Căn cứ pháp lý để tiến hành đầu tư

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại và đầu tư GIỮA VIỆT NAM và CANADA (Trang 39 - 42)

1.3. Cơ sở tiến hành quan hệ đầu tư giữa Việt Nam – Canada

1.3.2. Căn cứ pháp lý để tiến hành đầu tư

Hiện nay, quan hệ đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Canada mới chỉ dừng lại ở quan hệ 1 chiều do Việt Nam vẫn chưa đủ tiềm lực để đầu tư sang Canada. Chính vì thế, hoạt động đầu tư từ Canada sang Việt Nam mới chỉ đang được tiến hành dựa trên những văn bản pháp luật về đầu tư tại Việt Nam và hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs).

Luật đầu tư của Việt Nam qua nhiều lần sửa đổi và được ban hành vào năm 2005, đề ra những quy định đối với những nhà đầu tư nước ngoài trong việc tiến hành tiếp cận đầu tư vào thị trường Việt Nam nhằm mục đích bảo hộ cho thị trường trong nước cũng như những chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nội dung cơ bản của luật này bao gồm:

- Các nhà đầu tư sẽ được bảo đảm về vốn và tài sản. Cụ thể là vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư khơng bị quốc hữu hóa, khơng bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp cần thiết vì lý do an ninh quốc phịng, lợi ích quốc gia, những nhà đầu tư bị trưng dụng tài sản sẽ được bồi thường theo giá trị hiện hành mà không ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp cũng như khơng bị phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư với nhau.

- Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách. Cụ thể là các nhà đầu tư sẽ được hưởng những quyền lợi và ưu đãi của những chính sách mới được ban hành ngay khi chính sách đó có hiệu lực, dù cho những quyền lợi và ưu đãi đó có cao hơn so với những gì nhà đầu tư được hưởng trước đó. Tuy nhiên nếu như những chính sách và quy định mới gây ra bất lợi đối với những lợi ích hợp pháp các nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì họ vẫn được đảm bảo hưởng các ưu đãi như quy định ban đầu tại Giấy chứng nhận đầu tư.

Ngoài những nội dung trên liên quan tới những ưu đãi mà các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được nhận khi tham gia vào đầu tư tại Việt Nam thì luật đầu tư còn

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

39

quy định về những điều liên quan tới việc kiểm soát giá cả hay các cơ chế giải quyết tranh chấp, ngồi ra cịn có cả những quy định về thủ tục đăng kí cho các dự án đầu tư. Nhìn chung thì luật đầu tư của Việt Nam tương đối thơng thống về quy trình, thủ tục thực hiện dự án đầu tư. Luật đã áp dụng phổ biến chế độ đăng ký đầu tư; bãi bỏ hàng loạt các quy định mang tính chất xin - cho, kiểm duyệt đối với nhà đầu tư; chuyển thủ tục quản lý hoạt động của dự án đầu tư từ cơ chế tiền kiểm sang cơ chế hậu kiểm... Ngoài ra để áp dụng hai luật này vào thực tiễn thì Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều Nghị định cũng như văn bản dưới luật có liên quan tới q trình kinh doanh, cho phép thương nhân nước ngoài đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, và đặc biệt khuyến khích đầu tư trong các ngành có định hướng xuất khẩu, ngành nông nghiệp, nguyên vật liệu mới, công nghệ cao, nghiên cứu phát triển, bảo vệ môi trường và các ngành tương tự.

Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) điểu chỉnh những biện pháp được áp dụng trong lĩnh vực đầu tư liên quan tới thương mại hàng hóa. Nội dung cơ bản của hiệp định này quy định các nước thành viên WTO không được sử dụng những biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại mà vi phạm đến nguyên tắc đối xử quốc gia hay các biện pháp có tính gây cản trở, hạn chế thương mại. Cụ thể là các biện pháp hạn chế phi thuế quan đối với hoạt động thương mại hay các biện pháp cấm hoặc hạn chế thông qua quota, giấy phép hoặc các biện pháp khác. Nhằm bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp đã thành lập đang chịu tác động của một số biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, Các nước thành viên phải thông báo cho WTO tất cả các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại không phù hợp với Hiệp định TRIMs, cũng như các tài liệu, thông tin liên quan, kể cả các biện pháp được áp dụng ở cấp chính quyền địa phương. Nước thành viên có trách nhiệm cung cấp thơng tin và tạo điều kiện để tiến hành tham vấn nếu có nước thành viên khác yêu cầu.

Thời gian hiện nay, hai nước cũng đang trong quá trình đàm phán để tiến tới ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Canada với nguyện vọng và mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn q trình đầu tư và bn bán giữa hai bên. Trong quá trình đàm phán, hai bên cũng tập trung đưa ra những quy định về các nguyên tắc đối xử quốc gia, các ưu đãi, quy định trong việc quản lý hoạt động

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

39

34

đầu tư khi những cá nhân Canada muốn tiến hành đầu tư ở Việt Nam. Việc ký kết hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa hai nước sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý cho đầu tư và buôn bán giữa hai bên, đồng thời trở thành động lực khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp Canada tới đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trong những năm tới. Đây có thể coi là một sự đảm bảo niềm tin đối với doanh nghiệp của hai nước trong quá trình thực hiện những dự án đầu tư của mình.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA HAI NƯỚC VIỆT NAM – CANADA TRONG GIAI

ĐOẠN 2007 - 2014

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại và đầu tư GIỮA VIỆT NAM và CANADA (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)