2.3 Đánh giá việc thực hiện hiện đại hóa hải quan tại Chi cục Hả
2.3.1 Những điểm đã đạt được khi thực hiện hiện đại hóa hải quan
Về thực hiện q trình hồn thiện khn khổ pháp lý
Chi cục Hải quan Tây Trang về cơ bản đã thực hiện đầy đủ, đúng quy trình theo các văn bản quy định, hướng dẫn của Chính phủ về cơng tác hải quan. Các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và thay thế theo hướng
đơn giản hóa, phù hợp với tiêu chuẩn chung và kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới. Nhiều hiệp định, công ước quốc tế về hải quan đã được nội luật hóa như Cơng ước Kyoto sửa đổi về đơn giản hóa, hài hịa hóa thủ tục hải quan, Cơng ước HS, Hiệp định ACV. Quy trình cơng khai, rõ ràng và tiện lợi cho doanh nghiệp khi phân tách nhiệm vụ, trách nhiệm của từng đơn vị chức năng một cách tương đối cụ thể. Việc ban hành Luật Hải quan số 54/2014/QH13 năm 2014 đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất và đánh dấu bước hồn thiện khn khổ pháp luật cho các hoạt động hải quan.
Về thực hiện thống nhất phương pháp xác định trị giá tính thuế hải quan
Chi cục thực hiện nghiêm túc các phương pháp xác định trị giá tính thuế hải quan, tăng cường chống gian lận khi khai báo trị giá tính thuế. Việc tuân thủ phương pháp xác định trị giá tính thuế hải quan một cách thống nhất tạo sự minh bạch và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. Từ đó, cơng tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh được đảm bảo thực hiện, tạo môi trường đầu tư thu hút doanh nghiệp. Các quy định về trị giá hải quan cũng đã tạo nên hệ thống xác định trị giá tính thuế tuân thủ theo chuẩn mực hiện đại của thế giới, thúc đẩy sự tự nguyện tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, giảm tình trạng gian lận qua trị giá.
Về áp dụng danh mục biểu thuế hài hòa thống nhất
Việt Nam đã liên tục sửa đổi biểu thuế để có sự hài hịa, thống nhất với thế giới và phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội. Hiện nay, biểu thuế nước ta tuân thủ hoàn tồn theo Cơng ước HS, là minh chứng cho những nỗ lực hội nhập về mặt quản lý hải quan của nước ta.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 có hiệu lực từ tháng 9/2016 đã có những chỉnh sửa về biểu thuế để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Chi cục Hải quan Tây Trang đã áp dụng đầy đủ, chính xác các quy định về biểu thuế theo quy định của Nhà nước và tích cực trong cơng tác phổ biến văn bản pháp luật, hỗ trợ thông tin kịp thời trước những thắc mắc của doanh nghiệp; nhờ đó, cơng tác thu thuế được thực hiện ổn định và hợp lý.
Về thực hiện đơn giản hóa và hài hịa hóa thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Tây Trang ngày càng được cải thiện theo hướng giảm dần những bước không cần thiết, trùng lặp và bám sát những quy định của ASEAN, đảm bảo thực hiện đúng theo những văn bản hướng dẫn từ Tổng cục
Hải quan, đáp ứng sự coi trọng, quan tâm của các cấp lãnh đạo. Quy trình thủ tục hiện nay ở Chi cục Tây Trang đã rất sát với quy trình chuẩn của WCO. Nhờ có sự hỗ trợ của cơng nghệ thông tin mà những thủ tục thủ công đã đạt được nhiều thành tựu như rút ngắn thời gian thơng quan, giảm chi phí và tỉ lệ kiểm tra thực tế, giảm phàn nàn từ doanh nghiệp đối với việc giải đáp thắc mắc và thái độ, phong cách làm việc của cán bộ hải quan tại Chi cục. Đặc biệt, cơng tác hiện đại hóa thủ tục hành chính hải quan đã được Chính phủ biểu dương là một trong những cơng tác hiệu quả và đi đầu trong phong trào cải cách thủ tục hành chính cơng trên cả nước.
