Tình hình vận chuyển khách du lịch:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của đô thị hóa đến du lịch hà nội (Trang 32 - 35)

2) Du lịch Hà Nội

2.2) Tình hình vận chuyển khách du lịch:

Vận chuyển khách du lịch là nhu cầu đi lại bằng nhiều phương tiện khác nhau của khách du lịch từ nơi cư trú đến các địa điểm du lịch, từ địa điểm du lịch này đến địa điểm du lịch khác hoặc trong nội bộ khu du lịch. Cùng với sự nghiệp đổi mới nền kinh tế, dịch vụ vận chuyển khách du lịch nói chung và Hà Nội nói riêng đã có những chuyển biến tích cực.

Hà Nội tuy khơng có cảng biển nhưng về phương tiện giao thông vận tải đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường sông tương đối thuận lợi. Từ khi đổi mới đến nay, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn Hà Nội có những biến đổi đáng kể trển cả các mặt về kỹ thuật, số lượng, phương tiện và chất lượng phục vu. Mặc dù nếu so sánh với các nước trên thê giới và khu vực thì cịn lạc hậu và yếu kém chưa đáp ứng đươc những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng Hà Nội thực sự là đầu mối giao thông nối vơi các tỉnh, các nước trong khu vực và toàn cầu. Hà Nội xứng đáng là trung tâm du lịch của cả nước

Hệ thống đường bộ

Cho đến cuối năm 2018, trên địa bàn tồn thành phố có khoảng 16.532 km đường bộ, trong đó 20% là trục đường chính, 7 trục hướng tâm và 4 tuyến vành đai. Nhiều trục đường hiện đại đã làm thay đổi diện mạo giao thơng Hà Nội và góp phần phát triển khu vực ven đơ thị trong suốt 10 năm qua, kể từ sau khi sáp nhập Hà Tây.

Năm 2010, Đại lộ Thăng Long khánh thành nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là tuyến cao tốc kết nối trung tâm thủ đô hướng quận Cầu Giấy với các huyện ngoại thành như Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất,… Đại lộ có tổng mức đầu tư hơn 7.500 tỷ đồng, dài gần 30km, rộng 140m. Dọc trục đường đã hình thành hàng loạt các khu đơ thị cao cấp và nhà chung cư cao tầng, phục vụ nhu cầu của hàng triệu cư dân sinh sống và làm việc. Khánh thành cùng thời điểm chạy song song với Đại Lộ Thăng Long là đường Tố Hữu dài gần 3 km, nối đường Vành đai 3 (đoạn quận Thanh Xuân) với các quận Bắc Từ Liêm, Hà Đông. Với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, sau 9 năm hoạt động, đường Tố Hữu được mệnh danh là "trục đường có nhiều cao ốc nhất" với trên 40 tịa nhà 25-35 tầng, nhiều khu đô thị, biệt thự liền kề.

Hà Nội là nơi hội tụ của các trục giao thông lớn của châu thổ sông Hồng và cả nước, là nơi hội tụ của 6 tuyến đường sắt trong nước và quốc tế, 8 tuyến đường bộ,

đây, tuy vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng hệ thống đường bộ ở Hà Nội đã được nâng cấp, cải tạo nhiều nhờ chủ trương phát triển đô thị của nhà nước. Thành phố đã và đang tập trung xây dựng, mở rộng các tuyến đường vành đai 1, 2, 3, 4 và các tuyến đường xuyên tâm. Các nút giao thông quan trọng của thành phố như: Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Cầu Giấy liên tục được nâng cấp. Các tuyến đường quốc lộ đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thiện và nâng cấp hiện đại, giúp cho việc rút ngắn khoảng cách đến các điểm du lịch khác trên tồn quốc.

Hệ thống xe bt

Tính đến năm 2018, Hà Nội đã có 112 tuyến buýt (bao gồm 92 tuyến trợ giá, 20 tuyến không trợ giá), bao phủ 30/30 quận, huyện, thị xã, phục vụ hơn 400 triệu lượt khách, nhưng mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu đi lại của người dân.

Hệ thống đường sắt

Trong những năm gần đây nhờ tăng cường đầu tư nên đã có bước tiến về tốc độ chạy tàu, toa xe, đầu máy, nhà ga được nâng cao, chỉnh trang. Nhưng do nhiều nghuyên nhân (nhất là do thiếu vốn) nên nhìn chung hệ thống đường sắt vẫn ở trong tình trang lạc hậu, thiếu đồng bộ, thấp kém. Để hiện đại và họi nhập với trình độ quốc tế cịn phải mất thời gian dài, mặc dù hiện nay đã có sự cải thiện so với trước đây. Sắp tới đây, tuyến đường sắt đô thị Metro Cát Linh – Hà Đông sẽ được khánh thành để đưa vào sử dụng, gồm 8 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km, được kỳ vọng sẽ thay đổi bộ mặt giao thông cho Hà Nội.

Đường sắt Hà Nội là hệ thống giao thơng quan trọng trong vận chuyển hàng hóa, hành khách, được kết nối với hầu hết các tỉnh thành Việt Nam. Hà Nội là một đầu mút của tuyến đường sắt Thống Nhất dài 1726km, nối liền từ Bắc ra Nam.

