Giải pháp tăng cƣờng vai trò của Ngân hàng nhà nƣớc trong việc quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vai trò của ngân hàng nhà nước trong việc quản lý thị trường vàng tại việt nam (Trang 83 - 87)

trƣờng vàng tại Việt Nam

3.3.1. Huy động vàng trong dân

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, có khoảng 300-500 tấn vàng, tương đương 20 tỷ USD, đang nằm trong dân - một số vốn "nhàn rỗi" khổng lồ.

Trong đề án huy động vàng, thời gian tới, Nhà nước sẽ đứng ra huy động vàng thông qua các TCTD, hay nói khác, các TCTD sẽ làm đại lý cho NHNN trong việc huy động vàng. Với hình thức này, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào thị trường mà thông qua các tổ chức trung gian, ở đây là các TCTD. Mặt khác, với nhiều cơng cụ khác nhau, ví dụ kinh doanh vàng trên thị trường quốc tế, Nhà nước sẽ bảo hiểm được rủi ro do biến động của giá vàng thế giới, do đó đảm bảo giá trị tài sản của người dân mà vẫn có thể sử dụng số vàng đó quy đổi thành ngoại tệ để phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH. Theo đánh giá của các chuyên gia, với hình thức huy động này, các TCTD sẽ khơng lo khi giá vàng biến động.

Để có thể huy động vàng từ người dân thì có thể phát hành chứng chỉ vàng sẽ được thực hiện thông qua các NHTM, người dân sẽ gửi vàng qua NHTM và nhận lại một chứng chỉ chứng nhận giá trị tương đương vàng gửi vào. Chứng chỉ vàng này sẽ được sử dụng như một cơng cụ tài chính trên thị trường tiền tệ. Giao dịch chứng chỉ vàng sẽ góp phần giảm bớt những phức tạp do giao dịch vàng vật chất gây ra, đồng thời đa dạng hố các nguồn lực và cơng cụ tài chính cho nền kinh tế.

Ngồi ra, để giải quyết nhu cầu cấp thiết về vàng trên thị trường trong ngắn hạn, NHNN nên thực hiện mua lại vàng trong dân. Cần hướng dẫn một cách cụ thể và rõ ràng đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích người dân bán vàng lại cho NHNN. Bên cạnh đó, giá mua lại vàng cũng cần được đưa ra sát với kì vọng của người dân, có thể tương đương hoặc cao hơn so với giá thế giới, nếu không người dân cũng khơng tích cực bán vàng mà sẽ tiếp tục cất trữ chờ giá vàng tăng. Không chỉ vậy, NHNN cần nâng vao ý thức của người dân, cho người dân thấy được tầm quan trọng của việc huy đồng vàng từ người dân. Tuy rằng NHNN sẽ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

phải chịu lỗ trước tiên nhưng sẽ bình ổn được thị trường vàng. Trong thời gian dài hạn, NHNN cần triển khai việc phát hành chứng chỉ vàng. Khi kinh tế ổn định, sàn vàng được thành lập, việc mua bán vàng, chứng chỉ vàng trên thị trường thứ cấp diễn ra thuận lợi, người dân sẽ chủ động hơn trong việc mua chứng chỉ vàng. Khi đó, giao dịch chứng chỉ vàng sẽ sơi động bởi người dân vừa có khoản tiết kiêm, lại vừa có thể kiếm lời. Như vậy, vàng sẽ được lưu thơng trong nền kinh tế thay vì bị “chết” ở trong dân.

3.3.2. Tái thiết lập một sàn vàng quốc gia

Việc tái thiết lập một sàn vàng quốc gia là rất cần thiết bởi sàn vàng quốc gia sẽ hạn chế được cơn sốt vàng - giá vàng do giá sàn vàng đi cùng giá vàng thế giới. Hạn chế hiện tượng vàng hóa vì dân và các tổ chức có thể mua vàng tài khoản thay cho vàng miếng cất trữ trước đây.

Khi đó, nguồn lực trong dân vẫn vào hệ thống ngân hàng. Tiết kiệm được ngoại tệ vì lực mua - bán giảm và tỷ lệ ký quỹ của vàng tài khoản cũng nhỏ hơn so với tốn 100% nhập vàng vật chất. Nó cịn có thể tạo thêm kênh đầu tư cho các nhà đầu tư ngoại.