Hải quan điện tử giảm đáng kể thời gian làm thủ tục, từ 7-8 giờ xuống còn vài phút với luồng xanh, giảm tối đa giấy tờ nộp cho cơ quan hải quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đội ngũ cán bộ hải quan tại Chi cục đã quen thuộc với môi trường điện tử và thủ tục hải quan điện tử. Việc áp dụng Hải quan điện tử và công nghệ thông tin đã cho thấy hiệu quả trong tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực của Chi cục Hải quan Tây Trang cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Kết quả đạt được nói trên đã khẳng định những nỗ lực của cơ quan quản lý trong hoạch định chính sách và năng lực của đội ngũ cán bộ tại Chi cục Tây Trang.
Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia
Cơ chế một cửa quốc gia đã được triển khai kịp thời, nhanh chóng tại Chi cục Hải quan Tây Trang theo yêu cầu từ các cấp quản lý. Cùng với hải quan điện tử, cơ chế NSW là giải pháp hữu ích, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế phục vụ quá trình giảm thiểu thời gian thơng quan hàng hóa. ASEAN cũng đang đẩy mạnh Cơ chế ASW với yêu cầu thực hiện đúng lộ trình của từng nước thành viên, khiến mọi Chi cục Hải quan trong nước đều phải phối hợp với doanh nghiệp để thực hiện tốt Cơ chế NSW. Hiện nay, cơ chế NSW đã đạt được những hiệu quả nhất định khi kết hợp với hệ thống VNACCS để giảm thời gian thông quan.
Về cơng tác phịng chống bn lậu, gian lận thương mại
Về cơ bản, Chi cục đã kiểm soát được những nguy cơ gian lận về hoàn thuế, gian lận về trị giá, xuất xứ hàng hóa, hàng giả, giấu hàng cấm,... Đến thời điểm hiện tại, các biện pháp kiểm soát rủi ro và kiểm tra sau thông quan vẫn đang được áp dụng, đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả. Nhờ hoạt động KTSTQ, khả năng phòng
ngừa và răn đe hành vi trốn thuế đạt hiệu quả rõ rệt, đội ngũ cán bộ công chức dần hồn thiện chun mơn nghiệp vụ, tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức; thực hiện tốt công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành của doanh nghiệp.
2.3.2 Những khó khăn, hạn chế của Chi cục trong quá trình thực hiện hiện đại hóa hải quan
Về thực hiện q trình hồn thiện khuôn khổ pháp lý
Thực tiễn cho thấy khuôn khổ pháp lý của nước ta vẫn còn nhiều văn bản pháp luật chồng chéo, vẫn tồn tại độ trễ trong nội luật hóa các chuẩn mực từ điều ước quốc tế nói chung và những quy định thống nhất trong ASEAN nói riêng. Gần đây nhất là văn bản nội luật hóa biểu thuế hài hòa ASEAN, dù được chính phủ phê duyệt từ cuối năm 2016 nhưng cũng phải mất tới hơn một năm để văn bản chính thức được áp dụng. Bên cạnh đó là độ trễ trong việc triển khai thực hiện đến Chi cục Hải quan, trong hỗ trợ thông tin và hướng dẫn tới doanh nghiệp.
Các văn bản hướng dẫn từ cấp trên tới Chi cục Hải quan dù đáp ứng tình hình thực tiễn, nhưng lại chỉ mang tính giải pháp tình thế, đơi khi gây ra sự mất ổn định và thống nhất. Sự thiếu cân bằng giữa tạo thuận lợi và kiểm soát, chưa tạo nền tảng pháp lý chuẩn mực để áp dụng quản lý hải quan hiện đại cũng là một trong những vấn đề còn gây nhức nhối. Thêm vào đó, với nguyên nhân là số lượng lớn những quy định của các Cơng ước, điều luật quốc tế có liên quan, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn cịn gặp khó khăn trong việc nội luật hóa tồn bộ các văn bản hướng dẫn, dẫn tới việc áp dụng đơi khi cịn gặp trục trặc tại Chi cục Tây Trang do không biết áp dụng văn bản nào.
Như vậy, khuôn khổ pháp lý vẫn cần tiếp tục cải cách, hoàn thiện để giảm bớt mức độ phức tạp và giảm độ trễ trong q trình nội luật hóa và đi vào thực hiện.
