Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển hạ tầng viễn

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông của việt nam (Trang 32 - 34)

2.1. Tổng quan về sự phát triển cơ sở viễn thông trong nước

2.1.1. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển hạ tầng viễn

thông cao nhất trong khu vực

Theo ITU, chúng ta có thể đánh giá hiện trạng phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam qua một số các chỉ tiêu như mật độ điện thoại, internet. Cụ thể:

a) Mật độ điện thoại di động

Từ năm 2009 đến 2013, doanh thu dịch vụ di động luôn chiếm tỷ lệ đóng góp nhiều nhất vào doanh thu dịch vụ viễn thông (năm 2013 chiếm 69%) và gấp nhiều lần so với doanh thu dịch vụ cố định (năm 2013 gấp 11 lần). Thực tế, do thay đổi trong nhu cầu sử dụng, dịch vụ cố định đang có xu hướng giảm dần và sẽ còn tiếp tục giảm trong tương lai. Vì vậy, khi đánh giá mật độ điện thoại tại thị trường Việt Nam, chỉ tiêu về mật độ điện thoại di động sẽ giúp phản ánh một cách chính xác nhất.

Hình 2. 1 Mật độ sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam 2009-2013

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, 2014, Sách trắng Việt Nam 2014

Kể từ thị thị trường viễn thông Việt Nam thốt khỏi tình trạng độc quyền, nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường tạo điều kiện giảm liên tục giá cước viễn thơng. Trước đây, điện thoại là một món đồ xa xỉ thì giờ đây ở Việt Nam trung bình một người đã sở hữu hơn 1 thuê bao di động. Từ năm 2009-2013, số người sử dụng điện thoại di động đã tăng từ 98.223.980 người lên đến 123.735.557 người. Viettel

113,4 127,68 144,19 148,33 137,93 0 20 40 60 80 100 120 140 160 0 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000 120.000.000 140.000.000 2009 2010 2011 2012 2013 Số thuê bao

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Mobiphone (31,78%) và Vinaphone (17,45%). Nhìn chung, thị trường dịch vụ di động trong nước vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới 2014 về công nghệ thông tin, năm 2012 tính theo số người sử dụng di dộng/100 dân, Việt Nam đứng thứ 23 trên thế giới về mật độ sử dụng điện thoại di động và đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á sau Singapore (mật độ là 152.1 điện thoại/100 dân)

b) Mật độ sử dụng Internet

Tương tự như mật độ di động thì mật độ sử dụng Internet là một trong những chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển viễn thông 1 quốc gia. Tại Việt Nam, với khoảng 85 triệu dân số, chủ yếu sinh sống tại các khu vực rừng núi với địa hình xa xơi, hiểm trở thì việc phổ cập Internet là một điều vơ cùng khó khăn và tốn nhiều thời gian. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông trên con đường phổ cập Internet, các doanh nghiệp viễn thơng đang có sự đầu tư tích cực về cơ sở mạng lưới cùng với chính sách truyền thơng đưa Internet về tận các làng bản.

Hình 2. 2 Mật độ sử dụng Internet tại Việt Nam giai đoạn 2009-2013

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, 2014, Sách trắng Việt Nam 2014

Biểu đồ trên phản ánh sự tăng trưởng không ngừng của mức độ phổ biến Internet tại Việt Nam. Từ năm 2009 đến 2013, độ phổ cập Internet tăng từ 26,55% lên 37% (tương đương 8,65%/năm). Năm 2013, Việt Nam có tất cả 33.191.166

3,71 4,2 22,48 22,64 24,93 26,55 30,65 35,07 35,26 37 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2009 2010 2011 2012 2013

Số thuê bao Internet băng rộng/100 dân Số người sử dụng Internet/100 dân

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

người sử dụng Internet. Ngoài ra, song song với tốc độ tăng trưởng Internet thì đang có sự chuyển biến tích cực về khả năng truy cập. Cụ thể, có rất nhiều cách thức để truy cập Internet: thơng qua hệ thống cáp truyền hình, cáp quang, mạng di động 3G hay mạng xDSL. Sự đa dạng về dịch vụ đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Khái niệm băng thông (bandwidth) đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền, hay chuyên môn hơn, là độ rộng (width) của một dải tần số mà các tín hiệu điện tử chiếm giữ trên một phương tiện truyền dẫn. Nói theo cách khác, băng thông phản ánh số lượng dữ liệu có thể truyền tải trong cùng 1 đơn vị thời gian. Rõ ràng, băng thơng càng lớn thì tốc độ đường truyền càng tăng (với cùng số lượng người truy cập). Tại Việt Nam, năm 2013 đã có khoảng 60% số người sử dụng Internet dùng băng thông rộng (tăng khoảng 7 lần so với năm 2009), và trong tương lai Việt Nam sẽ phổ cập băng thông rộng trên mọi vùng miền của Tổ quốc.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông của việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)