2.1. Tổng quan về sự phát triển cơ sở viễn thông trong nước
2.1.2. Công nghệ sử dụng trong hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông không
ngừng được cải tiến
Trên bản đồ kinh tế thế giới hiện nay, cơng nghệ được xem là vũ khí lợi hại nhất mà một quốc gia có thể đem ra so sánh với các quốc gia còn lại. Trong sản xuất, công nghệ là xương sống, quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Đối với viễn thơng, cơng nghệ sử dụng là vũ khí lơi kéo khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh và cải tiến cơng nghệ chính là góp 50% vào cơng cuộc nâng cao chất lượng dịch vụ. Mặt khác, nếu như những chỉ số như mật độ điện thoại, Intenet cho thấy sự tăng trưởng về chiều ngang của ngành viễn thơng Việt Nam thì chỉ số chất lượng dịch vụ phản ánh sự phát triển về chiều sâu. Thực tế là ngành viễn thông Việt Nam để phát triển bền vững thì phải phát triển cả về chiều ngang và chiều sâu, hay nói cách khác cần phải cải tiến công nghệ
Cụ thể, các nhà mạng Việt Nam đang rất nỗ lực trong việc ứng dụng công nghệ cao. Cho đến năm 2014, tỷ lệ số thuê bao sử dụng công nghệ 2G (chỉ cung cấp dịch vụ thoại cơ bản bao gồm gọi điện và nhắn tin) đang có xu hướng giảm dần. Ngược lại, mạng di động 3G (cung cấp dịch vụ thoại cơ bản, dịch vụ ngoài thoại: tải dữ liệu, gửi Email, tin nhắn nhanh, hình ảnh và dịch vụ truy cập Internet) đang ngày càng được sử dụng phổ biến và chiếm tỷ lệ cao (22% năm 2014) với sự cập nhật công nghệ không ngừng từ UMTS đến CDMAx. Năm 2009, mạng di động 3G
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
chính thức được đưa vào sử dụng ở Việt Nam, được đánh giá là sự kiện công nghệ thông tin tiêu biểu nhất của năm và vào khoảng tháng 6/2015 tới đây, mạng 4G sẽ đưa vào sử dụng, người tiêu dùng có thể được tận hưởng chất lượng dịch vụ di động cao hơn rất nhiều, cụ thể với tốc độ đường truyền có thể tăng lên đến 10 lần.
Hình 2. 3 Phát triển cơng nghệ di động ở Việt Nam 2004-2014
Nguồn: Mobile Monday Vietnam (2014), “Fact, Figures and Forecast for the Vietnam Mobile Market”.
Trong đó:
- CDMA1X, CDMA2000EV-DO: các tiêu chuẩn công nghệ di động họ 3G, sử dụng kỹ thuật truy cập kênh CDMA, để gửi thoại, dữ liệu và dữ liệu báo hiệu giữa các điện thoại di động và trạm gốc.
- CDMAOne : Đa truy nhập (đa người dùng) phân chia theo mã, thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung thuộc công nghệ thông tin di động 3G.
- HSDPA : Truy nhập gói đường xuống tốc độ cao, là một bước tiến nhằm nâng cao tốc độ và khả năng của mạng di động tế bào thế hệ thứ ba UMTS. HSDPA đơi khi cịn được biết đến như là một công nghệ thuộc thế hệ 3.5G.
- UMTS : Hệ thống viễn thông di động tồn cầu, là một trong các cơng nghệ di động 3G ( Third Generation), UMTS đơi khi cịn được gọi là 3GSM.
- GPRS: Dịch vụ vơ tuyến gói tổng hợp, một dịch vụ dữ liệu di động dạng gói dành cho những người dùng GSM và điện thoại di động IS-136.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
- EDGE: đơi khi cịn gọi là Enhanced GPRS (EGPRS), là một công nghệ di động được nâng cấp từ GPRS cho phép truyền dữ liệu với tốc độ cao cho người dùng cố định hoặc di chuyển.
- GSM : Hệ thống thông tin di động toàn cầu thuộc thế hệ thứ hai (2G), được sử dụng phổ biến trên thế giới nhờ khả năng phủ sóng rộng khắp nơi.
Đặc biệt với 2 sự kiện quan trọng:
- Ngày 19/4/2008, VINASAT-1 được phóng lên quỹ đạo với 20 bộ phát đáp (8 bộ băng tần C, 12 bộ băng tần Ku) với độ phủ sóng tồn bộ lãnh thổ Việt Nam, ngồi ra Vinasat-1 cịn phủ sóng ở Nhật Bản, miền đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, Úc, biển Đông và một phần Myanma.
- Ngày 16 tháng 5 năm 2012, Vệ tinh VINASAT-2 với số bộ phát đáp: 30 (36 MHz/bộ) gồm 24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng, khả năng truyền dẫn: tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình đã được phóng thành cơng. VINASAT 2 có độ phủ sóng tồn lãnh thổ Việt Nam và 1 số khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanmar.
Cả hai VINASAT-1 và VINASAT-2 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh, sau khi phóng lên có thể cung cấp dịch vụ đường truyền vệ tinh để phát triển các dịch vụ ứng dụng như dịch vụ thoại, truyền hình, thơng tin di động, truyền số liệu, Internet, các dịch vụ đào tạo và y tế từ xa, truyền tin cho ngư dân trên biển, dự báo thời tiết, đảm bảo an ninh quốc phòng... Đặc biệt cung cấp đường truyền thông tin cho các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lụt, đường truyền cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà các phương thức truyền dẫn khác khó vươn tới được. Dự báo, hai vệ tinh này có thể cung cấp đủ dung lượng vệ tinh cho Việt Nam đến năm 2020. Một lần nữa, việc phóng thành cơng 2 vệ tinh đã giúp Việt Nam thể hiện quyền làm chủ trong khơng gian, góp phần bảo vệ an tồn trong việc truyền dẫn thơng tin mạng và duy trì sự ổn định tốc độ đường truyền. Ngồi ý nghĩa kinh tế, việc phóng vệ tinh Vinasat-1 cịn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong không gian vào nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ đó, Việt Nam trở thành nước thứ 93 trên thế giới và nước thứ 6 trong khu vực Đơng Nam Á có vệ tinh riêng bay vào quỹ đạo
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU