kinh tế ASEAN
3.2.1 Quan điểm và mục tiêu của Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 2020
Ngày 25/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 448/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020. Đây là chiến lược tổng thể của Hải quan Việt Nam, mang tính bước ngoặt quan trọng và có sự đột phá về phương hướng để các cơ quan hải quan thực hiện theo. Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 được đề ra trong bối cảnh AEC đặt ra cho Hải quan Việt Nam những yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa một cách tồn diện. Chiến lược này đang được triển khai tại Chi cục Hải quan Tây Trang.
3.2.1.1 Quan điểm của Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020
Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 quán triệt bốn quan điểm (Hải quan Việt Nam, 2011):
Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tuân thủ các quy định
của pháp luật, lấy định hướng phát triển kinh tế- xã hội làm nền tảng trong khi thực hiện đúng những cam kết quốc tế mà nước ta là thành viên.
Như vậy, Chiến lược Phát triển Hải quan đề cao vai trị của cam kết quốc tế nói chung và những cam kết với ASEAN về hải quan nói riêng; đồng thời đề cao sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thể hiện tinh thần phát triển bền vững gắn bó với thể chế và vì quốc gia.
Thứ hai, tăng cường quản lý nhà nước về hải quan nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi
thương mại. Điều này giúp Nhà nước ta giữ vững vai trò định hướng, quản lý hoạt động hải quan nhưng không để hải quan trở thành rào cản thương mại, đi ngược lại các cam kết quốc tế và xu hướng tự do hóa khi hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
Thứ ba, trên cơ sở cải cách và hiện đại hóa hải quan, tăng cường đầu tư cho các
vùng trọng điểm nhưng vẫn đảm bảo sự cân đối hài hòa trong phát triển giữa các vùng. Thực hiện chiến lược lấy nội lực làm chủ yếu, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để làm động lực cho sự phát triển. Như vậy, ngành Hải quan sẽ chủ động,
tích cực trong cơng tác cải cách và hiện đại hóa hải quan, đáp ứng yêu cầu hội nhập AEC, và cũng tận dụng tối đa những thuận lợi có được từ AEC để hoàn thành yêu cầu ấy.
Thứ tư, ngành Hải quan là nòng cốt giám sát việc thực hiện của doanh nghiệp,
của nhân dân và kết hợp với các bộ, ngành liên quan khác để có sức mạnh chính trị tổng hợp. Quan điểm này phù hợp với thực tiễn đặt ra với Hải quan Việt Nam: để thực sự cải cách và hiện đại hóa, hải quan cần liên kết chặt chẽ với các cơ quan khác và cần sự đồng thuận, nhất trí cao đến từ doanh nghiệp - đối tượng mà hải quan làm việc cùng. Để sánh vai với các quốc gia trong khu vực, ngành Hải quan cần chủ động theo dõi tình hình tuân thủ của doanh nghiệp và phối kết hợp với các Bộ, ngành khác để kịp thời xử lý các vướng mắc, khó khăn.
3.2.1.2 Mục tiêu của Chiến lược phát triển Hải quan tới năm 2020
Chiến lược đưa ra năm mục tiêu chính trong phát triển hải quan tới năm 2020 (Hải quan Việt Nam, 2011).
Về hải quan nói chung, mục tiêu là xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại đến
năm 2020 với cơ chế đầy đủ, minh bạch, thủ tục đơn giản phù hợp với chuẩn mực quốc tế, có ứng dụng cơng nghệ thơng tin, QLRR đạt trình độ các nước Đơng Nam Á. Mục tiêu về hiện đại hóa hải quan tổng quát này bám sát tình hình hội nhập AEC tại nước ta.
Về thể chế: mục tiêu là hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo hướng hiện
đại, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế; đồng thời xây dựng hệ thống pháp luật Hải quan hiện đại gồm đầy đủ các quy định về thủ tục hải quan, chế độ quản lý hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, về quản lý thuế, kiểm soát biên giới, chế tài xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, về quyền hạn của cơ quan hải quan tương xứng với trách nhiệm thực thi pháp luật.
Về công tác nghiệp vụ hải quan: phấn đấu đến năm 2020, các thủ tục quản lý hải
quan đơn giản, hài hịa và tn thủ các chuẩn mực, thơng lệ quốc tế. Thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử tại các địa bàn trọng điểm.; áp dụng phương pháp QLRR một cách hệ thống trong các khâu nghiệp vụ hải quan; thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và tham gia Cơ chế một cửa ASEAN; đặt mục
tiêu hoạt động kiểm tra sau thơng quan đạt trình độ chuyên nghiệp; nâng cao trình độ quản lý thuế ngang tầm khu vực; nâng cao chất lượng công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại; mục tiêu cũng đã theo sát những chương trình trọng điểm về hiện đại hóa hải quan như QLRR, Cơ chế NSW, kiểm tra sau thông quan.
Về lực lượng hải quan, hướng đến xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, hoạt động
có hiệu quả, biết ứng dụng trang thiết bị hiện đại. Chiến lược cũng chỉ rõ lực lượng hải quan sẽ góp phần phát triển kinh tế, ổn định an ninh chính trị, bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội. Lực lượng hải quan là nòng cốt trong việc thực hiện mục tiêu hiện đại hóa hải quan theo chuẩn mực chung của ASEAN.
