CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KHAI PHÁ DỮ LIỆU TRONG MARKETING
2.1 Giới thiệu chung về hoạt động khai phá dữ liệu trong ngành công nghiệp bán lẻ
2.1 Giới thiệu chung về ho ạt động khai phá dữ liệu trong ngành công nghi ệp bán lẻ bán lẻ
Ngành công nghiệp bán lẻ thu thập một số lượng khổng lồ các dữ liệu về doanh số bán hàng và lịch sử mua sắm của khách hàng. Số lượng dữ liệu thu thập được tiếp tục mở rộng nhanh chóng, đ ặc biệt là do sự gia tăng tính dễ dàng sử dụng, tính sẵn có và phổ biến của hoạt động bán hàng trên web hoặc e-commerce. Ngành công nghiệp bán lẻ cung cấp một nguồn dữ liệu phong phú cho khai phá dữ liệu. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Karem Tomak, phó chủ tịch của hãng phân tích Macys.com thừa nhận rằng chỉ ba năm trước, bộ phận lưu trữ dữ liệu cịn dựa trên bảng tính Excel cất giữ cũng như sàng lọc dữ liệu có ý nghĩa về dữ liệu khách hàng. Bây giờ, được trang bị trong tay công nghệ hiện đại như khai phá dữ liệu các hãng bán lẻ khổng lồ còn đạt được tỷ lệ tăng doanh thu hai con số. Nhiều nhà bán lẻ đang nhận ra rằng khai phá dữ liệu có tiềm năng đem l ại sức sống cho một ngành công nghiệp đang bị thách thức bởi kinh tế tăng trưởng chậm, người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, sự phát triển chóng mặt của các loại hình di động. Sau đây là những nhân tố đã góp phần làm cho khai phá dữ liệu (Data-mining) ngày càng được chú trọng trong ngành công nghiệp bán lẻ những năm gần đây.
2.1.1 Sự gia tăng khối lượng dữ liệu
Sự gia tăng c ủa điện tho ại di động, máy tính bảng và phương tiện truyền thơng xã hội đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của dữ liệu có sẵn về khách hàng. Một nhà bán lẻ điển hình khơng chỉ biết các thông tin về nhân khẩu học cơ bản về một khách hàng, mà còn biết tận dụng các thông tin về lịch sử mua sắm, các cuộc gọi hỗ trợ tư vấn, các tương tác qua điện thoại di động, các trang mạng xã hội và nhiều hơn nữa . Khối lượng dồi dào của thơng tin có s ẵn cho các nhà bán lẻ là chưa từng có, ngay cả đối với những thương hiệu có nhiều năm kinh nghiệm phân tích dữ liệu khách hàng.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
2.1.2 Sự tăng cường đầu tư công nghệ cho khai phá dữ liệu của các hãng bán lẻ
Giờ đây sẽ thật khó để có thể ra các cửa hàng máy tính tìm thấy một ổ đĩa cứng chứa ít hơn một terabyte. Sự gia tăng lưu lượng bộ nhớ và giá thành ngày càng giảm đã làm cho khai phá dữ liệu khơng cịn chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn, nó „san bằng sân chơi‟ cho nhiều cơng ty khi nói đến khai phá dữ liệu. Lãnh đạo của các doanh nghiệp bán lẻ đã bắt đầu đầu tư vào thu thập, tổ chức cơ sở dữ liệu và tập trung vào phân tích dữ liệu, từ đó cho họ cái nhìn sâu sắc, thấu hiểu khách hàng khi mà thậm chí một vài năm trước đây đó là điều khơng thể. Trong năm 2013, các nhà bán lẻ đã chi gần 2 tỷ USD vào lĩnh vực kinh doanh thông minh mà khai phá dữ liệu đóng vai trị chủ đạo và $ 9.4 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, nâng cấp cho lĩnh vực khai phá dữ liệu. Đối với hệ thống chuỗi cửa hàng Macy của Mỹ, sự đầu tư này đã làm tăng tới 10 phần trăm doanh số trong các cửa hàng..
