Nhập khẩu hàng hóa từ Canada vào Việt Nam giai đoạn 2007-2014

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại và đầu tư GIỮA VIỆT NAM và CANADA (Trang 49 - 55)

2.1. Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam – Canada

2.1.3. Nhập khẩu hàng hóa từ Canada vào Việt Nam giai đoạn 2007-2014

2.1.3.1. Kim ngạch nhập khẩu

So với tình hình xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu của Việt Nam từ Canada trong giai đoạn 2007-2014 tuy có tăng đều qua các năm nhưng lại khơng có sự tăng mạnh như với tình hình xuất khẩu. Nếu như kim ngạch xuất khẩu đã đạt tới trên 1 tỷ USD vào năm 2010 thì kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Canada vào Việt Nam trong những năm gần đây chỉ tăng nhẹ tới hơn 400 triệu USD vào năm 2014. Qua đây có thể thấy, trong suốt giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã và đang xuất siêu sang Canada, cho thấy khả năng xuất khẩu của hàng hóa nước ta sang thị trường Canada là khá khả quan. Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu từ Canada trong giai đoạn này lại có tốc độ tăng trưởng khá thấp với chỉ 10,14%/năm và có cả tăng trưởng âm vào năm 2009 (-35,45%). Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng về nhập khẩu ở thời kì này cũng khơng đều, có những năm tăng trưởng cao lên tới 44,39% (2007), nhưng lại cũng có nhưng năm tốc độ khá thấp. Trong ba năm gần đây, hoạt động nhập khẩu từ Canada có tốc độ tăng trưởng giảm dưới 10%/năm, thậm chí năm 2014, tỷ lệ này đã xuống tới chỉ hơn 4%/năm. Tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Canada trong thời kỳ 2007-2014 là 2,93 tỷ USD.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ Canada vào Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014

Năm Kim ngạch nhập khẩu

( triệu USD) Tăng trưởng (%) 2007 268,831 44,39 2008 298,550 11,05 2009 192,690 -35,45 2010 257,052 33,40 2011 339,001 31,88 2012 370,093 9,17 2013 414,896 12,10 2014 432,253 4,18

Nguồn: Industry Canada,2014

Nếu như năm 2007, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Canada là 268,83 triệu USD thì năm 2014 con số này là 432,25 triệu USD. Như vậy tính đến năm 2014, kim ngạch nhập khẩu chỉ cao gấp gần 2 lần so với năm 2007, còn kim ngạch xuất khẩu đã cao gấp 5,5 lần cùng gốc so sánh. Có một điểm chung giữa tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Canada đó là tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu đều giảm đến số âm vào năm 2009, đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong vài năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu của Canada vào Việt Nam tụt xuống khá thấp. Năm 2013, nhập khẩu từ Canada đạt 406 triệu USD giảm 11,7% so với năm 2012 (Hải quan Việt Nam, 2013). Mặt hàng Việt Nam nhập từ Canada chủ yếu vẫn là thủy sản (3,2%); lúa mỳ (11,1%); phân bón các loại (22,9%); đá quý (9,1%); máy móc phụ tùng (9,6%) và thức ăn gia súc chiếm (4,2%).

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

44

Biểu đồ 2.3: Tổng kim ngạch nhập khẩu từ Canada vào Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014

Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Industry Canada,2014

Năm 2014 nhập khẩu của Việt Nam từ Canada đạt 432,2 triệu USD tăng hơn 4% so với năm 2013. Chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng (16,3%); phân bón các loại (14,2%); đá quý, kim loại quý và sản phẩm: (11,6%); thức ăn gia súc và nguyên liệu (9,8%); đậu tương (9,8%); lúa mỳ (5,6%); hàng thủy sản (4,9%); ô tô nguyên chiếc (1,55%) (Industry Canada, 2014). Tuy phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 khiến giá trị nhập khẩu bị sụt giảm, nhưng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Canada vẫn có xu hướng tăng trong 1 thập kỉ vừa qua.

