Kinh nghiệm phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ viễn thông của

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông của việt nam (Trang 64 - 66)

một số nước trên thế giới

3.2.1. Trung Quốc

Hiện nay, Trung Quốc là nền kinh tế phát triển đứng thứ 2 trên thế giới, và đạt được nhiều thành tựu chỉ trong một thời gian ngắn với tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao nhất thế giới. Mọi thành tựu có thể kể đến từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, trong đó ngành viễn thơng có sự thay đổi đáng kể khi Trung Quốc cam kết mở cửa trong lộ trình từ 2-6 năm. Cụ thể, Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư nước ngồi tham gia góp vốn lên tới 50% với các doanh nghiệp Nhà nước, và 49% với hoạt động kinh doanh các dịch vụ viễn thông cơ bản. Nhìn chung xét về mức độ và lộ trình mở cửa thì các cam kết của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc; nhưng khác nhau nhiều về các chính sách đang áp dụng

Một là Trung Quốc khuyến khích đầu tư tư nhân, tạo nên liên kết đầu tư công- tư, vừa giảm gánh nặng cho khối doanh nghiệp Nhà nước, vừa khuyến khích đầu tư từ doanh nghiệp tư nhân, tăng thêm mức độ cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể là 12/2000, Trung Quốc đã cho phép thành lập công ty viễn thông chuyên cung cấp

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

băng thông rộng Shanghai Symphony, là kết quả của quá trình hợp tác giữa AT&T của Mỹ (nắm giữ 25% cổ phần) và China Telecom.

Hai là Trung Quốc chủ động cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước từ rất sớm. Hiện nay, cả 3 công ty khai thác viễn thông lớn của Trung quốc là China Mobile, China Telecom và China Unicom đã được cổ phần hóa và niêm yết trên các thị trường chứng khoán quốc tế như: thị trường chứng khoán New York, Hongkong. Đặc biệt, Trung Quốc có những biện pháp tái cấu trúc doanh nghiệp theo từng thời kì rất hiệu quả. Lần thứ 1, tái cấu trúc để phân biệt bưu chính và viễn thơng. Lần thứ 2, tái cấu trúc để thúc đẩy China Telecom vươn ra thị trường thế giới. Lần thứ 3, tái cấu trúc bằng việc China Mobile và China Tietong sáp nhập hợp nhất thành China Mobile. CNC (China NetCom) sáp nhập với mảng GSM (mạng, dịch vụ, quản lý… GSM) của China Unicom để trở thành China Unicom vào tháng 1 năm 2009. Mục đích của giai đoạn này là xây dựng các nhà khai thác lớn có đầy đủ sức mạnh và kinh nghiệm để làm hoàn toàn làm chủ thị trường trong nước và vươn ra kinh doanh ở các thị trường nước ngồi. Thực tế, hiện nay Trung Quốc đang có 2 doanh nghiệp viễn thông nằm trong top 10 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất trên thế giới theo báo cáo năm 2014 của GSMA Intelligence là China Unicom (thứ 3) và China Telecom (thứ 10). Bản thân các doanh nghiệp này để xây dựng được thương hiệu và vị thế này cũng đã có những chiến lược kinh doanh hiệu quả mà các doanh nghiệp Việt Nam cần học tập.

3.2.2. Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có ngành viễn thông phát triển khá sớm, minh chứng là năm 1996, Hàn Quốc là một trong 10 quốc gia sở hữu mạng viễn thông lớn nhất thế giới và hiện nay là quốc gia dẫn đầu về công nghệ viễn thông.

Một trong những chính sách nổi bật nhất của chính phủ Hàn Quốc đó là chú trọng phát triển công nghệ. Cụ thể, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng chính sách tăng cường nghiên cứu khoa học trong nước và nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngồi, từng bước làm chủ cơng nghệ để phát triển nền công nghiệp sản xuất viễn thông, tạo sự chủ động trong việc phát triển và khai thác mạng lưới sau này. Năm 1976, Chính phủ thành lập Viện Nghiên cứu Điện tử Viễn thông thuộc Bộ Bưu

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

điện Hàn Quốc và xác định nhiệm vụ trọng tâm của Viện này là nghiên cứu tổng đài điện tử. Chính phủ đã xây dựng một chương trình quốc gia về nghiên cứu tổng đài điện tử. Mặt khác, Chính phủ cũng khuyến khích các tập đồn giàu tiềm lực về điện tử như SamSung, GoldStar, Itelco, Daewoo nhận chuyển giao công nghệ từ các hãng hàng đầu thế giới như NTT, AT&T, Siemens, Ericsson thông qua các liên doanh sản xuất tổng đài tại Hàn Quốc. Trong mỗi tập đồn cơng nghiệp nói trên đều có các chương trình nghiên cứu về tổng đài.

Quốc gia này cũng tiến hành cổ phần hóa 2 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất là KT (Korea Telecom) và Dacom (Data Communications Corporation of Korea) nhằm tạo ra cạnh tranh trên thị trường. Hàn Quốc trước tiên chú trọng đến cạnh tranh trong lĩnh vực thơng tin quốc tế vì cho rằng thơng tin quốc tế sử dụng vệ tinh nên các nhà khai thác sẽ dễ dàng thiết lập một mạng riêng hơn và không sợ bị chồng lấn với các mạng khác. Kết quả là Tháng 7/1992, DACOM đã có trạm vệ tinh đầu tiên và kết nối được với 54 nước trên thế giới. Riêng thị trường dịch vụ di động tại Hàn Quốc, KT vẫn là doanh nghiệp chiếm thị phần chủ yếu, do đối với Hàn Quốc, dịch vụ di động có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia.

Tựu chung lại, chính sách của Hàn Quốc là chính sách mở cửa thận trọng và điểm thành công nhất của quốc gia này là tập trung phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông. Hiện nay, Hàn Quốc cũng là quốc gia xuất khẩu công nghệ viễn thông hàng đầu trên thế giới. Năm 2017, Hàn Quốc dự kiến sẽ đưa vào thử nghiệm công nghệ di động 5G, hứa hẹn làm thay đổi cách thức thông tin liên lạc trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông của việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)