Diễn biến giá vàng Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2012

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vai trò của ngân hàng nhà nước trong việc quản lý thị trường vàng tại việt nam (Trang 40)

Nguồn: Cơng ty vàng bạc đá q ài Gịn SJC

Những ngày đầu tiên của năm 2012, giá vàng không có nhiều biến động, chỉ quanh mức 43-44 triệu đồng/ lượng.Cho tới ngày 12/1/2012, thị trường vàng tồn cầu biến động mạnh. Lí do được cho là Trung Quốc nhập một lượng lớn vàng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

từ Hồng Kong để chuẩn bị cho Tết nguyên đán. Không chỉ trong tháng 1, tháng 2 giá vàng vẫn có dấu hiệu tiếp tục tăng do Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) bất ngờ tuyên bố sẽ giữ ổn định lãi suất cơ bản USD ở mức 0-0,25% từ nay đến cuối năm 2014 thay vì đến năm 2013. Tuyên bố này của FED khiến USD tạm thời yếu và thúc đẩy sự tăng giá của vàng. Tuy nhiên, sau đó, những thơng tin tốt về chỉ số kinh tế vĩ mô Mỹ (thơng tin tích cực về thị trường việc làm My , sự hồi phục nền kinh tế,...), có ít khả năng FED sẽ tung ra gói cứu trợ QE3, do đó giá vàng có sự tụt giảm mạnh. Giá vàng trong nước ở vào khoảng 44,65-44,95 triệu đồng/ lượng vào ngày 4/2 và tiếp tục giảm nhẹ vài ngày sau đó. Nhưng ngay sau khi các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng Euro thơng qua gói cứ trợ 130 tỷ Euro cho Hy Lạp, ngày 22/3, giá vàng trên thị trường thế giới sàn COMEX tăng lên tới xấp xỉ 1.775. Giá vàng trong nước cùng với đó cũng tăng lên ở vào khoảng 45,03-45,13 triệu đồng/ lượng. Đặc biệt vàng xác lập mức giá cao nhất trong tháng 2 là 45,3 triệu đồng/ lượng sáng ngày 27/2/2012.

Sang tới tháng 3, ngay sau bài phát biểu của ông Ben Bernanke - chủ tịch FED trong phiên điều trần trước quốc hội Mỹ, phát tín hiệu sẽ khơng bơm tiền vào nền kinh tế, người dân đổ xô đi bán vàng với khối lượng lớn. Giá vàng trong nước cũng chỉ còn 44,5 triệu đồng/ lượng, thấp nhất trong 5 tuần qua. Giá vàng SJC liên tục giảm trong đầu tuần tháng 3, xuống tới 44,37 triệu đồng/ lượng và sang tuần giá vàng lại có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại, đạt 44,8 triệu đồng/ lượng. Tuy nhiên vài ngày sau đó, giá vàng lại giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn và tăng trở lại từ ngày 24/3.Giá vàng thế giới đi lên đi xuống và chốt lại ở mức 1.662,4 USD/Oz, trong khi giá vàng tại Việt Nam vãn duy trì xung quanh ngưỡng 44 triệu đồng/ lượng.

2.1.2. Thực trạng vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý thị trường vàng tại Việt Nam trước nghị định 24/2012/NĐ-CP trường vàng tại Việt Nam trước nghị định 24/2012/NĐ-CP

Vấn đề nghiên cứu về thực trạng vai trò quản lý thị trường vàng sẽ đi từ hướng tổng quan về các động thái, các chính sách chủ trương của nhà nước để quản lý thị trường vàng qua 2 giai đoạn: trước khi có Nghị định 24 và sau khi có Nghị định 24. Trước những diễn biến bất ngờ của giá vàng trên thị trường trước khi nghị

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

định này ra đời, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã đưa ra những quyết sách hợp lý để bình ổn thị trường vàng trong từng hồn cảnh cụ thể.

2.1.2.1. Thực trạng các chính sách quản í thị trường vàng vật chất

Để triển khai thực hiện Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phù hợp với quy định tại Nghị định 63/1998/ NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối và Nghị định 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 của Chính phủ quy định về hàng hóa cấm lưu thơng, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; Hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, khắc phục những nhược điểm Nghị định 63/CP ngày 24/9/1993 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (nghị định có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành), đồng thời để hướng dẫn thi hành Nghị định 174/1999/NĐ-CP, NHNN đã ban hành thơng tư số 07/2000/TT-NHNN. Đó là văn bản pháp luật chính đã được Ngân hàng nhà nước sử dụng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng trong nhiều năm trước khi ban hành nghị định 24/2012/NĐ- CP. Theo đó, nghị định quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Mục tiêu quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu nhằm hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ.

a. Chính sách quản lí vàng miếng

Bắt đầu từ năm 1993, hoạt động kinh doanh vàng miếng tại Việt Nam đã từng bước được tự do hóa bằng việc cơng nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của các tổ chức, cá nhân và dỡ bỏ những hạn chế về phạm vi kinh doanh vàng được quy định tại Nghị định 63/CP ngày 24/9/1993 của Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng. Tuy nhiên, phải đến năm 1999, thị trường vàng mới thực sự được tự do hóa mạnh mẽ với những quy định mới của Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Nghị định 64/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 174/1999/NĐ- CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Ngân hàng Nhà nước chỉ quản lý một số hoạt động liên quan đến chính sách tiền tệ như: cấp giấy phép đối với việc xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và hoạt động sản xuất vàng miếng.