3.3.3. iảm mức đặt thầu tối thiểu trong các phiên đấu thầu vàng

Muốn thị trường vàng vận hành tốt thì cách duy nhất là phải tạo niềm tin cho người dân và DN. Các giao dịch vàng của người dân sẽ rất thuận lợi khi làm việc với những DN chuyên nghiệp. Người dân còn chưa tin tưởng vào sự chuyên nghiệp của NHTM trong kinh doanh vàng thì làm sao có thể thúc đẩy thị trường phát triển theo hướng “vàng tín chỉ”, có thể giúp cho đề xuất huy động vàng trong dân trong thời gian tới có thể được thực hiện thuận lợi. Do chính lý do này, thói quen dự trữ vàng vật chất trong dân cũng không thể thay đổi được. Một nguồn lực khổng lồ ước tính khoảng 400 –500 tấn vàng tương đương khoảng 15 – 16 tỉ USD đang nằm kẹt trong dân rất lãng phí.

Có thể nói nguồn cung vàng không thật sự đến được đúng nơi cần thiết. Hầu hết lượng vàng trong các phiên đấu thầu đều rơi vào các NHTM mà không dành cho các DN kinh doanh vàng chuyên nghiệp. Các NHTM nhận được sự ưu tiên trong tất cả các phiên đấu thầu để có được lượng vàng đủ cho việc nhanh chóng tất tốn trạng thái vàng 30/6/2013 theo nghiêm lệnh của NHNN. Phần vàng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

còn lại, các NHTM giữ cho hoạt động kinh doanh vàng. Theo Ông Vũ Minh Châu- Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Minh Châu: “Thực chất số vàng đấu thầu được không đưa ra thị trường, mà chảy vào túi các TCTD”. Thị trường vàng miếng chỉ có thể thơng suốt khi cơ chế quản lý tuân theo đúng quy luật của thị trường - quy luật cạnh tranh lành mạnh. Hơn nữa, trạng thái vàng đã được tất toán xong, đã đến lúc NHNN cần tạo điều kiện cho các DN kinh doanh vàng chuyên nghiệp được tiếp cận nguồn cung vàng dễ dàng và thuận lợi hơn.

Chính vì vậy, các giải pháp đưa ra lúc này gồm:

Thứ nhất, NHNN tổ chức các phiên đấu thầu với số lượng nhỏ hơn để các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội trúng thầu. Theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, mức đặt thầu tối thiểu chonhững phiên đầu là 200 lượng, còn những phiên sau là 5.000 lượng. Nhờ đó, nguồn vốn lưu động của DN có thể đáp ứng được giá trị cần thanh tốn sau khi trúng thầu.

Thứ hai, NHNN có thể rõ bỏ hàng rào ngăn cấm cácDN tiếp cận nguồn vốn từ NHTM để mua vàng bằng cách cho phép các DN được vay vốn mua vàng từ NHTM.

Thứ ba, NHNN có thể tạo đặc quyền cho các DN được phép trả chậm tiền thanh toán sau khi trúng thầu một khoảng thời gian cụ thể và có phải trả lãi cho số tiền trả chậm đó, trong trường hợp các điều kiện khác được DN đáp ứng. Thời gian trả chậm được quy định cụ thể: sau 01 tháng, 03 tháng,… với mức lãi suất tương ứng: 5%,7%,..., Hoạt động này tạo điều kiện để các DN xoay vốn trả nợ.

Thứ tư, NHNN cần có các quy định hạn chế số lượng trúng thầu của các TCTD vì kinh doanh vàng khơng phải là nghiệp vụ chính của các TCTD. Ví dụ: các TCTD đấu thầu cạnh tranh với nhau trong các phiên đấu thầu và không được phép mua với số lượng quá 30% lượng vàng ở mỗi phiên.

