Những đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp ôtô Thái Lan

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp ôtô của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34 - 37)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ THẾ GIỚI

2.2 Những đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp ôtô Thái Lan

2.2.1 Về vốn đầu tƣ

Với đặc điểm là một ngành công nghiệp chế tạo đòi hỏi một lượng lớn về vốn đi kèm với nó là khả năng thu hồi vốn chậm, do vậy chính phủ Thái Lan xác định việc phát triển ngành công nghiệp ô tô phải đi kèm với việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment –FDI). FDI trong lĩnh vực sản xuất chế tạo vào Thái Lan không ngừng tăng từ 4.891 tỷ Bath vào năm 2008 đến 5.859 tỷ Bath vào năm 2011 (Bank of Thailand). Theo báo cáo của ủy ban đầu tư Thái Lan (Board of Invetment – BOI), Nhật bản ln đóng góp một số lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trong ngành sản xuất ơ tơ, vào năm 2013 tổng vốn đầu tư từ Nhật Bản trong công nghiệp ô tô là 15.000 tỷ Bath, con số tiếp tục tăng lên đến 51.123 tỷ Bath vào năm 2014 (BOI, 2014). Đóng góp của FDI trong ngành cơng nghiệp ô tô Thái Lan thể hiện qua hệ thống các nhà cung cấp trong ngành công nghiệp phụ trợ đã được đề cập tới ở trên. Để thu hút được lượng lớn FDI như vậy, chính phủ Thái Lan đã có các ưu đãi đầu tư rất mạnh mẽ. Các ưu đãi bao gồm khuyến khích về thuế như: miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; khẩu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện và nước; bổ sung 25% khẩu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với ngun liệu. Các khuyến khích khơng bằng thuế bao gồm: cho phép cơng dân nước ngồi vào Thái Lan để nghiên cứu cơ hội đầu tư; cho phép đưa vào Thái Lan những lao động kỹ năng cao và chuyên gia để thực hiện việc xúc tiến đầu tư; cho phép sở hữu đất đai; cho phép mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ.

2.2.2 Công nghệ kỹ thuật

Việc phát triển khoa học công nghệ trong ngành sản xuất ô tô của Thái Lan cũng gắn liền với các doanh nghiệp FDI. Đi kèm với việc đầu tư lượng vốn lớn vào Thái Lan, các doanh nghiệp này còn thực hiện chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại trong việc sản xuất và lắp ráp ô tô. Vai trò của Nhật Bản trong việc thực hiện chuyển giao công nghệ đối với Thái Lan là rất lớn. Vào những thập niên 80 của thế kỷ trước, ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản đang có sự bùng nổ với tốc độ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tăng trưởng lớn đang dần hình thành một mạng lưới cung cấp trong các nước châu Á (Busser và Sadoi, 2004). Những nước công nghiệp mới ở ASEAN là Thailand, Malaysia, Indonesia, Philipines trở thành mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp Nhật Bản. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế vào thời điểm những năm 1980, 1990 cao, Thái Lan trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Nhiều trung tâm R&D của các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập. Như trung tâm R&D của Toyota mở của vào 5/2005 với chi phí lên tới 2.7 tỷ Bath nhằm đáp ứng nhu cầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đóng vai trị quan trọng trong việc thiết kế, chỉnh sửa sản phẩm và các bộ phận để phù hợp với nhu cầu của thị trường châu Á (Somrote Komolavanij, 2010).

2.2.3 Tổ chức sản xuất

Cơ cấu các nhà sản xuất và cung cấp ở Thái Lan được phân làm 3 tầng. Tầng thứ nhất bao gồm các cơng ty liên doanh nước ngồi với 16 hãng bao gồm cả các nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới. Toyota vẫn là nhãn hiệu đứng đầu cả về sản lượng lẫn doanh thu bán hàng. Hãng này đã mở một nhà máy ở Chachoengsao vào tháng 8 năm 2013 với tăng công suất thêm tới 80 000 xe/năm. Do đó sản lượng của Toyota dự đốn sẽ đạt 700 000 xe/năm. Honda cũng đang tiến hành xây nhà mới tại Prachinburi, dự kiến hồn thành vào năm 2015 và sẽ góp phần đưa sản lượng của Honda lên 240 000 xe/năm. Một vài hãng lắp ráp Trung Quốc cũng đã có kế hoạch đầu tư vào Thái Lan như tập đoàn SAIC đã liên doanh với Thailand’s CP group để sản xuất hơn 50 000 phụ tùng lắp ráp cho dòng xe British MG hoặc hãng Chinese SUV và Great Wall Motor đã công bố kế hoạch đầu tư trị giá 340 triệu đola Mỹ vào Thái Lan (Tractus, 2014).

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.3: Sản lƣợng các hãng xe theo tỷ lệ năm 2013

Nguồn : Thai Automotive Institute, 2013

Biểu đồ 2.4 : Tỷ lệ sản lƣợng nội đia của các hãng xe năm 2013

Nguồn : Thai Automotive Institute, 2013

Có thể thấy tầm quan trọng của các nhà sản xuất Nhật Bản khi đóng góp từ 80-90% sản lượng kể cả nội địa lẫn xuất khẩu tại Thái Lan. Những hãng xe này đã thâm nhập vào thị trường Thái Lan từ những ngày đầu thay đổi về nhập khẩu (1960s) và đã điều chỉnh để thích nghi với những chính sách của chính phủ nước sở

Honda, 11% Mitsubishi, 15% Isuzu, 12% Nissan, 10% Toyota, 35% Hãng khác, 17% Honda 16% Mitsubishi 8% Isuzu 15% Nissan 8% Toyota 33% Hãng khác 20%

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tại. Bên cạnh đó, họ đã thiết lập đươc một mạng lưới sản xuất khu vực hiệu quả dựa trên những ưu đãi về thương mại của khu vực ASEAN

Ở tầng thứ hai là các nhà cung cấp linh phụ kiện với hơn 640 công ty, trong đó 47% là các cơng ty chủ yếu là nước ngồi, 30% là các cơng ty vốn chủ yếu là trong nước, 23% là công ty 100% vốn trong nước. Tiếp đến ở tầng thứ ba với 1648 nhà cung cấp nội địa. Với một số lượng lớn các nhà sản xuất linh phụ kiện và cung cấp dịch vụ, Thái Lan muốn trở thành nhà sản xuất các bộ phận này hàng đầu thế giới dựa trên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và chiến lược hướng sang xuất khẩu. Với hệ thống các nhà cung cấp này giúp cho tất cả các nhà sản xuất ô tô trên thế giới có thể thiết lập sản xuất ngay trên Thái Lan. Khới đầu là đề án “Brand to Brand Complementation” tới năm 1995, tiếp theo là kế hoạch cộng tác giữa các nền công nghiệp ở ASEAN bắt đầu từ năm 1998 và rộng hơn là khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp ôtô của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)