MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM VẬN DỤNG HIỆU QUẢ UCP600 VÀ ISBP 745 TRONG VIỆC KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO L/C

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vận dụng UCP 600 và ISBP 745 để kiểm tra chứng từ trong thanh toán bằng LC tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 75 - 80)

745 TRONG VIỆC KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO L/C

2.1. Đối với Uỷ ban ngân hàng thuộc ICC

UCP 600 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 và cho đến nay nó đã được sử dụng khá rộng rãi. Mặc dù UCP600 ra đời hết sức tiến bộ, tuy nhiên nó cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế nhất định. Do vậy Uỷ ban ngân hàng thuộc ICC nên thường xuyên trao đổi, lắng nghe ý kiến của những chuyên gia trong các lĩnh vực như: vận tải, bảo hiểm, ngân hàng để có những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể, tránh những sai sót từ sự hiểu không đúng các hướng dẫn từ UCP. Tất nhiên, hiện nay khi UCP600 đã chính thức có hiệu lực thì sự thay đổi các điều khoản của nó là khơng thể song nếu có những văn bản hướng dẫn thực hành một cách cụ thể, chi tiết rõ ràng thì sẽ hạn chế được một phần rất lớn những sai sót có thể xảy ra. Bên cạnh đó, việc thường xuyên trao đổi, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải, giao nhận, ngân hàng sẽ còn giúp cho ICC tiếp thu được những ý kiến để bản UCP sau này (khi mà UCP600 khơng cịn phù họp với thực tiễn hoạt động của ngành vận tải, bảo hiểm, ngân hàng nữa) sẽ hoàn thiện hơn, theo kịp với xu hướng phát triển chung.

2.2. Đối với các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước Việt Nam

2.2.1. Các cơ quan chức năng

Hoạt động thương mại quốc tế có thành cơng hay không phụ thuộc rất nhiều vào định hướng, tư vấn và hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Ví dụ khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ thì việc cung cấp những tài liệu về thị trường Hoa Kỳ, định hướng và lưu ý doanh nghiệp những vấn đề tiêu biểu của thị trường hàng đầu thế giới này tỏ ra thực sự cần thiết, góp phàn khơng nhỏ vào sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường đó. Khơng chỉ có vậy, sự hiểu biết về tập quán quốc tế, những quy định và thông lệ đang được bạn bè thế

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

giới sử dụng cũng góp phàn không nhỏ vào thành công ấy.

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà UCP600 và ISBP 745 đã có hiệu lực được gần 1 năm thì sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về hai bản quy tắc mới này còn rất nhiều hạn chế. Điều này sẽ gây ra khá nhiều thiệt thòi cho doanh nghiệp chúng ta khi làm ăn buôn bán với các đối tác nhiều kinh nghiệm, có tiềm lực kinh tế mạnh. Do vậy, việc định hướng, giúp doanh nghiệp tìm hiểu, hiểu đúng và vận dụng đúng tỏ ra vô cùng càn thiết. Bởi vì chỉ khi thực sự hiểu thì mới có thể áp dụng đúng, và chỉ có áp dụng đúng mới có thể tránh đuơc những sai sót, rủi ro trong thương mại quốc tế. Đặc biệt liên quan đến hai bản pháp lý này đó là những sai sót của bộ chứng từ thanh toán dẫn đến việc bị ngân hàng nước ngồi từ chối thanh tốn theo tín dụng thư. Do vậy, các cơ quan chức năng đặc biệt là Cục Xúc Tiến Thương Phòng Thương Mại, Trung Tâm Hỗ Trợ Doanh Nghiệp, phòng thương mại và công nghiệp nên tổ chức các khoá đào tạo, hướng dẫn về tín dụng chứng từ và UCP600 cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo giới thiệu về bộ tập quán mới, giúp doanh nghiệp hiểu và lưu ý doanh nghiệp về sự khác biệt so với bộ tập qn cũ. Chỉ có như vậy thì các doanh nghiệp của chúng ta mới có thể tự tin khi áp dụng, từ đó sẽ giảm thiểu được những rủi ro bộ chứng từ bị từ chối thanh tốn. Và từ đó mới có thể nâng cao được hiệu quả của hoạt động ngoại thương (vì theo ước tính của VIB mỗi lần bộ chứng từ bị từ chối thanh toán, các doanh nghiệp của chúng ta sẽ phải chịu chi phí sửa chữa bộ chứng từ là 50-2500USD)

2.2.2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một trong những chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước đó là chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên trong quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế thì ngân hàng nhà nước chưa có một đơn vị chuyên về thanh toán quốc tế để hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế của doanh nghiệp. Do vậy, ngân hàng nhà nước Việt Nam nên thành lập một ban chuyên về thanh toán quốc tế để chỉ đạo hướng dẫn hoạt động này của các ngân hàng thương mại đồng thời có thể tư vấn cho các ngân hàng thương mại khi có các tranh chấp

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

liên quan đến vấn đề thanh toán quốc tế.

