Kể từ khi doanh nghiệp viễn thông đầu tiên được thành lập cho đến nay, theo thời gian những mục tiêu của ngành viễn thông Việt Nam đang dần được hiện thực hóa bằng việc xác định rõ định hướng và đưa ra những chiến lược linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh và năng lực sản xuất, cung cấp dịch vụ của ngành viễn thông nước nhà. Điển hình trong số đó là các quyết định đưa ra bởi Thủ tướng chính phủ, mang tính khái qt, tồn diện và định hướng rõ ràng cho các giai đoạn phát triển của viễn thông Việt Nam. Năm 2001, Thủ tướng kí “Phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thơng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” mở đầu cho giai đoạn bùng nổ của viễn thông nước nhà. Những mục tiêu chính của giai đoạn này tính đến năm 2010 đã được hồn thành xuất sắc bao gồm: phát triển cơ sở mạng viễn thông với độ phủ rộng khắp đến miền biên giới,hải đảo; dịch vụ viễn thông ngày càng đa dạng với mức giá cước thấp hơn hoặc tương đương với trung bình quân của các nước trong khu vực, ngành viễn thông trở thành ngành kinh tế- kĩ thuật hiệu quả đóng góp tích cực vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Năm 2012, cùng với những sự thay đổi lớn lao về môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng mạng và điều kiện gia nhập kinh tế quốc tế, chiến lược một lần nữa được thay đổi. Thủ tướng kí quyết định phê duyệt mới: “Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020” ngày 27 tháng 7 năm 2012 mở ra cho ngành viễn thông Việt Nam những mục tiêu mới, hướng đi mới hoàn thiện hơn. Hai quyết định tượng trưng cho tầm nhìn ở 2 giai đoạn khác nhau, mặc dù có sự chênh lệch lớn về mục tiêu đề ra nhưng chiến lược đều được xây dựng dựa trên cơ sở, quan điểm của chiến lược như sau:
3.1.1. Quan điểm của chiến lược
Quan điểm của chiến lược được xây dựng dựa trên vai trị của viễn thơng là ngành kết cấu hạ tầng của nền kinh tế, viễn thông xuất hiện trong mối quan hệ với nhiều ngành nghề khác và nhu cầu sử dụng chất xám, cơng nghệ cao. Ngồi ra, xu
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
hướng phát triển của ngành viễn thông cũng là một trong những nhân tố làm cơ sở xây dựng chiến lược. Cụ thể quan điểm chiến lược là:
- Viễn thông Việt Nam trong mối liên kết với tin học, truyền thông tạo thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, phải là một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh hơn nữa, cập nhật thường xuyên công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Phát triển đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện ứng dụng và thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của tồn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và nâng cao dân trí.
- Phát huy mọi nguồn lực của đất nước, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý với những cơ chế thích hợp. Phát triển nhanh, chiếm lĩnh và đứng vững ở thị trường trong nước, đồng thời chủ động vươn ra hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển đi đôi với đảm bảo an ninh, an tồn thơng tin, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3.1.2. Mục tiêu
Theo quyết định: “ Phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020” của Thủ Tướng chính phủ số 32/2012/QĐ-TTg ban hành ngày 27 tháng 7 năm 2012, mục tiêu trọng tâm của ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 như sau:
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thơng hiện đại, đảm bảo an tồn, tốc độ cao và độ phủ sóng rộng khắp đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
- Cung cấp các dịch vụ viễn thông với chất lượng tốt, giá cước hợp lý trên cơ sở cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ. Tăng cường phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông trên cơ sở hạ tầng viễn thông đã được xây dựng nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ.
- Phát triển bền vững thị trường viễn thông, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh thơng qua việc kiểm sốt chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông theo các quy định của pháp luật về cạnh tranh. Phát huy nội lực,
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông. - Ưu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.
- Bảo đảm an tồn cơ sở hạ tầng viễn thơng và an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử.
Để cụ thể hóa mục tiêu này, quyết định cũng đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể, mang tính định lượng rõ ràng.
Bảng 3. 1 Một số chỉ tiêu cụ thể của ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2015 và 2020
STT Chỉ tiêu cụ thể 2015 2020
1 Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định 15-20
đường/100 dân
20-25
đường/100 dân 2 Tỷ lệ thuê bao điện thọai di động 140 máy/ 100
dân
---
3 Tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định
6-8 thuê bao/100 dân
15-20 thuê bao/100 dân 4 Tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 20 - 25 thuê
bao/100 dân
35-40 thuê bao/100 dân 5 Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40 - 45% 40 - 45% 6 Tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 15 - 20% 35 - 40% 7 Tỷ lệ người sử dụng Internet 40 - 45% dân số 55 - 60% 8 Phủ sóng thơng tin di động >90% dân số >95% dân số 9 Tỷ lệ các xã có điểm cung cấp dịch vụ
viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng
>90% 100%
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ quyết định “Phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020”
Ngoài ra, quyết định phê duyệt cũng đưa ra các mục tiêu khác:
- Cung cấp các dịch vụ viễn thông với chất lượng tốt, giá cước hợp lý trên cơ sở cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ. Tăng
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
cường phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông trên cơ sở hạ tầng viễn thông đã được xây dựng nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ.