Nhận định chung: Có thể thấy vị thế thương mại của Việt Nam ở thị trường Canada trong những năm gần đây liên tục được cải thiện qua xu hướng tăng đều và ổn định của kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu bình quân hàng năm thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của ngoại thương Việt Nam. Tuy quy mô giá trị cũng như tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng năm sang Canada không mạnh mẽ, sôi động bằng hoạt

268,831 298,550 192,690 257,052 339,001 370,093 414,896 432,253 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

động xuất khẩu sang thị trường này nhưng hoạt động nhập khẩu từ Canada vẫn được coi là đòn bẩy quan trọng hòa nhịp vào quá trình thúc đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế mà trực tiếp là các hoạt động kinh doanh hướng về xuất khẩu.

2.1.3.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Để phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chính sách nhập khẩu của Việt Nam nhiều năm trở lại đây đều tập trung nhập những sản phẩm máy móc, thiết bị hiện đại, nguyên vật liệu phục vụ xây dựng công nghiệp, sản xuất phát triển kinh tế là chính. Vì thế, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của nước ta từ Canada vẫn chưa được đa dạng và cịn ít biến đổi trong thời gian qua. Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực từ Canada không nhiều và kim ngạch nhỏ, tăng giảm khơng ổn định. Có thể chia hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này thành 2 nhóm chính:

- Nhóm 1: nhóm chiếm tỷ trọng gần 70% kim ngạch nhập khẩu từ Canada, gồm các mặt hàng như nguyên vật liệu, phán bón, hóa chất cơ bản, dược phẩm, sắt thép... - Nhóm 2: nhóm hàng chiếm tỉ trọng xấp xỉ 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Canada là nhóm hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị, động cơ,...

Bảng tổng hợp dưới đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Canada vào Việt Nam:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

46

46

Bảng 2.5: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ Canada trong giai đoạn 2007 - 2014

Đơn vị : triệu USD

Mặt hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hàng thủy sản 7,568 13,221 13,143 24,011 13,259 19,438

Lúa mì 0,771 1,236 5,675 29,155 45,679 23,776

Đậu tương 0 0 0 0 25,195 38,109

Thức ăn gia súc và nguyên liệu 8,554 18,557 16,060 32,693 17,797 36,072

Quặng và khoáng sản khác 0 0 0 0 2,515 0,622

Sản phẩm hóa chất 0 3,937 2,964 2,969 2,843 4,739

Dược phẩm 7,029 5,132 6,252 9,089 8,556 7,805,

Phân bón các loại 60,846 66,926 92,541 95,714 93,097 55,936

Chất dẻo nguyên liệu 9,580 8,256 7,373 6,832 6,827 9,666

Sản phẩm từ chất dẻo 1,167 1,679 2,442 1,082 1,448 1,801

Cao su 0 3,601 7,069 8,334 6,858 3,776

Gỗ và sản phẩm gỗ 6,384 7,641 5,618 6,313 4,823 5,843

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 4,307 9,891 8,823 6,361 2,928 3,838

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 0 14,218 11,069 14,764 37,459 45,988

Phế liệu sắt thép 0 6,154 9,524 12,309 18,546 8,259

Sắt thép các loại 0 25,677 7,176 9,015 13,511 2,100

Sản phẩm từ sắt thép 75,712 4,436 7,557 4,918 2,671 2,830

Kim loại thường khác và sản phẩm 5,199 19,367 16,192 11,302 11,339 10,327

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 4,196 0 0 0 0 0

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 13,393 3,182 5,507 2,286 7,184 2,622

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 31,528 91,522 47,568 64,844, 39,581 63,575

Ơ tơ ngun chiếc các loại 14,443 8,820 7,431 3,722 1,692 5,971

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nhìn vào bảng trên, có thể nhận thấy ba nhóm hàng là phân bón, máy móc phụ tùng và đá quý, kim loại quý được Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất và có kim ngạch tăng tương đối cao trong giai đoạn vừa qua:

