MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vận dụng UCP 600 và ISBP 745 để kiểm tra chứng từ trong thanh toán bằng LC tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 72)

Mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trươc khi áp dụng UCP 600 và ISBP 745 vào hoạt động thanh toán quốc tế, song các ngân hàng Việt Nam vẫn gặp phải một số khổ khăn và bất cập khi áp dụng bản quy tắc mới này của ICC.

4.1. Bất cập đến từ phía bộ tập quán

Mặc dù so với UCP500, UCP600 đã hạn chế được một số những bất cập nhất định (Quy định cụ thể hơn trách nhiệm của hai bên mua bán, của ngân hàng, tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ rõ ràng hơn...), tuy nhiên UCP600 và cùng với nó là ISBP 745 vẫn khơng phải là hồn hảo, và vẫn còn một số điểm mà 2 văn bản mới này chưa giải quyết được.

4.1.1. Điều 7 (b) UCP600

Điều 7 (b) UCP600 chỉ ra thịi điểm cam kết thanh tốn của ngân hàng phát hành có hiệu lực đó là từ thời điểm ngân hàng phát hành tín dụng. Tuy nhiên lại

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chưa định nghĩa thế nào là phát hành tín dụng và thời điểm nào được coi là tín dụng đã được phát đi. Điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi vì đó chính là thời điểm mà ngân hàng phát hành bị ràng buộc bởi cam kết thanh tốn cho tín dụng thư.

4.1.2. Điều khoản về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ

Khi làm nhiệm vụ kiểm tra chứng từ, các TTV phải tuân theo quy định của UCP600. Quy định càng cụ thể thì việc kiểm tra chứng từ càng nhanh chóng và sẽ hạn chế được những sai sót xảy ra từ việc kiểm tra chứng từ. Thế nhưng trong Điềul4(d) UCP600 quy định như sau: “ Dữ liệu trong một chứng từ không nhất thiết phải giống hệt như khi đọc lời văn của tín dụng, của bản thân chứng từ và của tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ đó, với bất cứ quy định nào khác hoặc với tín dụng.”

Quy định này thực sự mơ hồ và khó hiểu. Thực sự rất khó để xác định các chứng từ có mâu thuẫn nhau hay không. Và nhiều khi việc quyết định xem các dữ liệu, các thơng số có mâu thuẫn với nhau hay không lại phụ thuộc vào sự nhạy cảm của người kiểm tra chứng từ

4.1.3. Trách nhiệm của ngân hàng thông báo

Điều 9 UCP600 quy định về việc thơng báo thư tín dụng và các sửa đổi, theo đó “bằng việc thơng báo thư tín dụng hoặc sửa đổi thư tín dụng, ngân hàng thông báo phải thể hiện là nó đã kiểm tra tính chân thực của thư tín dụng hoặc sửa đổi đó và thơng báo đó phải phản ánh chính xác các điều khoản của thư tín dụng hoặc sửa đổi mà ngân hàng thơng báo đó đã nhận được. Nghĩa vụ của ngân hàng thông báo thứ hai cũng giống như ngân hàng thông báo thứ r’.Trong trường họp bình thường, nếu một ngân hàng thông báo trực tiếp cho người hưởng về thư tín dụng, ngân hàng đó chỉ việc làm một tờ thơng báo về thư tín dụng (notification of letter of credit) và kèm theo đó là bức điện MT700 (chính là tồn bộ thư tín dụng) mà nó nhận được từ ngân hàng phát hành và gửi cho người hưởng lợi. Như vậy, ngân hàng hồn tồn có thể thực hiện được các yêu cầu của Điều 9. Tuy nhiên, trong trường họp ngân hàng không thông báo trực tiếp thư tín dụng cho người hưởng mà thông báo qua ngân hàng thông báo thứ hai thì rất khó có thể thực hiện được quy trình “ phản ánh chính