Về thực hiện thống nhất phương pháp xác định trị giá tính thuế hải quan
Việc khai báo trị giá tính thuế tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Tây Trang vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Ý thức của nhiều doanh nghiệp XNK về nghĩa vụ thuế chưa đủ cao để áp dụng phương pháp khai báo theo trị giá giao dịch. Khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý vẫn chưa đạt hiệu quả cao, nổi bật là việc thiếu thường xuyên trong cập nhật dữ liệu giá, trong khi chi cục thiếu cán bộ có
chun mơn sâu về thuế và các hình thức thanh tốn quốc tế. Trước nạn bn lậu đang có nhiều diễn biến phức tạp, Chi cục Tây Trang đang cần nỗ lực hơn nữa trong hệ thống quản lý thông tin nội ngành, đặc biệt là liên kết với các Chi cục Hải quan khác trong tỉnh Điện Biên và tại các tỉnh lân cận. Cơng tác tham vấn trị giá tính thuế mang lại hiệu quả không cao do chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ. Công tác xác định trị giá tính thuế hải quan khi cịn nhiều lỗ hổng và bất cập sẽ dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước và làm mất cân bằng kinh tế - xã hội.
Về áp dụng danh mục biểu thuế hài hòa thống nhất
Việc áp dụng danh mục biểu thuế hài hịa thống nhất vẫn có độ trễ so với quy định chung của khu vực. Độ trễ không chỉ ở khâu thông qua và ban hành các nghị định mới, mà còn ở khâu đi vào thực hiện và phổ biến cho các doanh nghiệp nắm rõ để tuân thủ.
Về bản thân biểu thuế, mức thuế suất còn cao với một vài mặt hàng như các mặt hàng ô tô, rượu bia, thuốc lá… khiến người nhập khẩu khơng có lợi nhuận hoặc rất ít, có thể hình thành thói quen cấu kết để gian lận thuế hoặc buôn lậu qua biên giới.
Sự thiếu thống nhất trong phân loại hàng hóa giữa doanh nghiệp và hải quan, hoặc giữa hải quan các địa phương và hải quan các nước trong khu vực ASEAN gây cản trở cho việc thông quan, trao đổi kinh tế. Việc phân loại thiếu thống nhất này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
Một là, có quá nhiều văn bản quy định biểu thuế và mơ tả hàng hóa chưa rõ ràng
dẫn tới áp dụng khơng chính xác tiêu chuẩn phân loại, các quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại
Hai là, dịch sai hoặc khơng rõ ý phần chú giải nhóm, phân nhóm, dịng thuế Ba là, các thuật ngữ chuyên môn phức tạp, thuật ngữ kỹ thuật gây khó khăn Bốn là, trình độ của người áp dụng người làm cơng tác phân loại cịn yếu, chưa
được phổ cập đào tạo, thiếu thông tin.
Tại Tây Trang, biểu thuế được tuân thủ hoàn toàn dựa trên AHTN từ sau năm 2006. Phần lớn sai sót xảy ra vì ngun nhân thứ hai và thứ ba. Với khu vực địa bàn vùng sâu vùng xa cùng trình độ chun mơn của các cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế, Chi cục Hải quan Tây Trang từng gặp nhiều khó khăn trong cơng việc phân loại hàng hóa. Việc đào tạo nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức để thực hiện tốt những
nghiệp vụ chuyên ngành cũng là một trong những vấn đề cấp thiết nhằm tiến tới hiện đại hóa hải quan trong bối cảnh hội nhập AEC.
Về thực hiện đơn giản hóa và hài hịa hóa thủ tục hải quan
Tổng cục Hải quan thống kê được 344 văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa XNK tính đến 30/06/2016 (Báo Hải quan Điện tử, 2016a). Con số này cho thấy doanh nghiệp sẽ ít nhiều gặp khó khăn với các thủ tục chuyên ngành, kéo dài thời gian và thậm chí có thể gây ứ đọng hàng hóa trong công tác hải quan. Nhiều cơng tác kiểm tra cịn chồng chéo, trùng lặp không cần thiết hoặc gây ra tình trạng bỏ sót các vi phạm. Bên cạnh đó, nhiều ngành liên quan cịn áp dụng thủ tục thủ cơng, chưa áp dụng các phương thức QLRR và KTSTQ khi kiểm tra. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác hải quan của Chi cục Hải quan Tây Trang và nhiều Chi cục khác.
