L/C TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vận dụng UCP 600 và ISBP 745 để kiểm tra chứng từ trong thanh toán bằng LC tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72)

UCP600 ra đời đã giúp loại bỏ được nhiều điều khoản mơ hồ và gây tranh cãi khi sử dụng. Tuy nhiên, UCP600 vẫn còn một số những khúc mắc và bất cập khi đưa vào ứng dụng. Những bất cập này đến từ cả phía bản thân bộ tập quán, phía khách hàng lẫn phía các ngân hàng. Bài khoá luận này xin đưa ra một vài giải pháp nhằm giải quyết những bất cập và khó khăn đó.

1. MỘT VÀI BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG VIỆC KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN

1. MỘT VÀI BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG VIỆC KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THANH TỐN

Thanh tốn thư tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế ở các ngân hàng thương mại (trên dưới 60%). Việc có một quy trình thanh tốn rõ ràng cụ thể sẽ giúp cho thanh toán viên tránh được sai sót liên quan đến việc kiểm tra bộ chứng từ. Nhất là hiện nay khi mà UCP600 đã có hiệu lực và bản thân UCP cũng tồn tại một vài bất cập. Vậy để tham gia vào hệ thống ngân hàng quốc tế, ứng dụng thành công UCP600 cũng như ISBP 745 và tư vấn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các ngân hàng cần làm những gì?

1.1. Giải pháp chung

1.1.1. Thứ nhất

Cần nâng cao chất lượng đội ngũ thanh toán viên. Mặc dù trước khi chính thức áp dụng UCP600 và ISBP 745 nhiều ngân hàng đã mở lớp đào tạo về bộ tập quán mới. Tuy nhiên, chất lượng vẫn chưa cao và việc đào tạo chủ yếu diễn ra ở hội sở chính, chưa triển khai đồng bộ đến các chi nhánh cấp I và cấp n. Các ngân hàng nên tập trung đào tạo nâng cao nghiệp vụ đồng bộ hơn, triển khai từ hội sở chính đến chi nhánh.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) vận dụng UCP 600 và ISBP 745 để kiểm tra chứng từ trong thanh toán bằng LC tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72)