- Các hoạt động mua, bán vàng miếng được coi là hoạt động kinh doanh bình thường giống như những loại hàng hóa khác; tất cả các tổ chức, cá nhân đều được phép kinh doanh vàng, không nhất thiết phải thành lập doanh nghiệp.

Như vậy, thị trường vàng miếng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1999 đến tháng 6/2012 có sự tham gia của nhiều nhà sản xuất với 7 thương hiệu vàng miếng được lưu hành, trong đó thương hiệu SJC chiếm gần 90% thị phần vàng miếng trong nước. Cùng với sự đa dạng của thương hiệu vàng miếng là sự đa dạng của người tham gia mua, bán vàng miếng, từ cá nhân tới tổ chức, từ hộ kinh doanh tới các doanh nghiệp.Về vấn đề cho huy động và cho vay vốn bằng vàng, trước kia, các TCTD được phép chuyển đổi tối đa 30% số vốn bằng vàng sang VND, để có thể sử dụng linh hoạt nguồn vốn huy động bằng vàng trong kinh doanh (theo quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN). Nhưng thực tế đã chứng minh, việc chuyển đổi vốn như vậy gây ra rất nhiều rủi ro trong kinh doanh cho các TCTD, do khơng duy trì trạng thái vàng và không thực hiện được bảo hiểm giá vàng biến động mạnh. TCTD lợi dụng kẽ hở của quy định này, chuyển đổi vốn bằng vàng sang tiền rồi quay vòng đầu cơ vàng và ngoại tệ, gây ảnh hưởng xấu đến thị trường ngoại hối và tỉ giá, tình trạng vàng hố trong nền kinh tế cũng xuất hiện. Do đó, ngày 29/10/2010 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký ban hành Thông tư 22/2010/TTNHNN quy định về việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của các Tổ chức tín dụng (TCTD). Thơng tư có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Cụ thể, (1) các TCTD chỉ được huy động vốn bằng vàng dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá; (2) khơng được cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng; (3) không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VND và các hình thức bằng tiền khác; (4) không được huy động và cho vaybằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng; không hồi tố đối với các giao dịch huy động và cho vay bằng vàng được thực hiện trước ngày Thơng tư có hiệu lực thi hành. Sự ra đời của Thông tư nhằm hỗ trợ việc quản lý trên thị trường vàng với kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến thị trường tiền tệ, ngoại hối và tỷ giá, tập trung nguồn lực cho hoạt động sản xuất thay vì đầu

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tư vào lĩnh vực phi sản xuất của nền kinh tế. Tuy nhiên, Thông tư này gây một số khó khăn nhất định cho hệ thống NHTM trong ngắn hạn, nhất là thời điểm các ngân hàng đang phải “gồng mình” thực hiện những quy định về an toàn, thanh khoản theo Thông tư 13 và Thông tư sửa đổi 19 có hiệu lực vào đầu tháng 10/2010. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn cuối năm thường tăng cao. Thơng tư 22 ra đời sẽ hạn chế việc huy động vàng trong dân.Ngay sau đó, Thơng tư 11/2011/TT-NHNN ra đời đã chính thức chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD. Đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền phải tất toán chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2011.

b. Chính sách quản lí hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, m nghệ

Bảng 2.1: Các chính sách quản lý hoạt động sản uất, inh doanh vàng trang sức mỹ nghệ trƣớc Nghị định 24/2012/NĐ-CP

Thời gian

hiệu lực Chính sách Nội dung

1999-2012

Nghị định 174/1999/NĐ-CP kèm theo Thông tư

hướng dẫn 07/2000/TT- NHNN

- Quy định cụ thể hơn về điều kiện được phép mua, bán, gia công, sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ

- Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có vốn pháp định tối thiểu là 5 tỷ đồng Việt Nam; đối với các doanhnghiệp hoạt động tại các tỉnh và thành phố khác, có vốn pháp định tối thiểu là 1 tỷ đồng Việt Nam.

2003-2012 Nghị định 64/2003/NĐ-CP sửađổi bổ sung một số điều ở Nghị định 174/1999/NĐ-CP

Bãi bỏ quy định về vốn pháp định đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nghị định 174/1999/NĐ-CP ra đời kèm theo Thông tư hướng dẫn 07/2000/TT- NHNN7 được áp dụng đến năm 2012 đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức so với Nghị định 63/1993/NĐ-CP: DN (khơng có cá nhân) được phép sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, quy định cụ thể vốn pháp định,… Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai Nghị định 174, thị trường vàng hoạt động tương đối ổn định, vai trò của vàng ngày càng giảm và việc kinh doanh vàng được coi là một hoạt động kinh doanh bình thường nên Chính Phủ đã ban hành Nghị định 64/2003/NĐ- CP để sửa đổi và bổ sung một số điều cho Nghị định 174, trong đó bỏ quy định về vốn pháp định đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng.

c. Chính sách quản lí xuất nhập khẩu vàng

Bảng 2.2: Các chính sách XNK vàng trƣớc nghị định 24/2012/NĐ-CP Thời gian hiệu lực Chính sách Nội dung 1999- 2012 Nghị định 174/1999/NĐ-CP

- Quy định vốn pháp định tối thiểu 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam cho hoạt động XNK vàng nguyên liệu.

