Thực trạng phát triển kinh tế du lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của đô thị hóa đến du lịch hà nội (Trang 37 - 41)

2) Du lịch Hà Nội

2.5) Thực trạng phát triển kinh tế du lịch Hà Nội

Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ của thành phố vào năm 2018 tăng 6,89% so với cùng kỳ năm trước (đóng góp 4,45% điểm phần trăm vào mức tăng chung), đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Du lịch đạt được nhiều kết quả khả quan, nhiều sản phẩm dịch vụ du ịch hoàn chỉnh đưa vào phục vụ nhân dân và du hách đã mang lại hiệu ứng tích cực và sự hưởng ứng nhiệt tình của đơng đảo nhân dân và du khách như: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bản; Lễ hội văn hóa, ẩm thư tại khu vực khơng gian phố đi bộ Hồn Kiếm và phụ cận; Khai trương thí điểm khơng gian biểu diễn nghệ thật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, tuyết bus du lịch 2 tần; Giới thiệu Khơng gian bích họa phố Phùng Hưng; chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” tại khu du lịch Tuần Châu Hà Nội. Năm 2018 lượng khách du lịch đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ đạt 16,2 triệu lượt khách, tăng 17,9% so cùng kỳ.

Hệ thống dịch vụ du lịch

Hệ thống khách sạn

Theo thống kê của Sở du lịch Hà Nội, tính đến thời điểm hiện tại, trên tồn địa bào thành phố có tổng cộng 1156 khách sạn với 313 khách sạn đã được xếp hạng.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ khách sạn phân theo hạng

5.11 4.15 6.07 25.56 59.11 5 sao 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao Nguồn: Sở du lịch Hà Nội

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy quy mơ và chất lượng của các khách sạn tại Hà Nội, nhìn chung vẫn còn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Khách sạn thuộc sở hữu của các bộ, ngành, đồn thể, khách sạn mini tư nhân quy mơ từ 10 – 20

phòng đã và đang được đầu tư xây dựng mạnh. Nhưng do thiếu sự quản lí của nhà nước khiến các khách sạn mọc lên ồ ạt, thiếu quy hoạch dẫn đến tình trạng thiếu phịng chất lượng cao, thừa phịng chất lượng thấp. Một số khách sạn có chất lượng buồng phịng cao nhưng quy mô lại nhỏ (dưới 20 phịng), nên khơng đủ để đón những đồn khách quy mô trên 40 người. Những năm gần đây, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng cao, khiến cho tình trạng thiếu khách sạn 3 – 5 sao trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt vào các dịp lễ tết. Tình trạng này ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngành du lịch.

Hệ thống nhà hàng

Gồm hệ thống các nhà hàng trong khách sạn và nhà hàng chuyên phục vụ ăn uống ngoài khách sạn. Chất lượng dịch vụ ăn uống của các nhà hàng trong khách sạn thuộc sở hữu của nhà nước thường thấp của tư nhân. Các nhà hàng ở Hà Nội có số lượng rất đơng đảo, thức ăn phong phú từ khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ Âu Mỹ, Nga đến Trung, Ấn, Hàn, Nhật,…, đáp ứng được nhu cầu của hầu hết khách hàng. Giá cả nhìn chung là rẻ. Ẩm thực Hà Nội được đánh giá rất cao trên các diễn đàn du lịch thế giới. Bên cạnh đó vẫn cịn những hạn chế đã qua rất nhiều năm vẫn chưa được giải quyết như: vệ sinh an toàn thực phẩm, chặt chém khách nước ngồi, thái độ phục vụ,… Các nhà hàng có quy mơ lớn là khơng nhiều, nên đa số khơng có khả năng phục vụ các đồn khách du lịch cỡ lớn, thiếu chỗ để xe.

Các dịch vụ vui chơi giải trí

Trong những năm qua, các dịch vụ vui chơi giải trí đã phát triển nhanh chóng nhằm phục vụ cho khách du lịch và người dân thủ đô, tuy nhiên dịch vụ này vẫn còn mất cân đối khá lớn giữa cung và cầu: thiếu nhiều khu vui chơi giải trí tổng hợp, chưa đa dạng, hiện đại. Các loại hình vui chơi giải trí chủ yếu ở Hà Nội hiện nay là: rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, quán điện tử, cơng viên. Hai khu vui chơi giải trí ngồi trời được đánh giá cao là Công viên hồ Tây (8,1 ha) và Baara Baara Beach (1200m2), nhưng chủ yếu phục vụ vào mùa hè. Các trung tâm thương mại lớn và hiện đại, rất thích hợp để đi mua sắm, ăn uống như Aeon Mall Long Biên, Royal City, Times City, nhưng chủ yếu phục vụ người dân thủ đô và khách nội địa. Các vườn bách thú sau một thời gian ngắn hoạt động đều xuống cấp nghiêm trọng nên khơng cịn khách tham quan. Ở các quán bar, club đêm, vũ trường, karaoke hay xảy ra tình trạng trộm cắp, nghiện hút, mại dâm, đánh nhau do chưa được quản lí chặt chẽ.

