ma tuý và các hành vi gian lận hải quan đã được triển khai giữa các cơ quan hải quan các nước thành viên.
VNACCS/VCIS là kết quả của hợp tác giữa Việt Nam với Nhật Bản, được Chính phủ Nhật Bản viện trợ khơng hồn lại và cung cấp các chuyên gia hỗ trợ kĩ thuật thời gian đầu khởi chạy. Hệ thống này đưa hầu hết các thủ tục hải quan từ thủ công lên điện tử, bao gồm khai báo điện tử, hóa đơn điện tử, thanh tốn điện tử, C/O điện tử, phân luồng tự động, QLRR, thông quan, giám sát và kiểm sốt hàng hóa,…Việc sử dụng phần mềm này tương đối phức tạp cho người mới vì phải nhớ hoặc tra mã nghiệp vụ. Đây là chương trình cải cách hiện đại hóa lớn chưa từng có trong lịch sử ngành Hải quan, huy động nhân lực từ cả trong ngành và doanh nghiệp.
Qua nhiều năm đàm phán, xây dựng và đào tạo thử nghiệm chương trình, với sự tham gia cán bộ nhân viên Chi cục Tây Trang cùng toàn bộ các doanh nghiệp XNK ở tỉnh Điện Biên, hệ thống VNACCS/VCIS được sử dụng tại Hải quan Tây Trang cho thấy các ưu điểm nổi trội như:
Thứ nhất, tốc độ thông quan rất nhanh: nếu với thủ tục thủ cơng có thể mất cả
tiếng đồng hồ cho hàng hóa được phân vào luồng xanh, hay có thể cả ngày cho hàng hóa phân luồng vàng thì với hệ thống này, thời gian thông quan chỉ mất 1-3 giây cho mỗi hoạt động. Như vậy, nếu một doanh nghiệp ưu tiên thực hiện thơng quan
hàng hóa thì kể từ lúc nộp tờ khai hải quan đến lúc nhận được kết quả phân luồng xanh chỉ mất từ vài giây đến một phút. Với luồng vàng và luồng đỏ thì vẫn phụ thuộc vào thời gian kiểm tra hồ sơ, nhưng nhìn chung vẫn có cải tiến đáng kể về tốc độ thông quan, giúp tiết kiệm thời gian cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp. Hơn nữa, với tỉ lệ hàng hóa được phân vào luồng xanh đạt 70% như ở Tây Trang thì tổng thể thời gian thơng quan cịn rất ngắn so với việc chỉ dùng thủ tục thủ công.
Thứ hai, hạn chế được hồ sơ giấy: hệ thống có sự kết nối với nhiều Bộ, Ngành.
Thay vì việc tới nhiều cơ quan khác nhau để làm hồ sơ thì doanh nghiệp bây giờ chỉ cần tự gửi hồ sơ ở công ty; và nếu được phân luồng xanh, thậm chí doanh nghiệp cịn khơng cần phải ra cơ quan hải quan lấy hồ sơ mà có thể ra ln cửa khẩu lấy hàng. Ví dụ với những mặt hàng tại cửa khẩu Huổi Puốc thuộc Chi cục Tây Trang,