Nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh từ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP hồ chí minh (Trang 27 - 29)

HĐMBHHQT

Trong mối quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, tranh chấp giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngồi là điều khơng thể tránh khỏi. Khi có tranh chấp xảy ra, các bên không chỉ bị thiệt hại về mặt vật chất mà cịn có thể bị tổn hại đến uy tín kinh doanh của mình. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp là rất quan trọng, ý nghĩa được thể hiện trên hai phương diện sau đây.

1.4.1. Đối với các cơ quan xét xử

Một là giúp các cơ quan xét xử có cái nhìn tổng quan về các trường hợp tranh chấp về HĐMBHHQT. Những số liệu thống kê về tình hình tranh chấp sẽ cung cấp cái nhìn trực quan, sinh động về tình hình tranh chấp và việc phân tích các văn bản luật, bản án chọn lọc sẽ phần nào phản ánh thực tiễn tài phán của các vấn đề tranh chấp trong hợp đồng mua bán quốc tế.

Hai là giúp các cơ quan xét xử các giải pháp để rút gọn thủ tục, nâng cao chất lượng đội ngũ xét xử, giảm bớt khối lượng vụ án cần xử lý và nâng cao hiệu quả xét xử. Hàng năm với số lượng hàng nghìn vụ án cần thụ lý thì việc tồn đọng án có thể gây ảnh hưởng đến cơng việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, từ đó có thể ảnh hưởng đến kinh tế vì thế nên các giải pháp này sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc giúp các cơ quan xét xử giải quyết tranh chấp xảy ra.

Ba là khi nghiên cứu các trường hợp tranh chấp trong thực tế, các cơ quan giải quyết hay cụ thể là các thẩm phán, trọng tài sẽ rút ra được những kinh nghiệm để vận dụng vào cơng tác xét xử của mình, đồng thời nâng cao ý thức cần hịa nhập vào môi trường pháp luật quốc tế.

1.4.2. Đối với doanh nghiệp

Một là giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về các văn bản pháp luật liên quan đến HĐMBHHQT, từ đó có thể trang bị cho mình các kiến thức liên quan để soạn thảo HĐMBHHQT chặt chẽ hơn.

Hai là giúp các doanh nghiệp nhận biết được một số loại tranh chấp thường gặp để rút kinh nghiệm trong tương lai, đặc biệt là tranh chấp về vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng và vấn đề thanh toán tiền hàng.

Ba là qua các giải pháp đề xuất, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có ý thức hơn trong việc đàm phán và ký kết HĐMBHHQT, từ đó góp phần hạn chế các tranh chấp liên quan, duy trì được mối quan hệ kinh doanh lâu dài với đối tác.

Trong chương 1, tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về HĐMBHHQT có sự so sánh giữa các văn bản pháp luật Việt Nam trong những bối cảnh lịch sử khác nhau và giữa các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế. Tiếp đó tác giả cung cấp những vấn đề tổng quan về các loại tranh chấp và phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT, từ đó nêu lên tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề giải quyết các tranh chấp phát sinh. Dựa trên cơ sở lý luận này, trong chương hai, tác giả sẽ đi vào phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT tại TP. Hồ Chí Minh để thơng qua đó đề xuất những giải pháp có liên quan trong chương ba.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HĐMBHHQT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)