Sắp tới đây, tuyến đường sắt đô thị Metro Cát Linh – Hà Đông dự kiên sẽ được khánh thành để đưa vào sử dụng vào tháng 4/2019, gồm 8 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km, được kỳ vọng sẽ giảm sức ép giao thông đáng kể cho thành phố. Do sử dụng trục đường riêng nên Metro không bị ảnh hưởng bởi ùn tắc, ngập lụt hay các sự cố giao thơng khác, hành khách sẽ ln có mặt tại các điểm đến theo đúng lịch trình đã định.

Hà Nội có cảng hàng khơng quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thành phố khoảng 35 km. Các đường bay nội địa và quốc tế ngày càng được mở rộng với tần suất các chuyến bay ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hà Nội. Các máy bay được trang bị mới, cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện, đội bay cùng đội ngũ phục vụ được đào tạo bài bản đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ. Ngồi ra, Hà Nội cịn có sân bay Gia Lâm cách trung tâm thành phố khoảng 8 km, vốn là sân bay chính của Hà Nội trước năm 1970, hiện nay dành cho hoạt động bay huấn luyện và bay taxi phục vụ các chuyến du lịch bằng máy bay trực thăng.

Hệ thống đường thủy

Mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc, khỏng 0,5 – 1km/km2 và thc hai hệ thóng sơng chính là sơng Hồng và sơng Thái Bình. .Hà Nội có nhiều con sơng lớn chảy qua như sơng Hồng, sơng Nhuệ, sông Tô Lịch, là điểm nút giao thông đường thủy quan trọng kết nối với các tỉnh thành khác, cùng với hệ thống các kênh mương, ao hồ chằng chịt trên địa bàn thành phố. Tiềm năng vận tại hàng hóa và hành khách từ Hà Nội đi và đến là rất lớn, có rất nhiều thuận lợi, nhưng việc khai thác và sử dụng còn rất thấp, lịng sơng bị bồi lắng do thiếu vốn, kinh phí nạo vét nhiều đoạn sơng, luồng lạch bị thu hẹp, phương tiện bốc xếp, nhà khi chứa hàng, nhà chờ khách còn nhiều mặt yếu kém chưa được đầu tư thích đáng, làm hạn chế việc vận tải hàng hóa và thu hút khách du lịch. Hệ thống đội tàu vận chuyển khách du lịch, đội ngũ nhân viên phục vụ chưa được đầu tư đúng tầm, xây dựng tour du lịch đường sông nghèo nàn, đặc biệt là tình trạng ơ nhiễm trầm trọng khiến hình thức vận chuyển khách đường thủy khơng thu hút được du khách bằng các phương tiện vận chuyển khác.

Hệ thống thông tin liên lạc

Nhìn chung về kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thơng trên dịa bàn thành phố Hà Nội về cơ bản khơng có gì trở ngại lớn cho q trình phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có sự phát triển của du lịch. Vấn dề dặt ra chỉ là sự tiếp tục hồn thiện và hiện dại hóa lên một bước cao hơn theo đà phát triển của khoa học cơng nghệ bưu chính viễn thơng của thế giới.

Trong những năm gần đây, ngành bưu chính viễn thơng Việt Nam đã tích cực chủ động thực hiện kế hoạch đi tắt đón đầu, hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật,

trong hai thành phố được ưu tiên đầu tư trang bị sớm hơn cá, có thể liên lạc tự động được với hầu hết các nước trên thế giới. Các dịch vụ bưu chính đáp ứng nhanh và đầy đủ yêu cầu của người dân và du khách. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng cịn một vài hạn chế như chưa có nhiều cabin cơng cộng để khách du lịch có thể sử dụng một cách thuận tiện.

Hệ thống cấp thoát nước:

Quy hoạch hệ thống thoát nước là vấn đề kỹ thuật quan trọng cho một đơ thị. Trước đây Hà Nội có nhiều mặt nước (hồ, ao, sơng kết nối với nhau) nhưng hiện nay đã bị san lấp khá nhiều (thậm chí Hồ Tây - lá phổi của thành phố cũng bị ảnh hưởng).

5 năm qua đã có gần 70/112 hồ, ao tại khu vực nội thành Hà Nội bị san lấp hoàn toàn. Một số hồ bị cạn là do nước bốc hơi nhưng một diện tích khác cũng bị "bốc hơi" vì bị người dân lấn chiếm. Bên cạnh đó, các sơng thốt nước chính khơng được triển khai cải tạo triệt để và đúng kỹ thuật, các trạm bơm thốt nước chính với các hồ chứa chưa đảm bảo yêu cầu khi xảy ra mưa lớn đã là những hệ lụy cho quá trình quy hoạch thốt nước của Thủ đơ. .

Hà Nội cần có một bản quy hoạch mới chứ không thể chắp vá, dựa vào bản quy hoạch tổng thể cũ để bộ mặt, môi trường sẽ hấp dẫn hơn đối với dân cư và du khách.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của đô thị hóa đến du lịch hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)