2.1.3 Xu hướng cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm trong thương mại điện tử
Trong báo cáo Công nghệ Bán lẻ 2014 do Retail TouchPoints thực hiện, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm là một trong bốn xu hướng mới của ngành bán lẻ. Trong nền kinh tế hiện nay, với bối cảnh hoạt động mua sắm trực tuyến đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, các nhà kinh doanh đang tìm những cách tiếp cận khác nhau để được khách hàng đánh giá cao, để tăng tỷ lệ chuyển đổi mua sắm của những khách hàng tiềm năng ghé thăm các trang web, để giữ chân khách hàng, để lôi kéo họ quay trở lại trong những lần sau, đặc biệt là gia tăng lòng trung thành,… và một trong những giải pháp tốt nhất được nhắc đến là cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm thơng qua thương mại điện tử. Các cửa hàng bán lẻ truyền thống thường có lợi thế hơn so với các cửa hàng trực tuyến ở chỗ họ có thể cung cấp dịch vụ mang tính cá nhân. Khi đó, người bán hàng có thể tương tác trực tiếp với khách hàng để tìm ra điều mà họ muốn, nhu cầu, sở thích của họ, sau đó đề xuất các mặt hàng, dịch vụ bổ sung để thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng tốt hơn. Còn đối với các trang web bán hàng trên mạng thì mọi điểm tiếp xúc đều là gián tiếp qua nhiều công cụ, chẳng hạn như website, điện thoại, liveChat, email,… do đó khơng tránh khỏi sự chung chung
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
khiến cho chất lượng dịch vụ không được tốt như mong đợi. Khai phá dữ liệu cho các nhà bán lẻ cơ hội để bắt chước cách mà các chủ của hàng nhỏ vẫn làm, điều chỉnh kỹ thuật bán hàng, giá cả, cách thức giao tiếp với từng khách hàng theo điều kiện và sở thích của họ. Nghiên cứu được trích dẫn trên blog của Harvard Business Review thấy rằng:
Việc cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ theo từng khách hàng có thể mang lại
mức hiệu quả 5-8 lần so với đầu tư vào marketing thông thường và tăng doanh số bán hàng 10 phần trăm.
Có đến 59% người tiêu dùng nói rằng họ có thể dễ dàng tìm thấy những gì
mình muốn một cách nhanh chóng và thuận tiện khi tiến hành mua sắm trực tuyến trên các trang web thương mại điện tử cá nhân hóa, và 45% người mua nói rằng họ sẽ ưu tiên mua hàng trên những trang web cung cấp cho mình các khuyến nghị cá nhân phù hợp với nhu cầu, sở thích.
Ngồi ra, nghiên cứu của business2community cịn chỉ ra:
75% người tiêu dùng thích thú với việc chào hàng sản phẩm trên các trang
web cá nhân hoá.
Các sản phẩm cá nhân hố có khả năng cải thiện tỷ lệ nhấp chuột vào hơn
14%, và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng hơn 10% so với những sản phẩm bình thường
56% người tiêu dùng cho biết họ sẽ có xu hướng mua sắm tại những trang
web cung cấp cho mình một trải nghiệm cá nhân tốt.
Gần ba phần tư (74%) người tiêu dùng trực tuyến nhận được sự thất vọng
với các trang web khi nội dung (ví dụ như chào hàng, quảng cáo, khuyến mãi) xuất hiện mà khơng mang lại bất cứ lợi ích gì.
Với những lợi ích rõ rệt của cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, đặc biệt với sự bùng nổ của các mạng xã hội, người tiêu dùng sẵn sàng chia sẻ những trải nghiệm thú vị họ có được nhờ việc cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ mang lại cho họ với bạn bè, người thân càng làm cho độ hiệu quả của xu hướng này được lan truyền rộng rãi.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
2.1.4 Khó khăn trong nhận diện nhóm khách hàng giá trị
Ưu tiên những khách hàng giá trị cao là điều cần thiết cho sự thành công, đặc biệt khi xét đến chi phí bỏ ra để có được khách hàng mới lớn gấp nhiều lần chi phí để giữ những khách hàng mang lại giá trị cao. Những cải tiến trong khai phá dữ liệu cho phép các nhà bán lẻ sàng lọc dữ liệu, từ đó khả năng nhận diện khách hàng mang lại giá trị cao được cải thiện. Một nghiên cứu gần đây của Aberdeen Group cho thấy rằng 59 % các nhà bán lẻ thừa nhận việc thiếu hiểu biết về người tiêu dùng vẫn là một trong những mối lo ngại hàng đầu của họ mặc dù các nhà bán lẻ đang có dữ liệu khách hàng lớn hơn bao giờ hết. Đối với các doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành cơng nghiệp có lợi nhuận mỏng như ngành bán lẻ, khai thác dữ liệu đúng và phân tích thơng minh sẽ dẫn tới những khách hàng hài lịng hơn, trung thành hơn từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh.