Vai trò của xuất khẩu dịch vụ viễn thông đối với thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông của việt nam (Trang 48 - 51)

2.2. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Việt Nam

2.2.3. Vai trò của xuất khẩu dịch vụ viễn thông đối với thương mại dịch vụ

quốc tế, kinh doanh, bán hàng dịch vụ phi thoại. Việc đưa các văn phòng đại diện tại Campuchia, Myanmar và Lào vào hoạt động đánh dấu bước phát triển quan trọng trong việc vươn ra thị trường khu vực và quốc tế của Mobiphone Global, tạo cơ sở để Tập đoàn chuẩn bị các bước tiếp theo cho mở rộng hoạt động kinh doanh tại các nước trên.

2.2.3. Vai trò của xuất khẩu dịch vụ viễn thông đối với thương mại dịch vụ quốc tế quốc tế

Trên cơ sở lý thuyết, một trong những vai trò nổi bật nhất của hoạt động xuất khẩu nói chung là “xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới” (Bùi Xuân Lưu,Nguyễn Hữu Khải, 2009, tr.382). Áp dụng đối với xuất khẩu dịch vụ viễn thông, hoạt động mở rộng thị trường kinh doanh đem lại doanh thu lớn, tạo nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu kỹ thuật và công nghệ viễn thông tiên tiến nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ngành viễn thông trong nước phát triển, trong vai trò là ngành kết cấu hạ tầng của nền kinh tế, sẽ thúc đẩy nhiều ngành nghề kinh tế khác, trong đó có thương mại dịch vụ quốc tế. Như vậy, tựu chung lại: xuất khẩu dịch vụ viễn thông thúc đẩy ngành viễn thơng trong nước phát triển, qua đó tác động đến hoạt động thương mại quốc tế bao gồm cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ

Trên thực tế, ngồi những tác động gián tiếp thì xuất khẩu dịch vụ viễn thơng cũng có những đóng góp trực tiếp vào doanh thu xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam. Theo báo cáo cập nhật nhất của Tổng cục thống kê Việt Nam về xuất xuất nhập khẩu dịch vụ, sơ bộ năm 2013 kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam đạt 10.500 triệu đô la Mỹ, tăng gần 2,5 lần so với năm 2005 (4.265 triệu đô la Mỹ). Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đã tăng gần như liên tục qua các năm. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trong thời kỳ 2006-2013 đạt 11,9%/năm, cao gấp rưỡi tốc độ tăng GDP do nhóm ngành dịch vụ tạo ra trong thời gian tương ứng (7,18%/năm). Song song với sự gia tăng không ngừng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ nói chung, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Việt Nam cũng đang có những bước tiến vững chắc.

Hình 2. 6 Đóng góp của giá trị xuất khẩu viễn thông vào tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam 2009-2013

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu Trademap Database (2015)

2,15 1,84 1,67 1,43 1,43 0 0,5 1 1,5 2 2,5 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 2009 2010 2011 2012 2013 % nghìn USD Commnunication Share

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Cụ thể, trong giai đoạn 2009-2013, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Việt Nam tăng từ 124 lên 150 triệu đơ la Mỹ, trung bình khoảng 4,9%/năm. Tuy nhiên tỷ lệ đóng góp của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông vào kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đang có chiều hướng giảm dần và giữ ở mức độ rất khiêm tốn: chưa đến 2%.

Hình 2. 7 Tỷ lệ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của một số ngành năm 2013

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2015

Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam đạt 10.500 triệu đô la Mỹ, trong đó chủ yếu là xuất khẩu dịch vụ du lịch và dịch vụ vận tải với tỷ lệ đóng góp lần lượt là 72% và 21%. Xuất khẩu dịch vụ viễn thông mặc dù liên tục tăng trong các năm nhưng vẫn chỉ chiếm một phần không đáng kể: >1% trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ nói chung. Có thể kể đến nguyên nhân như sau:

Ngành viễn thông Việt Nam đang trong những giai đoạn đầu của sự phát triển- giai đoạn “cất cánh”. Trong giai đoạn này, mục tiêu trọng yếu của ngành viễn thông đến năm 2020 và định hướng 2025 là tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông thống nhất nội địa, ứng dụng công nghệ ngang tầm một số nước phát triển trên thế giới, tiến hành phổ cập dịch vụ điện thoại di động, truy cập internet trên toàn quốc, giảm giá cước và ứng dụng các dịch vụ giá trị gia tăng. Tựu chung lại, sẽ phát triển

72% 21% 3% 2% 1% 1% 1% Dịch vụ du lịch Dịch vụ vận tải Dịch vụ khác Dịch vụ tài chính Dịch vụ bưu chính viễn thơng Dịch vụ Chính phủ Dịch vụ bảo hiểm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tồn diện ngành viễn thơng trong nước, rút ngắn khoảng cách kĩ thuật số giữa các vùng miền và bước đầu mở rộng thị trường ở phạm vi quốc tế, ít nhất là khu vực ASEAN. Viễn thông là ngành đặc biệt quan trọng, do vậy phải ưu tiên xây dựng nền tảng trong nước trước, sau đó mới tính đến xuất khẩu ra nước ngồi, mở rộng kinh doanh quốc tế. Việt Nam tính đến 2014 đã đạt được các mục tiêu đề ra với tỷ lệ phổ cập điện thoại di động đạt 100% (137,93 điện thoại/100 dân) và phổ cập Internet đạt 37%. Dự báo đến năm 2020, viễn thơng sẽ là một trong ba ngành có tỷ lệ đóng góp GDP cao nhất và xuất khẩu dịch vụ viễn thông cùng với xuất khẩu phần mềm sẽ là một trong ba nhóm xuất khẩu trọng điểm.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông của việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)