- DN có giấy phép khai thác vàng được NHNN cho phép XK vàng nguyên liệu - Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có khối lượng từ 3 kg trở lên phải được NHNN cho phép. Riêng DN đầu tư vốn nước ngồi khơng phải xin giấy phép XNK vàng từng chuyến.

Từ 2001

Quyết định 1165/2001/QĐ-

NHNN

Quy định hình thức vàng và khối lượng vàng được mang theo khi xuất, nhập cảnh.

+ Vàng tiêu chuẩn quốc tế: 1kg phải khai báo với Hải quan. Nếu mang vượt quá 1kg

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

phải làm thủ tục gửi tại kho Hải quan phần vượt quá để mang ra khi xuất cảnh hoặc làm thủ tục chuyển ra nước

ngoài và phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh

+ Vàng khơng đủ tiêu chuẩn quốc tế: trên 300g phải khai báo với Hải quan.

2003- 2012

Nghị định 64/2003/NĐ- CP của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung

Nghị định 174/1999/NĐ-CP

- Các DN triển khai XNK vàng trang sức, mỹ nghệ theo giấy chứng nhận kinh doanh của DN và quy định của Thủ tướng Chính phủ về điều hành XNK, không cần thông qua sự cho phép của NHNN.

- Yêu cầu về vốn pháp định và kinh doanh có lãi trong năm gần nhất được loại bỏ khi NHNN xem xét cấp phép XNK vàng nguyên liệu, vàng miếng cho các DN có đăng kí kinh doanh XNK vàng nguyên liệu, vàng miếng.

2011

Nghị định 95/2011/NĐ- CP

- Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. - Điều chỉnh tăng tất cả các mức phạt đối với các vi phạm về hoạt động kinh doanh vàng.

Nguồn: tự tổng hợp

Thông tin từ Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước thì NHNN chưa sử dụng vàng dự trữ để can thiệp vào thị trường. Trong suốt thời gian từ năm 1999 đến nay, lượng vàng dự trữ của Việt Nam được bảo toàn giá trị trong kho nhằm hỗ trợ cán cân thanh tốn kịp thời khi cần thiết NHNN khơng có bất cứ một nghiệp vụ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

mới được thực hiện dưới hai hình thức: bán ngoại tệ cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng và cấp quo-ta cho từng doanh nghiệp. Thực tế, lâu nay phương thức được NHNN sử dụng để giảm áp lực tăng giá, ổn định thị trường vàng là cấp quota nhập khẩu. Mỗi khi giá vàng tăng cao, dân đổ xô đi mua vàng, các cửa hàng bắt đầu bán ra nhỏ giọt, phương thức bán vàng bằng hóa đơn (người mua nộp tiền trước, nhận hóa đơn, vàng được chuyển sau) đã trở thành khá quen thuộc. Những lúc ấy, Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp quota nhập khẩu. Năm 2010, NHNN đã 4 lần cấp quota nhập khẩu để ngăn chặn các cơn sốt giá, trong đó 2 đợt cấp cuối năm chỉ cách nhau chưa đầy 4 tuần. Cho đến tháng 9/2011 NHNN đã có 3 lần cấp quota nhập khẩu vàng . Tuy nhiên, thị trường vàng vẫn không ổn định, giá vàng vẫn đứng ở mức cao, thậm chí cao hơn nhiều so với giá thế giới và luôn tiềm ẩn những bất ổn. Thực tế này cho thấy “phương thuốc” cấp quota xem ra khơng cịn hữu hiệu. Trước tình hình đó, vào tháng 11/2011, NHNN tiếp tục quyết định cấp phép nhập khẩu vàng miếng - đây là thứ 4 trong năm 2011 và là lần thứ 3 trong vòng hơn hai tháng kể từ cuối tháng 8/2011. Khác với các lần trước, quyết định mở quota thường được đưa ra khi thị trường lên cơn sốt đỉnh điểm và có yêu cầu cấp thiết của các ngân hàng, lần này tình hình yên ắng hơn sau 2 lần liên tiếp thị trường được bổ sung nguồn cung.

Xét về vấn đề xuất khẩu vàng, từ năm 2001-2010, Việt Nam được coi là một nước nhập siêu vàng. Có thể có nhiều cách tiếp cận về chính sách xuất khẩu vàng. Trước đây, các quy định về quản lý ngoại hối của VN ban đầu là cấm và hạn chế, khơng khuyến khích việc mang ngoại hối (bao gồm vàng) ra khỏi VN. Do đó việc

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vai trò của ngân hàng nhà nước trong việc quản lý thị trường vàng tại việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)