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

xác các điều khoản”. Trong thực tế ngân hàng phát hành sẽ gửi điện MT700 đến cho ngân hàng thông báo thứ nhất và yêu cầu thông báo qua một ngân hàng thông báo thứ hai. Ngân hàng thông báo thứ nhất sẽ phải lập một điện MT710 (có đầy đủ các trường như của MT700). Tuy nhiên có những điều khoản trong MT700 lại bao gồm những thông tin mà ngân hàng phát hành chỉ gửi cho ngân hàng thông báo thứ nhất, không phải ngân hàng thông báo thứ hai. Trong trường họp đó, ngân hàng thông báo thứ nhất sẽ cắt bỏ điều khoản đó, khơng đưa vào nội dung của MT700 gửi cho ngân hàng thông báo thứ hai. Tuy nhiên, nếu làm như vậy sẽ không thực hiện đúng như yêu cầu của Điều 9. Trong trường họp đó ngân hàng thơng báo thứ nhất sẽ phải làm gì? Đây chính là một vấn đề mà UCP 600 vẫn chưa giải quyết được để hỗ trợ cho hoạt động của các ngân hàng.

4.1.4. Chứng từ vận tải đa phưong thức: Điều 19 UCP600

Theo tên gọi của loại chứng từ nay: “chứng từ vận tải đa phương thức đối với hành trình ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau”. Song trên thực tế hiện nay thì chứng từ vận tải đa phương thức vẫn được áp dụng đối với hành trình chỉ sử dụng phương thức vận chuyển đường bộ. Vậy trong trường họp đó, nó có thuộc đối tượng điều chỉnh của UCP600 không? Đây thực sự là một bất cập mà UCP600 vẫn chưa giải quyết được cho phù họp với ngành vận tải và bảo hiểm hiện nay.

4.1.5. Vận đon của người giao nhận

Ta có thể thấy rằng trong UCP600 khơng có một điều khoản riêng nào về forwarder B/L. vậy trong trường họp người xuất khẩu tiến hành gửi hàng cho người giao nhận thì vận đơn của người giao nhận có được ngân hàng chấp nhận không?

4.2. Bất cập đến từ phía các doanh nghi ệp

Khi áp dụng bản UCP600 và bộ tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế mới ISBP 745 vào hoạt động thanh tốn của mình, bên cạnh những khó khan đến từ phía bộ tập quán, các ngân hàng còn phải đối mặt với những khó khăn mà chính các khách hàng của họ gây ra: các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Đại đa số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam uỷ thác hoàn toàn cho ngân hàng thực hiện khâu thanh toán. Điều này thực sự gây ra nhiều khó khăn

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cho các ngân hàng. Bởi vì muốn thành cơng thì phải có sự kết họp chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Nếu không uỷ thác hoàn toàn cho ngân hàng thì do sự hiểu biết về tập quán quốc tế,sự hiểu biết về UCP còn hạn chế nên các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế gặp phải khơng ít thiệt thịi. Thực tế là có đến 80% bộ chứng từ xuất trình thanh tốn lần đầu bị từ chối thanh tốn do có sai sót (số liệu nghiên cứu của VIBank, uỷ ban quốc tế ngân hàng phối họp cùng ICC).

Hiện nay UCP600 đã được đa số các ngân hàng áp dụng trong quy trình thanh tốn quốc tế. Thế nhưng khi được hỏi về UCP600, đại đa số các doanh nghiệp tỏ ra khó hiểu và thực sự chưa trang bị cho mình tầm hiểu biết nhất định về bộ tập quán quốc tế mới này. Và các doanh nghiệp cũng bày tỏ sự ngần ngại khi các ngân hàng áp dụng UCP600 với lý do là đã quen với UCP500. Điều này gây ra khơng ít khó khăn cho ngân hàng khi áp dụng bộ tập quán mới của ICC. Khi đã tham gia vào cuộc chơi tức là đã chọn phương thức thức thanh tốn bằng chứng từ thì phải hiểu rõ những thông lệ đã được quốc tế ban hành. Từ đó mới có thể vận dụng đúng đắn và linh hoạt (Theo bà Nguyễn Thị Phương Diễm- Giám đốc tài trợ thương mại VIBank). Và trong bối cảnh hiện nay khi UCP600 đã có hiệu lực được gần một năm, khi mà hầu hết các ngân hàng thương mại đã áp dụng nó thì việc các doanh nghiệp hiểu về UCP là vô cùng cần thiết để có thể thành cơng trong thương mại quốc tế.

