.4 Tình hình thu phí tại Chi cục Tây Trang giai đoạn 2008-2016

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng thực hiện hiện đại hóa hải quan tại chi cục hải quan tây trang – điện biên trong bối cạnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (Trang 50 - 56)

(đon vị: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm Chi cục Hải quan Tây Trang 2008-2016)

Mức lệ phí hải quan thu được các năm ở Tây Trang không phải là quá lớn, chỉ bằng khoảng 5% so với mức thu thuế nhập khẩu. Tỉ lệ tăng giảm của mức lệ phí theo từng năm cũng tương ứng với kim ngạch XNK. Nhìn chung, về vấn đề thu lệ phí hải quan, Chi cục Tây Trang vẫn đang thực hiện tốt theo quy định pháp luật của Việt Nam, khơng gặp khó khăn gì lớn, đặc biệt là trong việc kiểm tra lệ phí vì hầu hết các doanh nghiệp nộp lệ phí trực tiếp tại Chi cục.

2.2.3.2 Xây dựng hải quan điện tử và áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan

Liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, Hải quan Việt Nam đã bắt đầu áp dụng mơ hình dữ liệu chuẩn của WCO phục vụ xác định trị giá hải quan theo Hiệp định ACV. Đồng thời, trang website Hải quan Việt Nam ngày càng được hoàn thiện cùng với phiên bản tiếng Anh nhằm đáp ứng yêu cầu của WTO về minh bạch, cơng khai thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Chương trình thí điểm thủ tục hải quan điện tử đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện từ năm 2005. Sau hai giai đoạn thí điểm, Chi cục Hải quan Tây Trang đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hải quan như: xây dựng hệ thống lập và xử lý dữ liệu tờ khai hải quan, từng bước hình thành hệ thống đăng ký

60,5 37,6 29,5 41,7 26,4 38,4 68,9 62,7 45,8 10,5 0,5 1,6 3,5 12,6 9 5,5 13,5 39,2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Lệ phí Phí khác

các tờ khai điện tử, tin học hóa hệ thống quản lý và kiểm tra thuế hải quan. Tới thời điểm hiện tại, ngoại trừ thủ tục liên quan đến nộp thuế, thanh tốn phí thì Chi cục Hải quan Tây Trang đều đã áp dụng nhuần nhuyễn ứng dụng công nghệ thơng tin để hiện đại hóa thủ tục hải quan, điển hình là việc sử dụng hệ thống VNACCS/VCIS tích hợp vào hải quan điện tử eCustom.

Hệ thống VNACCS/VCIS

Hệ thống đã trải qua quá trình chuẩn bị từ năm 2011, chạy thử từ tháng 11/2013, bắt buộc áp dụng chính thức từ đầu tháng 4/2014, bao gồm 2 module:

Hệ thống thơng quan hàng hóa tự động (Vietnam Automated Cargo Clearance System-VNACCS), sử dụng để thơng quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Hệ thống thơng tin tình báo Hải quan Việt Nam (Vietnam Customs Intelligence Information System - VCIS), hoạt động trao đổi thông tin để ngăn chặn và trấn áp các hoạt động buôn lậu, vận chuyển ma tuý và các hành vi gian lận hải quan đã được triển khai giữa các cơ quan hải quan các nước thành viên.

VNACCS/VCIS là kết quả của hợp tác giữa Việt Nam với Nhật Bản, được Chính phủ Nhật Bản viện trợ khơng hồn lại và cung cấp các chuyên gia hỗ trợ kĩ thuật thời gian đầu khởi chạy. Hệ thống này đưa hầu hết các thủ tục hải quan từ thủ công lên điện tử, bao gồm khai báo điện tử, hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử, C/O điện tử, phân luồng tự động, QLRR, thông quan, giám sát và kiểm sốt hàng hóa,…Việc sử dụng phần mềm này tương đối phức tạp cho người mới vì phải nhớ hoặc tra mã nghiệp vụ. Đây là chương trình cải cách hiện đại hóa lớn chưa từng có trong lịch sử ngành Hải quan, huy động nhân lực từ cả trong ngành và doanh nghiệp.

