Giai đoạn 2000-2010: Tạo dựng khả năng cạnh tranh quốc tế cùng với sản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp ôtô của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 44 - 48)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ THẾ GIỚI

2.3 Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp ôtô Thái Lan qua các

2.3.5 Giai đoạn 2000-2010: Tạo dựng khả năng cạnh tranh quốc tế cùng với sản

sản phẩm chủ đạo

Cùng vào thời điểm chính phủ Thái Lan loại bỏ tỷ lệ nội địa hóa theo quy định của WTO vào năm 2000, một vài chính sách tài chính cũng được áp dụng để vực dậy nền công nghiệp:

- Nâng cao hàng rào thuế quan với CKD từ 20% lên 30% , đồng nghĩa với việc tăng cường bảo vệ sản xuất linh phụ kiện nhưng lại giảm trợ giúp đối với các nhà lắp ráp

- Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt ở dòng xe bán tải hai ca-bin từ 35-48% xuống còn 12%, các model còn lại của seri này xuống còn 3-5%, xe chở khách (dung tích xi lanh nhỏ hơn 2400cc) từ 37,5% xuống còn 35%.

Thuế tiêu thụ đặc biệt cắt giảm giúp cho giảm bớt gánh nặng cho khách hàng từ việc tăng thuế nhập khẩu linh phụ kiện. Những điều chỉnh về thuế nằm trong chiến lược của chính phủ Thái Lan tạo ra một thị trường trong nước cho dòng xe bán tải, cụ thể hơn là dòng xe bán tải hai ca-bin. Thuế tiêu thụ đặc biệt được miễn giảm trong giai đoạn 3-8 năm dành cho các dự án đầu tư nước ngoài trên 10 tỷ Bath tương đương với trên 250 triệu đôla Mỹ. Cũng vào thời điểm này, việc giảm thuế cho nhập khẩu máy móc, nguyên liệu cũng bắt đầu được áp dụng.

Thêm vào đó, chính phủ Thái Lan bắt đầu thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa có chọn lọc thơng qua việc chọn lựa sản phẩm chủ đạo, vốn có liên hệ rất nhiều với chính sách tài chính ở trên. Vào tháng 2 năm 2002, Bộ công nghiệp cơng bố “chính sách đầu tư mới cho ngành cơng nghiệp ơ tơ”, với mục đích đưa Thái Lan thành trung tâm của ngành công nghiệp ô tô trong khu vực Đông Nam Á. Sản phẩm chủ đạo đầu tiên được lựa chọn ở đây là xe bán tải và các linh kiện của dòng xe này.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Kế hoạch được vạch ra là cắt giảm hàng rào thuế quan cho máy móc, ba năm miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các nhà sản xuất dòng xe này với những dự án trên 10 tỷ Baht, bao gồm cả các nhà cung cấp. Hơn nữa, Bộ công nghiệp cũng cung cấp các ưu đãi về thuế khác nhau dành cho việc phát triển R&D cũng như xây dựng trụ sở điều hành.

Đáp lại những chính sách này, Toyota đã quyết định di chuyển ngành sản xuất xe bán tải từ Nhật Bản sang Thái Lan, thâm nhập thị trường xe bán tải rộng lớn ở Thái Lan, khởi đầu bằng đồ án “sáng kiến quốc tế về phương tiện đa năng (IMV)” vào năm 2002. Thái Lan sẽ trở thành nơi sản xuất tồn cầu cho dịng xe Hilux cỡ nhỏ, đa chức năng của Toyota, bắt đầu với hai triệu sản phẩm và xuất khẩu nguyên chiếc sang hơn 90 nước, xuất khẩu linh kiện sang 9 nước trong năm 2004. Không chỉ là nơi sản xuất, Toyota cũng lựa chọn Thái Lan để phát triển đồ án IMV. Vào năm 2005, Toyota thành lập trung tâm R&D đầu tiên ngoài Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Hơn nữa, Toyota, cũng di chuyển phần lớn văn phòng điều hành khu vực từ Singapo sang Thái Lan để thành lập nên công ty Toyota Motor Asia Pacific Engineering & Manufacturing (TMAP-EM) vào năm 2007.

Cùng lúc với những chuyển biến của Toyota, Isuzu cũng bắt đầu di chuyển phần lớn việc sản xuất dòng xe bán tải (D-MAX) từ Nhật Bản sang Thái Lan vào năm 2002 và bắt đầu xuất khẩu sang 130 nước vào năm 2003 đi cùng với toàn bộ mảng R&D của dòng xe này sang Thái Lan vào năm 2010. Hãng Auto Alliance cũng bắt đầu xuất khẩu xe bán tải (SUV Everest) sang hơn 50 nước vào năm 2005. Honda cũng thành lập trung tâm R&D nhằm phát triển giao dịch các bộ phận, linh kiện xe ở đây thông qua việc đầy tư 2,4 tỷ Baht (gần 70 triêu đôla Mỹ) vào năm 2005. Như là kết quả của việc mở rộng năng lực sản xuất của các công ty trên Thái Lan, hơn 70 nhà cung cấp các linh phụ kiện của Nhật Bản đã hạ cánh xuống Thái Lan vào năm 2005, với 4 cơng ty có trung tâm R&D tại Thái Lan.

Đầu năm 2004, chính phủ Thái Lan cũng đã có những chỉnh sửa thêm vào kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô với tên gọi là “Detroit của châu Á” về sau được sửa lại là “Nhà sản xuất của châu Á”. Bản kế hoạch này có lộ trình rất rõ ràng khi mục tiêu đạt tới là đưa Thái Lan trở thành trung tâm xuất khẩu xe hơi của Đông

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nam Á với sản lượng 2,5 triệu xe nguyên chiếc và lọt vào top 10 nước sản xuất ô tô trên thế giới vào năm 2016.

