Những điểm hạn chế của ngành viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông của việt nam (Trang 37 - 39)

2.1. Tổng quan về sự phát triển cơ sở viễn thông trong nước

2.1.3. Những điểm hạn chế của ngành viễn thông Việt Nam

Có sự tiến bộ về cơng nghệ nhưng khơng thể không nhắc đến những yếu kém của các nhà mạng và các nhà cung cấp dịch vụ. Cụ thể theo như kết quả dự án Khảo sát mức độ hài lòng của người dùng 3G tại 3 thành phố Hà Nội - Đà Nẵng - TP.HCM được thực hiện bởi Báo Bưu điện Việt Nam cùng Nielsen và các đối tác năm 2013, đã có 5 nhóm yếu tố được đưa ra để đo độ hài lòng của người dùng 3G là: Kết nối và chất lượng mạng; Danh tiếng của nhà mạng; Cước phí và chương trình khuyến mãi; Gói cước; Dịch vụ khách hàng. Trong đó:

- Đối với nhóm yếu tố Kết nối và chất lượng mạng: 92% người dùng 3G tham gia khảo sát cho rằng tốc độ đường truyền là yếu tố thành phần quan trọng nhất. Thế nhưng, chỉ có 55% người dùng cảm thấy hài lòng về tốc độ đường truyền mà mình sử dụng trong năm 2012 (thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 64% của năm 2011). Có tới 26% người dùng khơng hài lịng và 19% người dùng rất khơng hài lịng về tốc độ đường truyền. 56% người dùng 3G vẫn đang mong muốn nhà mạng cải thiện hơn nữa tốc độ kết nối và chất lượng của mạng.

- Với nhóm Danh tiếng nhà mạng: 84% người dùng 3G đánh giá cao về độ tin cậy của các nhà mạng và 75% rất hài lòng về mức độ sáng tạo của nhà mạng.

- Với nhóm Cước phí và chương trình khuyến mãi: người dùng cho rằng giá cước của các nhà mạng đang ngang bằng nhau. 66% người dùng 3G hài lòng về giá cước. 79% người dùng hài lịng về việc tính cước chính xác. Tuy nhiên, vẫn cịn tới 22% người dùng chưa hài lịng với các chương trình khuyến mãi mà họ nhận được.

- Với nhóm Gói cước: hơn 40% khách hàng chưa hài lòng về mức độ phù hợp của các gói cước và gần 40% khách hàng cho rằng vẫn chưa có nhiều gói cước 3G được triển khai.

- Về nhóm Dịch vụ khách hàng: 14% người dùng không hài lòng về các chương trình chăm sóc khách hàng; nhiều người chưa hài lòng về khả năng phản hồi và trình độ hiểu biết của nhân viên, cũng như thông tin về dịch vụ 3G trên website của nhà mạng.

Một điểm đáng chú ý khác trong kết quả khảo sát công bố này là tỷ lệ khách hàng cam kết sử dụng lâu dài dịch vụ 3G của các nhà mạng đã giảm từ 71% của

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

năm 2011 xuống còn 64% năm 2012. Trong khi đó, tỷ lệ khách hàng rời bỏ (chuyển mạng/không sử dụng dịch vụ) lại tăng từ 4% lên 6%.

Viễn thông Việt Nam mới nổi trong khoảng 10 năm trở lại đây, đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng khơng vì vậy mà chúng ta qn đi vị trí của mình trên bản đồ viễn thơng thế giới. Bản khảo sát trên lấy ý kiến trực tiếp từ phía người tiêu dùng Việt, cịn biểu đồ so sánh dưới đây cho thấy cái nhìn của thế giới đối với chất lượng dịch vụ tại Việt Nam, cụ thể là tốc độ truy cập Internet

Hình 2. 4 Tốc độ truy cập Internet một số nước châu Á quý 4/2014

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website: http://www.statista.com/

Tại châu Á, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ truy cập Internet thấp nhất, vào khoảng 2,7 Mbps, chỉ đứng trên Indonesia, Ấn Độ và Philippines và kém xa so với các quốc gia phát triển như Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện nay xuất hiện rất nhiều ngành nghề trong xã hội xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thơng qua con đường Internet. Tốc độ truy cập thấp gây thiệt hại nhiều cho doanh nghiệp, thời gian truy cập xã hội phải bỏ ra bị độn lên rất nhiều. Có nhiều yếu tố tác động đến tốc độ truy cập, trong đó có yêu cầu về công nghệ. Năm 2010, mạng di động 4G đã bắt đầu đưa vào sử dụng tại Hàn Quốc, và dự báo năm 2017, Hàn Quốc sẽ cải tiến lên mạng 5G; Trung Quốc và Malaysia là 2 quốc gia rất gần Việt Nam cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ di động 4G năm 2013, trong khi ở Việt Nam thời điểm hiện tại, người tiêu dùng chưa có cơ hội trải nghiệm công nghệ tiên tiến này. Sự thật là Việt Nam

22,2 16,8 15,2 11,7 10,6 7,1 4,1 3,4 2,7 2,7 2 1,9 0 5 10 15 20 25 Hàn Quốc Hong Kong Nhật Bản Singapore Đài Loan Thái Lan Malaysia Trung Quốc Việt Nam Philipines Ấn Độ Indonesia Mbps Tốc độ (Mbps)

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đang trên con đường cải tiến công nghệ nhưng mức độ cập nhật về tiến bộ khoa học thì chưa theo kịp thế giới.

Sự không cập nhật về tiến bộ khoa học công nghệ đã là một trở ngại rất lớn trong việc nâng cao sự canh trạnh của chất lượng dịch vụ viễn thông Việt Nam trên thị trường quốc tế, thiết nghĩ nếu dịch vụ phục vụ khách hàng cịn yếu kém thì một ngày khơng xa chính những khách hàng Việt Nam sẽ rời bỏ ngành viễn thơng nước mình mà chuyển sang sử dụng dịch vụ viễn thơng của các đối tác nước ngồi với chất lượng tốt hơn về mọi mặt. Hơn nữa, hiện nay, Việt Nam cho phép các công ty nước ngồi đầu tư vào viễn thơng Việt Nam với tỷ lệ góp vốn 49% và khơng có gì đảm bảo chắc chắn rằng trong tương lai Việt Nam sẽ không mở cửa hoàn toàn ngành viễn thơng, do đó cuộc chiến khơng cịn là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà chính là sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông của việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)