Cộng đồng kinh tế ASEAN
3.1.1 Các cam kết của Việt Nam với ASEAN
3.1.1.1 Xác định trị giá hải quan theo ACV
Hiệp định ACV được thực hiện tại nước ta từ năm 2004. Trong đó, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của ACV và đảm bảo mọi phương thức xác định trị giá hải quan đều tuân theo hiệp định nói trên. Việc áp dụng tính giá thuế tối thiểu trong biểu thuế XNK được cam kết xóa bỏ hồn tồn. Những hàng hóa trong danh mục hàng Việt Nam, có nguồn gốc từ ASEAN và được nhập khẩu theo hợp đồng thương mại sẽ được áp dụng theo Hiệp định ACV, nhằm thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung.
3.1.1.2 Kiểm tra sau thông quan
Với mục đích thực hiện hiệu quả Hiệp định ACV, ASEAN đã ban hành sách Hướng dẫn Kiểm tra sau thông quan nhằm thống nhất biện pháp nghiệp vụ này. Việt Nam đã cam kết thực hiện quy trình kiểm tra sau thông quan và cụ thể hóa thành Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ về kiểm tra sau thơng quan.
3.1.1.3 Đơn giản hóa danh mục biểu thuế hài hòa
Việt Nam đã ban hành Nghị quyết phê duyệt Danh mục biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2017 được xây dựng theo HS 2017 của WCO, cam kết sửa đổi Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam và chuyển đổi Biểu thuế XNK ưu đãi, Biểu thuế ưu đãi đặc biệt, các danh mục quản lý chuyên ngành theo đúng quy định chung của ASEAN. Dù Danh mục biểu thuế hài hòa ASEAN yêu cầu áp dụng cho hàng hóa nội khối, nước ta đã tiến hành áp dụng cho cả hàng hóa thương mại trong nước và ngồi ASEAN.
3.1.1.4 Cam kết về xuất xứ hàng hóa
Việt Nam cam kết thực hiện đúng Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA và đã nội luật hóa bằng Thơng tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016. Thông tư sửa đổi, bổ sung một số phụ lục và vấn đề lưu trữ hồ sơ, cập nhật kịp thời theo Chương Quy tắc xuất xứ của ATIGA mà Hội đồng AFTA đã phê duyệt.
3.1.1.5 Về tờ khai hải quan ASEAN
Việt Nam cam kết thực hiện quy định về tờ khai hải quan và việc nộp và đăng ký hải quan trong Hiệp định Hải quan ASEAN. Bên cạnh đó, nước ta cũng từng bước thực hiện cam kết về hệ thống hải quan tự động và trao đổi thông tin Tờ khai hải quan chung ASEAN (ACDD) với các quốc gia nội khối theo Cơ chế ASW.
3.1.1.6 Về Cơ chế một cửa ASEAN
Nước ta đã đề ra mục tiêu thực hiện cơ chế một cửa ASEAN đúng lộ trình, đúng cam kết qua việc sẵn sàng về mặt kỹ thuật và thủ tục hành chính để kết nối với các quốc gia khác trong nội khối. Sau giai đoạn đầu kết nối vào cuối năm 2015 nhằm chuẩn bị tiền đề về thủ tục hành chính và dịch vụ cơng trực tuyến, Việt Nam cam kết hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin tiến tới thực hiện kết nối hoàn toàn với hệ thống ASW trong giai đoạn 2016-2020.
3.1.2 Những vấn đề đặt ra đối với Chi cục Hải quan Tây Trang
Có thể thấy những cam kết do ASEAN đề ra trong bối cảnh xây dựng và hội nhập AEC khá cụ thể và chuyên sâu, mang tính định hướng cho các thành viên và phù hợp với tình hình của khu vực. Trong đó, ASEAN đưa ra lộ trình rõ ràng nhằm tự do hóa, minh bạch hóa và cơng bằng hóa trong các vấn đề hải quan và mang tinh thần chung mà WTO đã đưa ra. Mối quan hệ giữa hải quan và doanh nghiệp cùng sự liên kết quốc gia và khu vực trở thành chìa khóa giải quyết những tồn tại hiện nay.
Trong thực tiễn triển khai, dễ thấy tiến trình tự do hóa hải quan chưa thể đẩy nhanh như kỳ vọng vì sự khác biệt của các nước thành viên ASEAN cũng như khoảng cách phát triển của các đơn vị hải quan trong một quốc gia.
Là một quốc gia hoạt động tích cực trong ASEAN, Việt Nam đã và đang tìm mọi biện pháp để thúc đẩy việc triển khai những cam kết tiến tới tự do thương mại, hội nhập, thu hút đầu tư quốc tế và củng cố an ninh khu vực. Vấn đề đặt ra cho Tổng cục là cần chủ động hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cơ chế hợp tác, trao đổi thơng tin trong và ngồi ngành, từ đó hoạt động của Chi cục Tây Trang mới có thể dễ dàng thực hiện theo.
Để thực hiện những cam kết của Việt Nam với ASEAN trong bối cảnh hình thành AEC và để giải quyết những vấn đề đặt ra, Chi cục Tây Trang cần có phương
hướng, mục tiêu và giải pháp cụ thể để tăng cường triển khai các chương trình hiện đại hóa hải quan kịp thời với tình hình và yêu cầu thực tế.