Qua nhiều năm đàm phán, xây dựng và đào tạo thử nghiệm chương trình, với sự tham gia cán bộ nhân viên Chi cục Tây Trang cùng toàn bộ các doanh nghiệp XNK ở tỉnh Điện Biên, hệ thống VNACCS/VCIS được sử dụng tại Hải quan Tây Trang cho thấy các ưu điểm nổi trội như:

Thứ nhất, tốc độ thông quan rất nhanh: nếu với thủ tục thủ cơng có thể mất cả

tiếng đồng hồ cho hàng hóa được phân vào luồng xanh, hay có thể cả ngày cho hàng hóa phân luồng vàng thì với hệ thống này, thời gian thông quan chỉ mất 1-3 giây cho mỗi hoạt động. Như vậy, nếu một doanh nghiệp ưu tiên thực hiện thông quan

hàng hóa thì kể từ lúc nộp tờ khai hải quan đến lúc nhận được kết quả phân luồng xanh chỉ mất từ vài giây đến một phút. Với luồng vàng và luồng đỏ thì vẫn phụ thuộc vào thời gian kiểm tra hồ sơ, nhưng nhìn chung vẫn có cải tiến đáng kể về tốc độ thông quan, giúp tiết kiệm thời gian cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp. Hơn nữa, với tỉ lệ hàng hóa được phân vào luồng xanh đạt 70% như ở Tây Trang thì tổng thể thời gian thơng quan cịn rất ngắn so với việc chỉ dùng thủ tục thủ công.

Thứ hai, hạn chế được hồ sơ giấy: hệ thống có sự kết nối với nhiều Bộ, Ngành.

Thay vì việc tới nhiều cơ quan khác nhau để làm hồ sơ thì doanh nghiệp bây giờ chỉ cần tự gửi hồ sơ ở công ty; và nếu được phân luồng xanh, thậm chí doanh nghiệp cịn khơng cần phải ra cơ quan hải quan lấy hồ sơ mà có thể ra ln cửa khẩu lấy hàng. Ví dụ với những mặt hàng tại cửa khẩu Huổi Puốc thuộc Chi cục Tây Trang, doanh nghiệp có thể đến thẳng Huổi Puốc để lấy hàng. Với nơi địa hình hiểm trở như Tây Trang thì rút ngắn được quãng đường đi cũng đã tiết kiệm rất nhiều cho doanh nghiệp.

Thứ ba, không cần khai riêng tờ khai trị giá hải quan.

Thứ tư, giảm bớt nhiều loại hình xuất nhập khẩu: hệ thống đã được chuẩn hóa từ

khi được chính thức sử dụng năm 2014 nên hiện tại chỉ cịn khoảng 40 loại hình XNK thay vì hơn 200 như trước kia, giúp cho việc khai hải quan dễ dàng hơn.

Thứ năm, khơng phân biệt loại hình mậu dịch và phi mậu dịch

Thực tế qua thời gian đầu khởi chạy, những nhược điểm hay những vấn đề mà doanh nghiệp còn lo lắng về hệ thống này gồm có hai ý chính.

Thứ nhất là về tính ổn định của hệ thống. Các doanh nghiệp Điện Biên có bày tỏ

quan ngại về cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin của Hải quan Điện Biên nói chung và Tây Trang nói riêng. Tổng cục đã có văn bản trả lời, đảm bảo đã thiết lập các phương án dự phòng để hạn chế tối đa rủi ro khi gặp sự cố vận hành. Về kĩ thuật thì hệ thống được thiết kế bởi các kĩ sư người Nhật Bản với xác suất sự cố rất thấp, có được bảo hộ và dự phòng ở mọi thiết bị đảm bảo khi một phận bị hư hại thì sẽ khơng có sự ngắt quãng mà ngay lập tức có bộ phận chạy thay thế, đảm bảo sự thơng suốt. Ngồi ra, các chun gia Nhật Bản cũng đã dành một năm sau khi khởi chạy hệ thống để hỗ trợ kĩ thuật nên tới bây giờ, các doanh nghiệp đã có thể yên

tâm về chất lượng hệ thống. Bộ Tài chính cũng đã có văn bản hướng dẫn cán bộ hải quan thực hiện thủ tục thủ cơng ngay lập tức nếu xảy ra tình huống sập hệ thống.