3.3.4. Xóa bỏ sự độc quyền của JC

Trong lúc thị trường vàng bộc lộ giá độc quyền và cách biệt với giá thế giới như vậy nhưng hiếm thấy động thái gì từ việc giảm hay tăng vàng từ kho dự trữ ngoại hối nhà nước để tham gia can thiệp mà chủ yếu chỉ thấy động thái tăng cường chương trình “SJC hóa”, tăng cường chuyển đổi các loại vàng phi SJC thành SJC.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bằng chứng là hiện nay, các xưởng máy của SJC đang chạy hết công suất để dập gấp hơn 13 tấn vàng phi SJC thành vàng SJC để cung cấp hàng cho thị trường và chạy theo lộ trình “duy nhất hóa” vàng miếng SJC. Bên cạnh có, điều đáng lo ngại nhất là nếu giá vàng miếng của các thương hiệu khác tiếp tục giảm thì sẽ khơng loại trừ khả năng những kẻ buôn lậu vàng nhân cơ hội này gom vàng miếng của các thương hiệu khác ngoài SJC để xuất khẩu lậu ra nước ngoài.

Vẫn biết giá vàng trong nước lên cao có lý do theo xu hướng của giá vàng thế giới vì Việt Nam khơng phải là quốc gia có nhiều mỏ vàng, càng khơng phải là quốc gia có ngành cơng nghiệp khai thác hay sản xuất vàng xuất khẩu mà là quốc gia nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, một thực tế là khoảng cách giữa giá vàng nội địa và thế giới liên tục nới rộng quá mức đến nghịch lý. Đặc biệt, giá vàng mang thương hiệu SJC thường duy trì ở mức cao hơn 2 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới, trong khi đó các thương hiệu vàng khác lại ngang bằng thậm chí thấp hơn giá vàng thế giới 1 triệu đồng/lượng.

Với những bất ổn của thị trường vàng như trên, NHNN nên xóa bỏ cơ chế độc quyền vàng và tôn trọng quy luật thị trường. Việc đo đếm giá trị và giá cả vàng phải căn cứ vào tuổi vàng, xóa bỏ mọi sự kỳ thị với các loại vàng phi dự trữ ngoại hối nhà nước.

3.3.5. Hạn chế nhập khẩu lậu vàng

Một là, việc xuất nhập khẩu vàng cần được siết chặt quy định. Việt Nam là nước có rất nhiều cửa khẩu, lại là quốc gia giáp biển tạo nhiều con đường thuận lợi cho việc nhập lậu vàng. Theo sự đánh giá của WGC, Việt Nam là một nước tiêu thụ rất nhiều vàng lậu. Vì vậy, NHNN và Cục hải quan cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đưa ra các điều luật gắn với thực tế và thực hiện một cách nghiêm ngặt. Cần tăng cường bộ phận thanh tra, giám sát các nguồn vàng ra vào tại các doanh nghiệp, các hóa đơn xuất nhập khẩu vàng để đối chiếu với lượng vàng xuất nhập thực tế. Từ đó có thể phát hiện ra lượng vàng nhập lậu và xử lý. Bên cạnh đó, các hình phạt đối với hành vi gian lận, nhập lậu vàng không có giấy cho phép, khơng theo quy định của nhà nước cũng cần tăng mức răn đe. Ngồi phạt hành chính như đã quy định từ trước, nguồn vàng nhập lậu sẽ bị thu giữ, đồng thời không cấp phép xuất nhập khẩu cho các cá nhân, doanh nghiệp cố tình vi phạm quá 3 lần.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hai là, giảm thuế nhập khẩu vàng. Theo thông tư 193/2012/TT-BTC, mặt hàng đồ trang sức, kỹ nghệ và các sản phẩm khác bằng vàng (khơng phân biệt hàm lượng vàng) có mức thuế suất nhập khẩu là 25% và 30%. Mặt hàng vàng nguyên liệu: loại có hàm lượng dưới 99,99% áp dụng mức thuế suất 10%, loại có hàm lượng 99,99% trở lên (phải được kiểm tra và công nhận) áp dụng mức 0%. Mặt hàng đồ trang sức, kỹ nghệ và các sản phẩm khác bằng vàng: loại có hàm lượng vàng từ 80% trở lên áp dụng mức thuế suất xuất khẩu là 10%; loại có hàm lượng vàng dưới 80% áp dụng mức 0%. Nếu như thuế nhập khẩu vàng giảm xuống, tình trạng nhập lậu sẽ giảm vì các doanh nghiệp khơng cần q lo lắng về thuế nộp, chi phí cho q trình sản xuất, kinh doanh sẽ giảm, vậy nên sẽ khơng tìm cách nhập lậu vàng về nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vai trò của ngân hàng nhà nước trong việc quản lý thị trường vàng tại việt nam (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)