Các điểm cịn tồn tại với thủ tục thủ cơng: thủ tục thông quan hầu hết vẫn được
thực hiện thủ công, số lượng giấy tờ cần cho một lô hàng XNK vẫn cịn q nhiều, chưa triển khai được kiểm hóa hộ tại cửa khẩu gây tốn kém cho doanh nghiệp, khâu nghiệp vụ về giải tỏa cưỡng chế thuế còn yếu, yếu kém về ngoại ngữ và tin học.
Các điểm cịn tồn tại với thủ tục điện tử: Hình thức khai báo điện tử tại chi cục
bộc lộ khó khăn trong việc kiểm sốt các sai sót so với hình thức khai báo trực tiếp với nhân viên hải quan. Nếu việc phát hiện sai sót này chậm trễ sẽ dẫn đến nhiều thiệt hại khơng đáng có cho chủ hàng. Việc tồn tại song song phương thức thủ công và phương thức điện tử tại chi cục cũng gây nên tình trạng chồng chéo, phức tạp - nghĩa là vấn đề áp dụng công nghệ thông tin vào hải quan vẫn chưa triệt để.
Hệ thống các văn bản xử phạt vẫn chưa thống nhất với quy định của hải quan điện tử, cùng những khác biệt trong chính sách quản lý và nghiệp vụ QLRR giữa hải quan điện tử và hải quan truyền thống đã gây nên nhiều lúng túng, khó khăn cho chính cán bộ hải quan tại Tây Trang. Công tác chỉ đạo điều hành từ đó bị trì trệ, khơng theo lộ trình: đơi khi thời gian triển khai bị kéo dài dẫn tới chậm so với quy định nhà nước, đôi khi thời gian triển khai quá gấp gáp.
Bên cạnh đó là cơ sở vật chất và nguồn nhân lực vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của hải quan điện tử và những ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Do vị trí địa lý ở vùng xa xơi, Chi cục Hải quan Tây Trang vẫn cịn nhiều khó khăn trong hệ thống
máy tính, hệ thống thơng tin liên lạc và hạn chế nguồn nhân lực mới nhanh nhạy với công nghệ. Việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ được thực hiện thường xuyên nhưng vẫn chậm trễ so với yêu cầu của sự phát triển.
Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia
Cơ chế NSW tại Chi cục Hải quan Tây Trang vẫn gặp phải một số khó khăn do cơ sở pháp lý vẫn chưa hoàn toàn đồng bộ và thiếu sự liên kết giữa các bộ ngành. Sự chủ động nhận biết và hợp tác của một số doanh nghiệp tại Điện Biên còn yếu kém, khiến công tác triển khai hệ thống NSW cịn bị trì trệ.
Về cơng tác phịng chống bn lậu, gian lận thương mại
Chi cục KTSTQ có quan hệ phối hợp với những cơ quan như Chi cục Hải quan Tây Trang. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy công tác chia sẻ thông tin, tham mưu và cùng đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn đọng giữa hai cơ quan này còn chưa phát huy hiệu quả.
Mặc dù liên tục có những sửa đổi tích cực trong văn bản pháp luật và cơ cấu tổ chức Chi cục KTSTQ, nhưng thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để KTSTQ hỗ trợ đắc lực hơn cho hoạt động của Chi cục Hải quan. Cụ thể, bản thân việc KTSTQ thường xuyên gặp khó khăn do chỉ được triển khai chủ yếu ở trụ sở cơ quan hải quan. Đơn thuần căn cứ vào hồ sơ để chứng minh sai phạm, đặc biệt là khai báo trị giá hải quan, việc áp dụng mã tính thuế, chứng từ liên quan hợp đồng thương mại đã ký kết mà khơng có tài liệu kế tốn của doanh nghiệp cũng làm giảm tỷ lệ phát hiện sai phạm. Lực lượng thực hiện cơng tác KTSTQ cịn mỏng so với khối lượng hồ sơ cần kiểm tra và thời gian tối đa cho phép thực hiện KTSTQ.
Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan chưa hồn thiện theo hướng tiếp cận chuẩn mực quốc tế, tuy đã xem xét đến điều kiện đặc thù của Việt Nam. Cần quy định rõ hơn về lựa chọn đối tượng kiểm tra và quy trình thu tục, xử lý kết quả kiểm