Thứ hai là về chỉ tiêu thông tin tờ khai. Các doanh nghiệp cho rằng 133 chỉ tiêu

ở tờ khai nhập và 109 chỉ tiêu ở tờ khai xuất khẩu là quá nhiều so với trước kia chỉ có 33 chỉ tiêu. Tuy nhiên, cũng theo Tổng cục Hải quan, các chỉ tiêu này được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế của WCO và phù hợp với đặc thù của Việt Nam, đồng thời đã tổng hợp nhiều loại văn bản khác như tờ khai trị giá, hợp đồng thương mại,… vào một tờ khai điện tử duy nhất nên thực tế chênh lệch số lượng chỉ tiêu giữa việc sử dụng hệ thống này hay khơng là khơng nhiều. Ngồi ra, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng phải khai báo đủ 133 chỉ tiêu nên đây cũng không phải là vấn đề lớn.

Hình 2.5 Tổng số tờ khai xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Tây Trang giai đoạn 2008-2016 (đơn vị: tờ)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm Chi cục Hải quan Tây Trang 2008-2016)

Có thể thấy nhờ hệ thống VNACCS/VCIS mà giai đoạn cuối 2013 và đầu 2014, số lượng tờ khai hàng hóa xuất khẩu tăng mạnh. Ngoài ra, lý do hoạt động xuất khẩu giai đoạn này tăng mạnh cũng đã được giải thích ở mục 2.2.2 của Khóa luận về thực trạng cải cách công tác thu thuế. Số lượng tờ khai nhập khẩu tăng đều hằng năm, là một dấu hiệu rất tốt cho thấy sự phát triển ổn định của công tác thủ tục nhập khẩu tại Tây Trang.

258 102 135 113 150 157 179 206 214 154 199 345 366 687 989 1.124 849 577 - 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Xuất khẩu Nhập khẩu

Hệ thống dịch vụ công trực tuyến

Hệ thống dịch vụ công trực tuyến là cổng thông tin do Tổng cục Hải quan cung cấp hỗ trợ doanh nghiệp một số thủ tục hành chính hải quan thông qua Cổng dịch vụ trực tuyến công tại website http://pus.customs.gov.vn. Hệ thống được triển khai trên tinh thần thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Kế hoạch triển khai Dịch vụ cơng trực tuyến. Trước đó, trong 168 thủ tục hành chính của ngành Hải quan đã có 73 thủ tục đang là dịch vụ cơng trực tuyến cấp độ 3 và 4 trên hệ thống VNACCS/VCIS, còn lại mới chỉ dừng ở cấp độ 1 và 26 trên Cổng thông tin điện tử Hải quan. Mục tiêu của hệ thống là đến năm 2017: 100% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3, 70% dịch vụ công thuộc các lĩnh vực cốt lõi của ngành Hải quan được cung cấp trực tuyến mức độ 4. Tới hết năm 2016, Tổng cục Hải quan đã đưa ra 41 thủ tục lên Cổng Thông tin điện tử Hải quan. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến sẽ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục phương thức thủ công. Các thủ tục hành chính trên Hệ thống VNACCS/VCIS vẫn được thực hiện song song với Dịch vụ công trực tuyến.