4.3. Bất cập đến từ phía ngân hàng

Hiệu quả về đào tạo UCP chưa cao: Mặc dù các ngân hàng đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng trước khi chính thức áp dụng bộ tập quán mới: đào tạo nhân lực, tổ chức các buổi hội thảo giói thiệu và giúp các thanh tốn viên làm quen với UCP600 và ISBP 745 (MB, VIBank...) thế nhưng hiệu quả đào tạo thực sự vẫn chưa cao. Nguyên nhân là do việc đào tạo về UCP mới chỉ tập trung ở trụ sở chính mà chưa triển khai đến toàn bộ các chi nhánh cấp I và cấp II, chất lượng đào tạo cũng chưa sâu do còn bị hạn chế về mặt thời gian, địa điểm, nguồn lực.

Quy trình nghiệp vụ còn nhiều bất cập:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đổi quy trình nghiệp vụ của mình cho phù họp với bản quy tắc mới này. Tuy nhiên đối với một số loại L/C đặc biệt như là: L/C xác nhận, L/C giáp lưng, L/C chuyển nhượng.. .thì rất ít ngân hàng đã có một quy trình nghiệp vụ cụ thể tn theo đúng tinh thần của UCP600 và ISBP 745.

Đối với những bất cập đến từ phía UCP600, các ngân hàng cũng chưa có những điều chỉnh và quy định cụ thể. Ví dụ UCP600 khơng có một điều khoản nào quy định có chấp nhận vận đơn của người giao nhận hay không? Các ngân hàng cũng chỉ dừng lại ở việc tuân thủ UCP600 mà cũng chưa có quy định cụ thể hơn? Vậy nếu người xuất khẩu xuất trình vận đơn của người giao nhận (forwader B/L) thì có thanh tốn khơng? Và khi ấy BCT xuất trình có được coi là họp lệ khơng?

Chưa có quy định cụ thể về việc kiểm tra chứng từ theo ISBP: Mặc dù trong quy trình nghiệp vụ kiểm tra bộ chứng từ, đa số các ngân hàng đều quy định “tuân theo ISBP 745” song lại chưa nêu rõ bước quy trình nghiệp vụ cụ thể cho quá trình kiểm tra. Điều này tạo ra khơng ít khó khăn cho các thanh tốn viên trong q trình kiểm tra bộ chứng từ thanh tốn bởi vì bộ chứng từ thanh toán bao gồm rất nhiều các chứng từ như là vận đơn, hối phiếu, hóa đơn, giấy chứng nhận xuất xứ,... và nếu khơng có quy định rõ ràng về việc kiểm tra những chứng từ đó thì sẽ mất rất nhiều thời gian để xem xét tính phù họp của các chứng từ với UCP600 và với ISBP 745. Bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại những điểm chưa tương thích giữa 2 văn bản pháp lý trên (điều 14c UCP600 và điều 21 ISBP 745), do đó việc có một quy định cụ thể, rõ ràng về tiêu chuẩn kiểm tra càng cần thiết hơn bao giờ hết nhằm tránh những sai sót trong q trình kiểm tra bộ chứng từ thanh toán.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG III: MỘT VÀI BIỆN PHÁP VÀ ĐỀ NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vận dụng UCP 600 và ISBP 745 để kiểm tra chứng từ trong thanh toán bằng LC tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 72)