Chính phủ Thái Lan cũng nhận định rằng nhu cầu ô tô sẽ chuyển dần từ dòng xe bán tải sang xe chở khách trong dài hạn cũng như dự đoán tầng lớp trung lưu trong xã hội sẽ ngày càng tăng. Do vậy theo bản đề án tới năm 2016 “Nhà sản xuất của châu Á” chính phủ cho rằng chỉ với dịng xe bán tải làm sản phẩm chủ đạo là chưa đủ nên cần thêm phát triển sản xuất dòng xe chở người nhỏ, kinh tế, thân thiện với môi trường. Để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà sản xuất trên thế giới, đề án “Eco car” được coi như sản phẩm chiến lược thứ hai trong năm 2007. Một trong những nét đặc trưng của đề án này là sử dụng cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với mở cửa cho ngành công nghiệp chế tạo các linh kiện cho dòng xe này, đặc biệt là tập trung nâng cao khả năng sản xuất động cơ. Theo kế hoạch này, chính phủ Thái Lan đã lựa chọn cẩn thận công nghệ nào trong nước có thể đáp ứng được và khuyến khích sản xuất trong nước bằng việc ban hành các ưu đãi về thuế.

Để đáp lại những cam kết về đề án “Eco car” vào đầu năm 2007, bảy công ty đầu tiên bao gồm : 5 hãng sản xuất Nhật Bản (Nissan, Honda, Suzuki, Mitsubushi và Toyota) cùng 2 hãng khác là Volkswagen và Tata Motors đã thể hiện thiện chí và đồng thuận với Ủy ban đầu tư. Tuy nhiên cuối cùng chỉ có các nhà sản xuất Nhật Bản, với năng lực sản xuất hơn 620 000 xe là đồng ý tham gia vào đề án này. Ví dụ, Nissan đã quyết định tạo ra một khu vực sử dụng lao động Thái Lan và Nhật Bản cho việc sản xuất các xe nhỏ, giá rẻ theo như đề án “Eco car”. Nissan đã đóng cửa việc sản xuất những dòng xe của model March tại Nhật và chuyển sang Thái Lan với mục tiêu xuất khẩu dòng xe “Thai-Made March” trở lại thị trường Nhật. Nissan đã lần đầu giới thiệu dòng xe “Eco” này trên thị trường vào tháng 3 năm 2010 với thống kê đã sản xuất hơn 59 000 xe và xuất khẩu được trên 42 000 xe (phần lớn là sang thị trường Nhật Bản) trong năm đó

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.3: Tham gia của các bên trong dự án Eco Car Tên hãng Vốn đầu tƣ (Baht) Sản lƣợng (chiếc) Thị trƣờng cho sản phẩm Nissan 5,51 tỷ 120.000 Nhật Bản

Honda 6,7 tỷ 120.000 50% cho nội đia, 50% xuất khẩu

Suzuki 9,5 tỷ 138.000 26 000 xe cho nội địa, còn lại xuất khẩu Mitsubishi 16 tỷ 150.000 ASEAN và Nhật Bản

Toyota 6,64 tỷ 100 000 50% cho ASEAN

Nguồn: Fourin (2011, p.191)

Liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, chính phủ Thái Lan cũng đã liên kết với chính phủ Nhật Bản nhằm đưa ra chương trình phát triển nguồn nhân lực cho các nhà sản xuất linh kiện (AHDRDP) trong năm 2006. Điều này đã giúp nâng cao trình độ kỹ thuật cho các nhà cung cấp hạng 2 và hạng 3. Cũng theo chương trình này, 4 cơng ty của Nhật Bản là Toyota, Nissan, Honda và Denso đã đào tạo 300 kỹ sư bậc cao cho các nhà cung cấp hạng 2 và hạng 3 trong giai đoạn 1 (2006-2007). Những kỹ sư này sẽ hướng dẫn cho hơn 4 000 công nhân trong các nhà cung cấp của họ trong giai đoạn 2 (2008-2010).

Những điều chình của chính phủ đối với ngành cơng nghiệp ô tô đã mang lại những kết quả đáng kể. Nhiều nhà cung cấp linh phụ kiện đã đầu tư số lượng lớn vồn vào Thái Lan với hơn 104 trường hợp đạt hơn 33 tỷ Baht vào năm 2010. Nhật Bản vẫn đóng vai trị quan trọng trong dòng đầu tư này khi chiếm tới xấp xỉ 60%. Sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô cũng tạo thêm nhiều cơ hội cho ngành cơng nghiệp ơ tơ. Ví dụ như hãng Ford đã quyết định chuyển dây chuyền sản xuất của Philipines tới Thái Lan nhằm tận dụng những cụm công nghiệp ô tô được tập trung hóa tại đất nước này. Theo ước tính của ủy ban đầu tư, Thái Lan đã có trong tay hơn 2 300 nhà cung cấp, con số vượt trội so với các nước trong khu vực : 700 ở Malaysia, 500 ở Indonesia.

Hãng Toyota Motor Thailand (TMT) có một hệ thống với hơn 203 nhà cung cấp hạng 1 cùng với hợp đồng với các nhà sản xuất thiết bị gốc và 95% các nhà cung cấp này đến từ Thái Lan. Liên quan đến thị phần, các sản phẩm của TMT đạt tỷ lệ này trung bình là gần 90% đối với Thái Lan và hơn 90% nếu tính cả khu vực ASEAN vào năm 2010. Toyota cũng kỳ vọng sẽ đạt 100% thị phần ở ASEAN vào

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp ôtô của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)