2.3. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương mại quốc tế ngày càng nhiều. Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại Quốc Tế (7/11/2006). Khi tham gia thương mại quốc tế, các doanh nghiệp của chúng ta tất nhiên phải chấp nhận các luật chơi quốc tế. Và một điều đương nhiên là khi lựa chọn phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ, các doanh nghiệp cũng cần phải hiểu biết về phương thức tín dụng chứng từ cũng như các tập quán đang được sử dụng đối với phương thức đó.Tuy nhiên, về vấn đề này các doanh nghiệp của chúng ta thực sự còn nhiều hạn chế. Trong các doanh nghiệp của chúng ta, số cán bộ sử dụng thành thạo ngoại ngữ và am hiểu quy tắc tín dụng chứng từ chưa nhiều. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà hầu hết các đối tác khi tham gia hoạt động ngoại thương đều sử dụng UCP600 trong phương thức tín dụng chứng từ. Trong khi đó, UCP600 cịn là một cái gì đó khá lạ lẫm đối với doanh nghiệp của chúng ta. Điều này sẽ dẫn đến thiệt thòi cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chủ động cử cán bộ đi tham gia các khoá đào tạo, hướng dẫn về tín dụng chứng từ và UCP600 do phịng thương mại và cơng nghiệp cũng như các cơ sở của Việt Nam tổ chức. Một điều càn lưu ý các doanh nghiệp là khi tham gia ký kết họp đồng và lựa chọn phương thức thanh toán, nên hỏi ý kiến tư vấn của ngân hàng. Đặc biệt là khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ tuân theo UCP600.

2.4. Đối với các cơ sở đào tạo nghiệp vụ ngân hàng nói chung và thanh tốn quốc tế nói riêng quốc tế nói riêng

Những học viên của những cơ sở này sẽ là những cán bộ nòng cốt tại các ngân hàng thương mại sau này. Do vậy, các cơ sở đào tạo (Như các trường đại học đào tạo nghiệp vụ ngân hàng) cần phải kết họp việc giảng dạy lý thuyết với thực hành. Cụ thể hơn, khi giảng dạy về quy trình thanh tốn tại ngân hàng nên lấy một quy trình cụ thể tại một ngân hàng cụ thể. Từ đó sẽ giúp học viên khỏi bỡ ngỡ khi áp dụng vào thực tế. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà UCP600 và ISBP 745 có hiệu lực và đã được các ngân hàng thương mại Việt Nam ứng dụng tương đối

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

rộng rãi, thì các cơ sở đào tạo trong và ngoài trường đại học nên chú trọng việc giảng dạy bộ tập quán mới, kết hợp với việc phân tích những điểm khác biệt giữa UCP600 với UCP500, giữa ISBP 745 so với ISBP 681. Đồng thời lưu ý sinh viên và cán bộ nghiệp vụ những sai sót có thể xảy ra trong thực tiễn và từ những bất cập và cách hiểu sai khác về bộ tập quán.

Như vậy, để có thể thành cơng khi ứng dụng UCP600 và ISBP 745 khi thực hiện thanh tốn theo tín dụng thư đòi hỏi sự kết họp chặt chẽ giữa ngân hàng và các doanh nghiệp đó. Để thực hiện được điều đó, ngân hàng cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu càn sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan chức năng cũng như từ phía ngân hàng nhà nước Việt Nam. Bản thân ngân hàng cũng càn phải tự cải tiến, thay đổi quy trình nghiệp vụ cho phù họp với bộ tập quán mới, doanh nghiệp cũng cần phải cập nhật kiến thức cho mình. Và điều quan trọng hơn cả là doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của ngân hàng mình khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh tốn xuất nhập khẩu.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

KẾT LUẬN

Thế giới ngày cáng mở cửa thì việc mở rộng giao lưu hợp tác của Việt Nam ở trong khu vực và trên thế giới ngày càng được khuyến khích. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động mua bán háng hóa phải được diễn ra bình đẳng theo cơ chế thị trường, dẫn đến khâu thanh toán cũng phải tuân thủ luật lệ và tập quán quốc tế được điều chỉnh trên cơ sở các quy định của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này.

Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng tới mọi vùng quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới, kéo theo hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng tăng trưởng mạnh trên mọi phương diện. Để đạt được kết quả này, ta cần phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các ngân hàng thương mại với tư cách là trung gian thanh toán quốc tế, với phương thức thanh tốn chủ yếu là tín dụng chứng từ, đã giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng, liên tục và đạt hiệu quả cao. Đồng thời, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng không ngừng đổi mới sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Bằng uy tín, nguồn vốn và kinh nghiệm dày dạn của các ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là trong cơng tác thanh tốn tín dụng chứng từ, phương thức tín dụng chứng từ đã thực sự trở thành một công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần khơng nhỏ thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Trước ngưỡng cửa của sự đổi mới và hội nhập, việc kiểm tra để hạn chế, thậm chí không để xảy ra sai sót trong thanh tốn bằng tín dụng chứng từ đã trở thành một yêu cầu hết sức đúng đắn và thiết thực. Chính vì vậy, việc phịng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ, giải quyết những vướng mắc cịn tồn đọng chính là một trong những việc mà các ngân hàng thương mại, người xuất nhập khẩu và các cơ quan chức năng cần phải sớm hồn thiện để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vận dụng UCP 600 và ISBP 745 để kiểm tra chứng từ trong thanh toán bằng LC tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 75 - 80)