Về ứng dụng công nghệ thông tin: xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải
quan hiện đại, tập trung hóa xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức năng, nghiệp vụ hải quan điện tử; đảm bảo hệ thống công nghệ thơng tin đạt tiêu chuẩn an ninh, an tồn cao và quản lý theo hướng dịch vụ; xây dựng cổng thông tin điện tử kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan, thực hiện Cơ chế NSW và Cơ chế ASW ; đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời của số liệu thống kê nhà nước về hải quan để làm cơ sở cho việc theo dõi, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động khác phục vụ kịp thời cho công tác điều hành về các chính sách kinh tế, thương mại và thuế của các cơ quan nhà nước.
Chiến lược Phát triển Hải quan nêu rõ chỉ tiêu và lộ trình thực hiện cụ thể về thủ tục hải quan điện tử, Cơ chế NSW, thời gian thông quan hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa. Cụ thể là, đến 2020 có 100% các Cục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan, 100% các loại hình hải quan cơ bản, 90% kim ngạch xuất nhập khẩu, 80% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử; thời gian thơng quan hàng hóa bằng mức của các nước tiên tiến trong ASEAN vào năm 2020; giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế xuống 7%; 90% giấy phép xuất nhập khẩu được thực hiện qua Cơ chế NSW.
3.2.2 Mục tiêu và chỉ tiêu hiện đại hóa hải quan tại Chi cục Hải quan Tây Trang
Tổng cục Hải quan Việt Nam hiện nay mới ban hành 19 quyết định về kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan tại 19 tỉnh – thành trên cả nước, không bao gồm Điện Biên – Sơn La – Lai Châu. Tuy nhiên, Cục Hải quan Điện Biên cũng đã tự có mục tiêu cụ thể và rõ ràng để hướng tới cải cách, phát triển, hiện đại hóa
hải quan trong bối cảnh hội nhập AEC. Mục tiêu và chỉ tiêu này được áp dụng tại Chi cục Hải quan Tây Trang.
3.2.2.1 Các mục tiêu cụ thể để thực hiện hiện đại hóa hải quan
Mục tiêu chung của Chi cục là xây dựng cơ quan hải quan điện tử hiện đại với việc triển khai hiệu quả các chính sách của Nhà nước, thủ tục đơn giản đạt chuẩn mực khu vực và quốc tế trên nền tảng công nghệ thông tin và QLRR. Lực lượng hải quan tại chi cục được tổ chức một cách chuyên nghiệp, hoạt động liêm chính, làm chủ các thiết bị công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu của hội nhập. Việc hiện đại hóa hải quan tại Chi cục sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đầu tư và du lịch trên toàn tỉnh Điện Biên.
Thực hiện mục tiêu tổng quát nói trên, Chi cục Hải quan Tây Trang triển khai chín mục tiêu cụ thể như sau :
Một là, tham gia xây dựng, kiến nghị các cấp có thẩm quyền để hoàn hiện hệ
thống pháp luật về hải quan; tuyên truyền, triển khai, đánh giá quy trình triển khai pháp luật tại Chi cục.
Hai là, vận hành ổn định hệ thống VNACCS/VCIS, giảm tỉ lệ thủ tục, giấy tờ
thủ công, áp dụng QLRR, sử dụng thiết bị hiện đại để giám sát hải quan.
Ba là, hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế, đảm bảo công bằng, minh bạch.
Bốn là, chuyên nghiệp hóa và chun mơn hóa cơng tác KTSTQ, ứng dụng công
nghệ thông tin và nghiệp vụ kiểm tốn sau thơng quan.
Năm là, áp dụng đầy đủ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan.
Sáu là, xây dựng đội ngũ cán bộ Chi cục lành nghề, thành thạo nghiệp vụ, liêm
chính.
Bảy là, từng bước xây dựng website cho Chi cục và Cục, hội nhập vào hệ thống
hải quan điện tử trên cả nước.
Tám là, phát triển mối quan hệ giữa hải quan và doanh nghiệp, mối quan hệ giữa
Hải quan Việt Nam và Lào.
Chín là, đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị cho cán bộ công chức ở Tây Trang luôn
3.2.2.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu Chi cục đề ra
Một là, thủ tục hải quan điện tử “mọi nơi, mọi lúc, mọi phương tiện”. Người
khai báo hải quan có thể khai báo ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào.
Hai là, thời gian thông quan còn dưới 36 giờ với xuất khẩu, 41 giờ với nhập
khẩu.
Ba là, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 100% cấp độ 3 và 4 tùy thủ tục. Bốn là, phấn đấu đạt tỷ lệ phân luồng: luồng xanh tối thiểu 69%, luồng vàng tối
đa 25%, luồng đỏ tối đa 6%.
Năm là, sự hài lòng của doanh nghiệp ở các chỉ tiêu tiếp cận thông tin pháp luật,
thực hiện thủ tục hành chính, sự phục vụ của cơng chức, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, đạt 70%.