Phân bón: đây là mặt hàng nhập khẩu quan trọng không thể thiếu đối với

một quốc gia sản xuất nông nghiệp là chủ yếu như Việt Nam, góp phần khơng nhỏ tăng năng suất cây trồng, đẩy mạnh xuất khẩu. Mặt hàng này có giá trị nhập khẩu lớn nhất và đều tăng trưởng cao qua các năm. Canada không phải thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam đối với mặt hàng phân bón mà là Trung Quốc với kim ngạch lên đến 211,23 triệu USD vào năm 2013, tiếp theo là tới các thị trường Nga, Nhật Bản. Thế nhưng việc xếp ở vị trí thứ 6 trong tổng số hơn 16 thị trường nhập khẩu phân bón sang Việt Nam cũng đã khiến cho Canada trở thành 1 thị trường nhập khẩu tin cậy của chúng ta đối với mặt hàng quan trọng này. Tuy rằng chất lượng và giá cả phân bón nhập khẩu từ Canada có tính cạnh tranh cao nhưng vì chi phí vận chuyển tương đối lớn nên điều này đã gây trở ngại cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận với các cơng ty phân bón của Canada. Hơn nữa, các nhà sản xuất phân bón ở Canada lại có thói quen giao dịch với người mua thơng qua các đại lí ủy quyền chứ khơng thích làm việc trực tiếp. Rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam không hiểu được tập quán này nên nhiều khi gặp phải những trở ngại khơng đáng có.

Máy móc thiết bị và phụ tùng: Tuy không phải là một trong những thị trường

nhập khẩu chính của Việt Nam về mặt hàng này nhưng hàng năm Canada cũng cung cấp cho Việt Nam một lượng đáng kể máy móc thiết bị phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong hơn một thập kỷ qua, kim ngạch mặt hàng này luôn đứng trong top 5 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Canada, đặc biệt là năm 2010, kim ngạch đạt trên 90 triệu USD. Tuy nhiên, nhược điểm ở đây là Việt Nam chưa nhập được những dây chuyền công nghệ hiện đại nhất. Canada là nước có cơng nghệ nguồn rất phát triển đạt trình độ cao của thế giới. Do đó, Việt Nam cần tận dụng hơn nữa nguồn hàng này từ Canada để phục vụ cho phát triển kinh tế.

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm: tuy mới chỉ thực hiện nhập khẩu nhóm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

48

khẩu lại liên tục tăng theo từng năm. Trong năm đầu tiên, kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này là 14,2 triệu USD. Và tới năm 2014, con số đó đã tăng lên là 45,9 triệu USD, đứng thứ 3 trong xếp hạng nhóm hàng nhập khẩu từ Canada. Canada là một trong những nguồn cung cấp đá quý, kim loại quý chủ chốt cho thị trường Việt Nam trong những năm gần đây, chỉ đứng sau một số thị trường lớn như Trung Quốc hay Mỹ.

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu từ Canada vào Việt Nam năm 2014

Đơn vị % Nguồn: Số liệu thống kê Hải quan Việt Nam, 2014

Nhìn vào biểu đồ thể hiện tỷ trọng mặt hàng nhập khẩu của Canada vào Việt Nam có thế thấy rõ được năm 2014 nhập khẩu của Việt Nam từ Canada đạt 386,5 triệu USD giảm 5% so với năm 2013, chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng (63 triệu USD chiếm 16,3%), phân bón các loại 55 triệu USD (14,2%), đá quý, kim loại quý và sản phẩm: 45 triệu USD (11,6%), thức ăn gia súc và nguyên liệu 36 triệu USD (9,8%), đậu tương 38 triệu USD (9,8%), lúa mỳ 23 triệu USD (5,6%), hàng thủy sản 19 triệu USD (4,9%).

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy QUAN hệ THƯƠNG mại và đầu tư GIỮA VIỆT NAM và CANADA (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)