- Phát triển bền vững thị trường viễn thông, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh thơng qua việc kiểm sốt chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông theo các quy định của pháp luật về cạnh tranh. Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thơng. Với mục tiêu này, có một số chỉ tiêu cho sự phát triển bền vững như:
- Năm 2015: Tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,5 - 2 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 10 - 12 tỷ USD, chiếm khoảng 7 - 8% GDP
- Năm 2020: Tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,2 - 1,5 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 15 - 17 tỷ USD, chiếm khoảng 6 – 7% GDP.
- Ưu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.
- Bảo đảm an tồn cơ sở hạ tầng viễn thơng và an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử.
3.1.3. Định hướng phát triển
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, Thủ tướng cũng phê duyệt những định hướng rõ ràng, con đường phát triển cho viễn thông Việt Nam. Định hướng được đưa ra mang tính chủ động, linh hoạt, thích ứng với điều kiện nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, đặc biệt là tuân theo lộ trình cụ thể, khả thi và đảm bảo sự phát triển bền vững
- Định hướng phát triển thị trường: Đến năm 2015, Nhà nước chủ trương xây dựng thị trường viễn thông cạnh tranh nhưng ở mức có thể kiểm sốt được, khơng khuyến khích q nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động cung cấp cùng một loại hình dịch vụ. Mặt khác để phát triển thị trường viễn thông theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo an ninh kinh tế trong hoạt động viễn thông, Nhà nước tiếp tục nắm cổ phần chi phối trong một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng, quản lý chặt chẽ tài nguyên viễn thơng. Ngồi ra, các
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
doanh nghiệp nhà nước không hoạt động hiệu quả sẽ tiếp tục được cổ phần hóa, giảm sự phụ thuộc vào Nhà nước cũng như tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường. Các hoạt động đầu tư ra nước ngồi được khuyến khích và hỗ trợ.
- Định hướng phát triển mạng lưới: Việt Nam hướng tới đẩy mạnh việc phát triển mạng truy cập băng rộng và xây dựng hệ thống mạng viễn thông phục vụ riêng cho cơng tác phịng chống thiên tai. Quy hoạch, xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động thống nhất, đồng bộ và từng bước thực hiện việc số hóa hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất trên cả nước
- Định hướng phát triển dịch vụ: Phát triển các dịch vụ viễn thông mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ, phổ cập các dịch vụ viễn thơng cơng ích một cách hiệu quả. Nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ về giá cước cũng như chất lượng dịch vụ viễn thông.
- Định hướng phát triển cơng nghệ: Khuyến khích sự phát triển phù hợp với xu hướng chung trên thế giới, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông trên nền tảng mạng lõi thế hệ sau, mạng truy nhập băng rộng, mạng Internet IPv6 và hướng tới sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng
- Định hướng quy hoạch và sử dụng tài nguyên viễn thông: Tài nguyên viễn thông được xem là tài sản của quốc gia nên trong những năm tới, Nhà nước sẽ đảo đảm việc quy hoạch, phân bổ, chuyển nhượng tài nguyên viễn thông một cách công khai, công bằng và minh bạch; kiểm sốt chặt chẽ việc tích luỹ tài nguyên viễn thông, đặc biệt là tần số vô tuyến điện thông qua việc mua bán, sát nhập, chuyển giao các doanh nghiệp viễn thông để tránh việc phá vỡ quy hoạch tài nguyên viễn thông và giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, một số cơ chế thị trường như đấu giá, thi tuyển, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số, kho số viễn thông, tên miền, địa chỉ Internet sẽ được áp dụng. Từ nay đến năm 2014 từng bước nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và từ năm 2015 xem xét triển khai dịch vụ viễn thông di động băng rộng thế hệ tiếp theo tại các băng tần mới đã được quy hoạch phù hợp với xu hướng chung của thế giới và điều kiện phát triển cụ thể của Việt Nam. Từ năm 2020 xem xét việc sắp xếp lại các băng tần hiện dùng cho hệ thống
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
thông tin di động thế hệ thứ 2, phát thanh, truyền hình tương tự mặt đất để sử dụng cho hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo.
Kế hoạch được phê duyệt đã được thực hiện một nửa chặng đường và có thể khẳng định rằng Việt Nam đang lần lượt thực hiện các mục tiêu đề ra một cách đúng đắn. Năm 2014, doanh nghiệp viễn thông Nhà nước lớn nhất VNPT đã được cổ phần hóa thành cơng, các chỉ tiêu cụ thể tính cho đến 2015 đã được hồn thành vượt kế hoạch và đặc biệt cuối năm 2015, mạng 4G chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam, chất lượng dịch vụ viễn thơng sẽ có những sự thay đổi tích cực đáng kể. Nhà nước với những chính sách quản lý đúng đắn sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của ngành nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, với những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngồi sẽ giúp mở rộng cánh cửa Việt Nam với thế giới trong thương mại dịch vụ. Nhìn chung, đến năm 2020, tầm nhìn 2025, cùng với việc tiếp tục nâng cao cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, mục tiêu tiếp theo là mở rộng thị trường, đầu tư nước ngoài.