Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP hồ chí minh (Trang 55 - 59)

2.4.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, hệ thống pháp luật nước ta ngày càng có những bước tiến triển tích cực. Qua những phân tích về các vấn đề pháp lý của một số điều khoản trong hợp đồng, có thể thấy LTM 2005 có khá nhiều điểm mới, tiến bộ so với LTM 1997,

có sự tương thích với pháp luật quốc tế, phù hợp với thông lệ quốc tế. LTM 2005 về cơ bản đã đặt những nền tảng pháp lý cơ bản cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển. Tiếp theo đó LTTTM 2010 ra đời để khắc phục những tồn tại của PLTTTM 2003, đảm bảo sự tương thích giữa các văn bản pháp luật hiện hành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật thương mại…

Thứ hai là Nhà nước đã chú trọng hơn tới các ý kiến đóng góp của các hiệp hội, doanh nghiệp. Trong thời gian vừa rồi Nhà nước phối hợp với các bộ ngành cơ quan liên quan đã thực hiện khá nhiều cuộc rà soát các văn bản pháp luật, lấy ý kiến góp ý. Hàng trăm cuộc đối thoại giữa các cấp chính quyền trung ương và địa phương với cộng đồng doanh nghiệp đã được tổ chức thường xuyên để tìm cách tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thi hành pháp luật.

Thứ ba là các nỗ lực của cơ quan xét xử trong việc giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp được tổ chức hoàn toàn theo đúng quy định của pháp luật tố tụng. Từ vấn đề về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và vấn đề thanh tốn tiền hàng đã phân tích trên đây cho thấy Tịa án đã thực hiện công tâm, đồng thời vẫn tôn trọng thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, linh hoạt trong trường hợp quy định pháp luật không quy định rõ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp ngày càng đa dạng của cộng đồng doanh nghiệp.

2.4.2. Những trở ngại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả nổi bật đã được đề cập, thực trạng chung giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT vẫn bộc lộ những mặt tồn tại đáng nhắc đến

Đầu tiên là những hạn chế về phía nhà nước. Thứ nhất, hệ thống pháp luật kinh doanh ở nước ta cịn thiếu hồn chỉnh, chưa đồng bộ. Theo Báo cáo Rà soát pháp luật kinh doanh – kết quả nghiên cứu lần đầu tiên của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam vào năm 2011, trong LTM 2005 và các văn bản hướng dẫn điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thì có 30 quy định chưa đảm bảo tính minh bạch, 39 quy định chưa đảm bảo tiêu chí hợp lý, 16 quy định chưa đảm bảo tính thống nhất và 12 quy định chưa đảm bảo tính khả thi. Sự bất cập này này sẽ gây ra những rào cản pháp lý trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, nhất là vấn đề vận dụng luật để giải quyết tranh chấp phát sinh.Thứ hai là sau một thời gian từng bước hoàn thiện, pháp luật thương mại Việt

Nam đã rút ngắn khoảng cách với pháp luật thương mại quốc tế, tuy nhiên, số lượng điều ước quốc tế Việt Nam tham gia ký kết chưa nhiều. Cụ thể, mức độ tham gia của Việt Nam vào các điều ước quốc tế đa phương quan trọng có ảnh hưởng đến thương mại cịn thấp hơn mức trung bình trong khu vực và trên toàn thế giới khi mới chỉ tham gia 52 trong số 210 điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế, trong khi đó tỷ lệ trung bình trên thế giới là 72/210 và trong khu vực là 59/210. Về vấn đề này, Việt Nam được xếp hạng thứ 132 trên thế giới (trên 192 quốc gia) và thứ 14 trong khu vực Châu Á (trên 23 quốc gia) (UNCTAD/WTO, 2007, tr.3). Điều này gây khơng ít khó khăn cho các thương nhân Việt Nam cũng như các thương nhân nước ngoài khi tham gia hợp đồng thương mại quốc tế với nhau.

Hai là những hạn chế về phía cơ quan xét xử. Thứ nhất là đa phần đội ngũ thẩm phán, trọng tài viên có trình độ chun môn trong hoạt động thương mại cũng như hiểu biết về pháp luật nước ngoài chưa cao nên chưa đáp ứng được khả năng xử lý số lượng lớn các vụ tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT như hiện nay. Thứ hai là trình tự thủ tục giải quyết các tranh chấp còn bất cập, cứng nhắc. Ngay cả đối với những vụ tranh chấp đơn giản vẫn phải tuân theo đầy đủ các thủ tục theo luật định, gây ra lãng phí thời gian, cơng sức và tiền bạc để theo đuổi những trình tự khơng cần thiết. Đặc biệt đối với khối lượng hàng ngàn vụ án một năm thì điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ thụ lý vụ tranh chấp. Thứ ba là các bản án xét xử vẫn chưa được công bố rộng rãi để những đối tượng muốn nghiên cứu luật có thể tiếp cận, khiến cho tính minh bạch của hệ thống pháp luật không cao. Thứ tư là mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài còn chưa chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Có thể nhận thấy từ tình hình giải quyết tranh chấp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, trong khi một thẩm phán phải thụ lý rất nhiều vụ án trong một năm thì có nhiều trọng tài viên chưa từng tham gia thụ lý một vụ án nào. Sự thiếu gắn kết này ảnh hưởng rất lớn đến việc xử lý các vụ án tranh chấp và đồng thời cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là những hạn chế về phía các hiệp hội. Hoạt động của các hiệp hội còn thiếu hiệu quả khi chưa thể hiện đầy đủ vai trị của mình trong việc cung cấp thông

tin về pháp luật, thị trường, cung cấp dịch vụ kinh doanh, hỗ trợ xúc tiến thương mại, giải quyết tranh chấp…

Bốn là những hạn chế về phía doanh nghiệp. Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa nắm vững các điều khoản trong hợp đồng. Trong nhiều trường hợp hợp đồng có giá trị nhỏ, thì các doanh nghiệp Việt Nam thường dựa vào các hợp đồng do đối tác soạn sẵn, chỉ có đàm phán chỉnh sửa thêm các điều khoản về số lượng, chất lượng, thanh toán hoặc giao hàng.... Thêm nữa đa phần hợp đồng được soạn thảo bằng tiếng Anh nên nếu đối tác giải thích khơng rõ ràng hoặc lợi dụng sơ hở để vi phạm hợp đồng thì phần thiệt thịi sẽ là cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai là các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa chú trọng đến việc tìm hiểu kỹ thơng tin về đối tác cũng như tình hình thị trường quốc tế. Sự chủ quan này có thể gây ra những tranh chấp khơng đáng có cho doanh nghiệp. Cuối cùng là các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của một số điều khoản đặc biệt trong hợp đồng có thể giúp hạn chế tranh chấp phát sinh, đó là điều khoản về luật áp dụng, điều khoản về những trường hợp bất khả kháng và điều khoản khó khăn trở ngại.

Trên cơ sở lý luận đã đưa ra ở chương 1, chương 2 đã phân tích và làm rõ thực trạng giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2012, thơng qua số liệu về tình hình tranh chấp được xét xử tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh và việc phân tích một số vụ tranh chấp, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng. Tiếp theo, trong chương 3, tác giả dựa trên thực trạng này sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị thiết thực nhằm hạn chế và giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT ở TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HĐMBHHQT

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP hồ chí minh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)