Hoạt động lữ hành

Hoạt động lữ hành khá phát triển ở Hà Nội. Dịch vụ du lịch Hà Nội cung cấp đa dạng các sản phẩm cho du khách như: city tour, du lịch ngoại thành, du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, du lịch vui chơi nghỉ ngơi thư giãn, du lịch hội nghị cơng vụ,… trong đó, loại hình du lịch tham quan thường chiếm tỷ lệ lớn hơn cả. Ngồi những loại hình du lịch truyền thống đã có từ lâu, trong những năm gần đây, Hà Nội còn phát triển nhiều loại hình du lịch mới và hấp dẫn hơn như: du lịch mua sắm, du lịch thể thao, du lịch ẩm thực, du lịch xanh, du lịch teambuilding,…, góp phần lan tỏa văn hóa Việt Nam ra tồn thế giới.

Hà Nội có khoảng 415 cơng ty kinh doanh hoạt động lữ hành, chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn (60%) và cơng ty cổ phần (28%), cịn lại là doanh nghiệp nhà nước, cơng ty tư nhân và cơng ty liên doanh. Có rất nhiều doanh nghiệp lữ hành phát triển theo hướng kinh doanh đa dạng, ngồi chức năng lữ hành, đều có phương tiện giao thông riêng để phục vụ khách, số đơn vị chuyên kinh doanh vận chuyển hay lữ hành chiếm tỷ lệ thấp (20%). Từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời và áp dụng năm 2000, các điều kiện kinh doanh được thơng thống hơn nên số lượng các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng vọt. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch ngày càng được đào tạo bài bài, trình độ chun mơn và ngoại ngữ đều tăng.

Khách quốc tế

Biểu đồ 2: Lượng khách quốc tế đến Hà Nội giai đoạn 2015 - 2018

2015 2016 2017 2018 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 5589 6916 9035 10329

Lượng khách quốc tế đến HN giai đoạn 2015 - 2018

Đơn vị: nghìn người

Nguồn: Sở du lịch Hà Nội

Từ biểu đồ trên, ta thấy lượng khách quốc tế đến Hà Nội liên tục tăng trong những năm gần đây, mỗi năm tăng hơn 1 triệu lượt, đặc biệt năm 2017 tăng hơn 2 triệu

lượt, chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Cùng với sự gia tăng tổng lượt khách quốc tế, thời gian lưu trú trung bình của một khách du lịch cũng tăng một cách ổn định nhưng không nhiều. Số ngày lưu trú trung bình của một khách quốc tế tại Hà Nội khoảng 3,5 - 3,7 ngày, bằng 1/3 số ngày lưu trú bình quân của cả nước. Một khách du lịch quốc tế ở Hà Nội chi tiêu bình quân 138$/ngày, khá thấp so với các nước khác trong khu vực. Các mức chi tiêu của khách quốc tế chủ yếu dành cho việc thuê phòng lưu trú và ăn uống 56-60%; mua hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan, vui chơi, giải trí chiếm 20%; cịn lại là chi phí khác. Nếu chỉ tính tham quan kèm vui chơi giải trí, chi phí chỉ bằng 7-10% trong tổng chi phí. Điều này cho thấy gần như tồn bộ chi phí bỏ ra cho một chuyến du lịch tại Hà Nội tập trung vào hoạt động đi lại, ăn uống, th phịng, rất ít du khách chi nhiều tiền cho các hoạt động vui chơi, giải trí và mua sắm. Đây cũng là thực trạng chung của ngành du lịch Việt Nam khi khách quốc tế có q ít lựa chọn cho hoạt động này, không biết phải chi vào đâu và tâm lí đề phịng trước nạn chặt chém, hàng giả hàng kém chất lượng. Trong khi đó, các quốc gia trong khu vực như Malaysia,Thái Lan, chi phí cho hoạt động vui chơi giải trí chiếm 40-50%, thậm chí đến 60-70% tổng chi phí cho một chuyến du lịch.

Khách nội địa

Biểu đồ 3: Lượng khách nội địa đến Hà Nội giai đoạn 2015 - 2018

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 16,315 17,820 18,707 20,296

Lượng khách nội địa đến HN giai đoạn 2015 - 2018

Đơn vị: nghìn người

Nguồn: Sở du lịch Hà Nội

Lượng khách du lịch nội địa đến Hà Nội trong các năm gần đây cũng tăng trưởng ổn định và vững chắc, trung bình mỗi năm tăng hơn 1 triệu lượt khách. Khách du lịch nội địa đến Hà Nội chủ yếu là tham quan, thăm thân nhân, lễ hội, công vụ kết hợp tham quan. Thời gian lưu trú bình qn là 2 ngày, trong đó khoảng 60% lượng khách

không sử dụng dịch vụ lưu trú (nhà nghỉ, khách sạn,…) mà ở nhờ nhà người thân. Trung bình một khách chi tiêu khoảng 250,000 đồng/ngày, tăng khá ít so với trước đây mặc dù đời sống người dân đã được nâng cao, trong đó tận 75% dành cho việc lưu trú và ăn uống (đối với những khách sử dụng dịch vụ lưu trú).

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của đô thị hóa đến du lịch hà nội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)