Ngày 22/11/2016, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 11025/TCHQ- CNTT hướng dẫn các đơn vị trong tồn ngành triển khai dịch vụ cơng trực tuyến năm 2016. Dựa trên cơng văn đó, Chi cục Hải quan Tây Trang đã tổ chức các buổi tập huấn cho doanh nghiệp trên địa bàn phổ biến về hình thức mới này. Trong thời gian một tháng chạy thử nghiệm vào tháng 1/2017, Chi cục đã tích cực giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời tổng hợp những ý kiến đóng góp từ Chi cục và doanh nghiệp để báo cáo lại với Cục và Tổng cục Hải quan, phục vụ cho quá trình khởi chạy chính thức từ tháng 2/2017 được mượt mà, trơn tru.

2.2.3.3 Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN

Cơ chế một cửa quốc gia theo định nghĩa tại điều 4 Luật Hải quan 2014 và các điều ước quốc tế là “việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thơng tin tích hợp” (Luật Hải quan, 2014). Theo cơ chế này, cơ quan quản lý nhà nước cho phép hàng

6 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: cung cấp thông tin. Mức độ 2: cho phép tải về mẫu văn bản, tờ khai. Mức độ 3: cho phép gửi trực tuyến văn bản đến cơ quan quản lý. Mức độ 4: cho phép thanh tốn và trả kết

hóa được XNK, cịn cơ quan hải quan cho phép hàng hóa được thơng quan dựa trên thơng tin từ các cơ quan quản lý nhà nước đã cấp trên hệ thống. Trong khi hệ thống NSW là kênh kết nối doanh nghiệp, cộng đồng vận tải với các cấp quản lý trong nước thì hệ thống ASW là kênh cung cấp thông tin doanh nghiệp, tổ chức vận tải, hàng hóa và tình trạng quản lý nội khối ASEAN. Các quốc gia thành viên ASEAN đã ký một Biên bản ghi nhớ về việc Thực hiện Dự án Hải quan ASW trong năm 2011 cho phép các nước thành viên tham gia và thử nghiệm Cơ chế ASW này.

Ngày 30/10/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có cơng văn số 1621/TTg-QHQT phê duyệt Hiệp định và Nghị định thư xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN và giao Bộ Tài chính (cụ thể là Tổng cục Hải quan) là cơ quan chủ trì và phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan triển khai thực hiện Cơ chế ASW. Trên cơ sở đó, trong suốt thời gian triển khai thực hiện, hàng loạt những văn bản quan trọng nhất đã được ban hành, bao gồm: “Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc gia và tham gia cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2008-2012” ban hành kèm theo Quyết định số 2599/QĐ-BCĐASW ngày 21/10/2009; Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31/8/2011, của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm Cơ chế một cửa quốc gia; Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 (là bản cập nhật của Nghị quyết số 19 các năm trước đó); Luật Hải quan số 54/2014/QH13 (Khoản 5, Điều 4) và Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Sáng 8/12/2016, tại Tổng cục Hải quan đã diễn ra phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại. Trong giai đoạn 2015-2020, hoạt động xây dựng cơ chế một cửa của Việt Nam tập trung vào cơng tác kiện tồn tổ chức bộ máy; xây dựng khuôn khổ pháp lý, hệ thống ứng dụng công nghệ thơng tin; rà sốt và mơ hình hóa tất cả các quy trình nghiệp vụ của các bên liên quan, tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, đào tạo những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho các bên liên quan.

Hiện nay, cơ chế một cửa Quốc gia đã kết nối với 10/14 bộ, ngồi thủ tục thơng quan hàng hóa, đã thực hiện 36 thủ tục hành chính về hải quan thơng qua Cơ chế một cửa quốc gia. Tại Chi cục Hải quan Tây Trang, hệ thống này được tích hợp sâu vào hệ thống nghiệp vụ nội bộ của ngành và thường được dùng chủ yếu để kiểm tra giấy phép của doanh nghiệp xem đã đầy đủ chưa, có được các cơ quan liên quan cấp phép khơng, có đủ điều kiện thông quan không.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng thực hiện hiện đại hóa hải quan tại chi cục hải quan tây trang – điện biên trong bối cạnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)