2) Du lịch Hà Nội
2.4) Các chính sách phát triển du lịch của thành phố hiện nay:
Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển du lịch thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo xác định quan điểm xây dựng du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân; Phát triển du lịch Thủ đô gắn với phát triển du lịch nội địa và quốc tế; Kết hợp phát triển du lịch với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đơ và của dân tộc, bảo vệ thiên nhiên, đảm bảo quốc phòng – an ninh, trật tự xã hội; Phát triển du lịch chất lượng cao, theo hướng
chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm; Đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, các tầng lớp nhân dân để phát triển du lịch.
Phấn đấu đến năm 2020, Hà Nội đón 30 triệu lượt khách, trong đó có 5,7 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trung bình từ 8 – 10%/năm; Tổng thu từ khách du lịch đạt 120.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân từ 15 – 17%/năm; Cơng suất phịng đạt 60 – 65%; Đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho 100% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ và cán bộ quản lý du lịch.
Để đạt được mục tiêu trên, Nghị quyết tập trung vào 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, cụ thể:
Thứ nhất, tuyên truyền, quảng bá, hợp tác xúc tiến đầu tư và phát triển thị
trường với trọng tâm là đổi mới tư duy, tăng cường nâng cao nhận thức về phát triển du lịch ở các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, cùng với đó là xây dựng chiến lược tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch trong và ngồi nước với quy mơ, trình độ chuyên nghiệp hơn, gắn với từng thị trường cụ thể.
Thứ hai, rà soát, bổ sung quy hoạch, trong đó có rà sốt và thực hiện tốt
công tác Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Lập và triển khai quy hoạch các cụm du lịch.
Thứ ba, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với xây dựng thương
hiệu du lịch Thủ đô.
Thứ tư, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nhằm thúc
đẩy phát triển du lịch và dịch vụ du lịch. Lựa chọn nhà đầu tư chiến lược thực hiện các dự án đầu tư phát triển dịch vụ du lịch. Đồng thời lập danh mục đầu tư, thu hút đầu tư phát triển các dự án tổ hợp cơ sở lưu trú khách sạn cao cấp, có thương hiệu quốc tế.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt
là nhân lực chất lượng cao.
Thứ sáu, tăng cường chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển du lịch để tạo cơ
chế thuận lợi, thơng thống cho các dự án đầu tư. Cùng với đó là hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư làm du lịch.
Thứ bảy, tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, liên kết phát
chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của Thành phố để đảm bảo đủ năng lực vận hành, thực sự phát huy được vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn.