Biến động thị trường vàng sau Nghị định 24/2012/NĐ-CP

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vai trò của ngân hàng nhà nước trong việc quản lý thị trường vàng tại việt nam (Trang 54 - 70)

2.1. Vai trò của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong việc quản lý thị trƣờng

2.2.1. Biến động thị trường vàng sau Nghị định 24/2012/NĐ-CP

Thực tế cho thấy, từ khi NĐ 24 được triển khai, thị trường vàng đã trở nên ổn định, khơng cịn xảy ra hiện tượng “sốt” vàng làm cho người dân đổ xô đi mua vàng khi giá biến động mạnh; khơng cịn hiện tượng mua gom ngoại tệ để nhập lậu vàng. Ngồi ra, thực hiện chính sách chống “vàng hóa” nền kinh tế, Nghị định 24 cũng có quy định cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh tốn, vì vậy, vàng khơng cịn là phương tiện thanh toán phổ biến trong giao dịch như trước đây. Như vậy, mục tiêu can thiệp bình ổn thị trường vàng của NHNN đang từng bước được thực hiện với kết quả khả quan.

2.2.1.1. Diễn biến thị trường vàng 9 tháng cuối năm 2012

Nghị định 24/2012/NĐ-CP được ban hành bước đầu đã thay đổi diện mạo thị trường vàng trong 3 quý cuối năm 2012. Mặc dù giá vàng trong nước vẫn biến động theo chiều hướng của giá vàng thế giới nhưng với sự can thiệp của NĐ 24 và các chính sách hợp lý của NHNN biên độ biến động giá vàng trong nước so với thế giới nhỏ hơn đáng kể.

Hình 2.7: Diễn biến thị trƣờng vàng trong nƣớc 9 tháng cuối năm 2012

Nguồn: Công ty vàng bạc đá quý ài Gòn JC

Trong nước, giá vàng SJC chốt năm 2012 theo niêm yết của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn ngày 30/12 là 45,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,3 triệu đồng/lượng (bán ra). So với mức chốt năm 2011, giá vàng SJC kết thúc năm 2012

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tăng được 3,6 triệu đồng/lượng, tương đương mức tăng 8,4%. Mức giá đỉnh của vàng SJC trong năm nay là khoảng 48,2 triệu đồng/lượng vào đầu tháng 10, còn mức đáy là dưới 41 triệu đồng/lượng vào giữa tháng 5 trong khi đó trong quý 3/2011, giá vàng đã có lúc vượt ngưỡng 49 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng trong nước còn thể hiện được tính ổn định rõ nét khi giá vàng thế giới ngày 15/08 là 1.600 USD/ ounce, giảm 3,03% so với tháng 4 vào khoảng 1.650 USD/ onnce. Trong khi đó giá vàng trong nước cùng thời điểm từ tháng 4 đến tháng 8 chỉ giảm 0,16% từ 43,05 triệu/ lượng xuống 42,08 triệu/ lượng. Tuy nhiên, so với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước gần đây giữ mức chênh cao hơn 4-5 triệu đồng/lượng.

So với những năm trước, thị trường vàng trong nước năm nay “êm” hơn về diễn biến giá cả sau những nỗ lực can thiệp của Ngân hàng Nhà nước. Những chính sách mới về quản lý thị trường vàng trong năm nay phải kể tới việc đưa SJC trở thành thương hiệu vàng miếng duy nhất, chấm dứt huy động và cho vay vàng tại các ngân hàng thương mại... Ngân hàng Nhà nước còn thể hiện rõ quyết tâm chống “vàng hóa” khi khơng cho nhập khẩu vàng để giảm độ chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới.

2.2.1.2. Diễn biến thị trường vàng năm 2013

Năm 2013 là một năm vàng đã mất đi sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Nếu mua vào từ đầu năm, nhà đầu tư đã lỗ hơn 25% trong khi đó, nếu giao dịch trên thị trường thế giới, mức lỗ thậm chí cịn lên gần 30%.

Hình 2.8: Diễn biến giá vàng thế giới năm 2013

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 2.9: Diễn biến giá vàng Việt Nam năm 2013

Nguồn: Cơng ty vàng bạc đá q ài Gịn JC

Mở đầu năm nay, giá vàng được giao dịch ở mức 46,1- 46,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tuy nhiên, từ thời điểm đó, vàng đã liên tục biến động và có xu hướng giảm rõ ràng. Kết thúc năm 2013, giá vàng cũng tụt xuống vùng thấp nhất của năm là 34,7-34,78 triệu đồng/lượng. Thực tế, trong ngày 31/12, có lúc vàng được giao dịch ở 34,25-34,75 triệu đồng/lượng. Tính chung cả năm 2013, giá vàng bán ra đã giảm 11,82 triệu đồng, tương đương 25,34%. Trong khi đó, vàng mua vào giảm 11,4 triệu đồng, tương đương 24,7%.

Còn trên thị trường thế giới, giá vàng đã giảm từ mức 1.650 USD/oz xuống còn khoảng 1.200 USD/oz, giảm 450 USD/oz (-27,27%). Lý do cho việc giá vàng thế giới giảm mạnh như vậy là do các quỹ đầu tư tháo chạy khỏi vàng Trong năm 2013, yếu tố chính ảnh hưởng đến biến động giá vàng là các thơng tin từ chương trình Nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED).

Với việc FED cắt giảm QE3 từ 85 tỷ USD/tháng xuống còn 75 tỷ USD/tháng, vàng đang ngày một trở nên kém hấp dẫn. Các quỹ đầu vàng trên thế giới đã tăng tăng cường bán ra trong năm qua. Được biết, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã bán ròng 500 tấn vàng từ đầu năm tới cuối tháng 12 này. Quỹ này hiện còn chỉ nắm khoảng 806 tấn vàng. Trong khi đó, theo hãng nghiên cứu EPFR Global, các nhà đầu tư đã rút 38,8 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư vào vàng trong năm nay, đánh dấu năm thoái vốn mạnh nhất kể từ khi số liệu này bắt đầu được theo dõi vào năm 2000.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Như vậy, có thể thấy, vàng trong nước và quốc tế có mối quan hệ rất chặt chẽ. Sau mỗi lần vàng thế giới biến động, vàng trong nước cũng đều phản ứng tăng giảm tương ứng. Tuy nhiên do có sự can thiệp của Ngân hàng nhà nước sau nghị định số 24, biên độ dao động của giá vàng Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều so với giá vàng thế giới.

2.2.1.3. Diễn biến thị trường vàng năm 2014

Khơng có nhiều đợt sóng lớn do yếu tố đầu cơ gây ra, thị trường vàng trong nước năm 2014 đã thể hiện rõ xu hướng ổn định hơn so với diễn biến của năm trước.

Hình 2.10: Diễn biến giá vàng thế giới năm 2014

Nguồn: www.kitco.com

Trên thị trường thế giới, giá vàng khép phiên ngày cuối cùng của năm 2014 (31/12) ở ngưỡng 1.187 USD/ounce. Như vậy, sau một năm giao dịch, đồng kim loại quý này giảm 26 USD/ounce.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 2.11: Diễn biến giá vàng Việt Nam năm 2014

Nguồn: Công ty vàng bạc đá quý ài Gòn JC

Mở cửa ngày giao dịch đầu năm 2014 giá vàng SJC giao dịch ở ngưỡng 34,80 triệu đồng/lượng. Đến cuối năm giá bán ra dao động ở ngưỡng 35,15 triệu đồng mỗi lượng. Như vậy, trong năm 2014, thương hiệu SJC chỉ tăng 350.000 đồng/lượng.

Mức giá đỉnh của vàng SJC trong năm 2014 là hơn 37.4 triệu đồng/lượng (ngày 20/5), nhưng từ thời điểm đó đến hết năm xu hướng giảm giá lấn át và mức giá thấp nhất của năm là 34,75 triệu đồng/lượng. Theo ông Phạm Phú Quý, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn vàng Phú Quý, 4 tháng đầu năm 2014, giá vàng trong nước diễn biến tương đối ổn định và dao động khá sát với thị trường thế giới, nhờ đó mức chênh lệch có thời điểm đã được thu hẹp xuống còn khoảng gần 2 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 5/2014 giá vàng trong nước có thời điểm tăng mạnh, ngược chiều với thế giới. Đỉnh điểm là ngày 20/5, giá vàng SJC tăng gần 500.000 đồng/lượng, vọt lên ngưỡng 37,4 triệu đồng/lượng. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông điệp khuyến cáo người dân thận trọng khi quyết định mua, bán vàng để tránh các thiệt hại khơng đáng có, lập tức thị trường vàng trong nước đã lấy lại thế cân bằng. Từ tháng 6 trở đi, xu hướng giảm giá thể hiện rõ nét, vàng trong nước diễn biến khá sát với thế giới. Tuy nhiên, do mức độ điều chỉnh khác nhau cộng với sự biến động của tỷ giá USD trong nước nên chênh

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

lệch bị nới rộng, đến ngày cuối cùng của năm 2014 duy trì ở mức 4,2 triệu đồng/lượng (tăng 200.000 đồng/lượng so với đầu năm).

Trước đó, trong năm 2013, giá vàng trong nước đã giảm tới 25,34%, trong khi vàng thế giới cũng giảm từ mức 1.650 USD/ounce xuống còn khoảng 1.200 USD/ounce, tương đương mức giảm 27,27%. Nếu như những năm trước, mỗi khi giá vàng biến động mạnh, giao dịch vàng miếng thường diễn ra rất sôi động, thậm chí các doanh nghiệp còn phải viết giấy hẹn cho khách đến lấy vàng. Tuy nhiên, trong năm 2014, tình trạng xếp hàng mua, bán vàng đã khơng cịn tái diễn dù giá vàng có một số thời điểm biến động mạnh. Thể hiện rõ nhất là ngày Thần tài (19/2), mặc dù lượng giao dịch có nhỉnh hơn so với ngày thường nhưng chủ yếu là mua, bán vàng lẻ, hiện tượng người dân đổ xô đi giao dịch vàng không diễn ra.

2.2.2. Thực trạng vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý thị trường vàng tại Việt Nam sau nghị định 24/2012/NĐ-CP trường vàng tại Việt Nam sau nghị định 24/2012/NĐ-CP

Thị trường vàng đóng một vai trị quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế bởi những ảnh hưởng dây chuyền của nó lên các biến số khác như lạm phát, tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô... Hơn nữa, một bộ phận lớn dân cư coi vàng là phương tiện tích trữ tài sản thường chịu những tác động tâm lý khi nền kinh tế biến động.Vì vậy, quản lý thị trường vàng ln là vấn đề được các nhà quản lý quan tâm.

Đặc biệt từ năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính tồn cầu, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát gia tăng, nhu cầu nắm giữ vàng của người dân ngày càng nhiều. Giai đoạn này, cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo Nghị định 174, chính sách huy động, cho vay vốn bằng vàng đã bộc lộ hạn chế:

 Tình trạng các “cơn sốt vàng giả”: nhiều đối tượng có hành vi làm giá, đầu cơ gây khan hiến cung giả, đồng thời tung tin đồn gây ra các cơn sốt vàng khiến người dân đổ xô đi mua vàng. Giá vàng trong nước vì vậy tăng nhanh, cao hơn so với giá vàng thế giới. Khi có sự chênh lệch này xảy ra, thị trường xuất hiện tình trạng nhập khẩu vàng lậu; việc nhập khẩu vàng trên quy mô lớn đã ảnh hưởng đến tỷ giá, CPI, sự ổn định kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô dự trữ ngoại hôi Nhà nước.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

 Tình trạng “vàng hóa”: việc cho phép các tổ chức tín dụng huy động và cho vay vốn bằng vàng và chuyển đổi vàng thành tiền theo Quyết định 432/2000/QĐ- NHNN gây ra nhiều bất cập. Vàng miếng dần trở thành phương tiện thanh toán, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý.

Trong bối cảnh như vậy, Chính phủ đã đưa ra nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và thông tư hướng dẫn (số 16/2012/TT- NHNN ngày 25/5/2012) nhằm siết chặt hơn các quy định đối các hoạt động trên thị trường vàng và khắc phục những lỗ hổng pháp lý về quản lý kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng. Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ đã quy định rõ NHNN sẽ là cơ quan quản lý tập trung cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng

2.2.2.1. Thực trạng chính sách quản ý thị trường vàng vật chất a. Chính sách quản lý vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, hoạt động sản xuất vàng miếng có tác động rất lớn tới nguồn cung vàng miếng trong nước, nên để bình ổn thị trường vàng, hoạt động sản xuất vàng miếng cần được quản lý, kiểm soát chặt chẽ.

Từ những ngày đầu triển khai Nghị định 24, NHNN đã xây dựng lộ trình chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng (TCTD), giám sát chặt chẽ, xử lý các vấn đề phát sinh nhằm đẩy nhanh q trình tất tốn số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng.

Về hoạt động sản xuất vàng miếng, Nghị định 24 khẳng định: ”Nhà nước

độc quyền sản xuất vàng miếng...” và giao cho NHNN: ”Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ”. Đồng thời, Nghị định 24 cũng quy định các giấy phép sản xuất vàng miếng do NHNN đã cấp trước đây hết hiệu lực từ ngày 25/5/2012 (ngày Nghị định 24 có hiệu lực). Như vậy, thay vì có nhiều thương hiệu vàng miếng như trước, tồn thị trường chỉ có một thương hiệu duy nhất do NHNN ủy quyền cho Cơng ty Vàng bạc đá q Sài Gịn - SJC gia

cơng. Bên cạnh đó, sự ra đời của Quyết định 1623/QÐ-NHNN ngày 23/8/2012 về

việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của NHNN đã chính thức thiết lập tiêu chuẩn cho chất lượng vàng miếng tại Việt Nam. Theo đó, NHNN sẽ tổ chức sản

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

xuất vàng miếng căn cứ vào mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và cung cầu vàng miếng trên thị trường, giao công ty SJC gia công vàng miếng cho NHNN, công ty SJC chỉ được gia công vàng miếng SJC 99,99% theo chỉ đạo của NHNN về hạn mức, thời điểm sản xuất và nguồnvàng nguyên liệu để tổ chức sản xuất vàng miếng và dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của NHNN

Về hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng, Nghị định 24 quy định

hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, có cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Theo Nghị định 24, để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng, các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 5 điều kiện sau đây: (i) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; (ii) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; (iii) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 02 năm trở lên; (iv) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế); (v) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Các điều kiện để được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng đối với TCTD bao gồm: (i) Có vốn điều lệ từ 3000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên; (ii) Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng; (iii) Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Nghị định 24 cũng quy định rõ doanh nghiệp, TCTD hoạt động kinh doanh vàng miếng có trách nhiệm: (i) Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng của doanh nghiệp, TCTD được NHNN cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do NHNN tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ; (ii) Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm; (iii) Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hố đơn chứng từ; (iv) Niêm yết cơng khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng; (v) Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh; (vi) Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24 và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Đồng thời, Nghị định 24 cũng quy định hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; không sử dụng vàng làm phương tiện thanh tốn.

Có thể nhận thấy, vai trị quản lý của ngân hàng trung ương ngày càng cao

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vai trò của ngân hàng nhà nước trong việc quản lý thị trường vàng tại việt nam (Trang 54 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)