Giải pháp về phía các cơ quan xét xử

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP hồ chí minh (Trang 68 - 73)

3.3. Giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT

3.3.2. Giải pháp về phía các cơ quan xét xử

3.3.2.1. Rút gọn thủ tục giải quyết

Cơ sở đề xuất: Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại

Tòa án trong thời gian qua cho thấy có nhiều vụ tranh chấp đơn giản, có giá trị tranh chấp khơng lớn, quyền và nghĩa vụ đã được hai bên xác nhận rõ ràng, nhưng theo quy định của BLTTDS thì Tịa án vẫn phải giải quyết với đầy đủ trình tự thủ tục tương tự như các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại phức tạp khác. Điều này dẫn đến hậu quả bất hợp lý là Tòa án và đương sự mất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian theo đuổi quá trình tố tụng một cách khơng cần thiết, thậm chí có trường hợp đương sự lợi dụng thủ tục kháng cáo để kéo dài quá trình giải quyết vụ án, làm chậm việc thi hành án, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án.

Nguyên nhân do BLTTDS của chúng ta không quy định về áp dụng thủ tục rút gọn. Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại đang trong tình trạng số lượng vụ án ngày càng gia tăng, tạo áp lực đáng kể lên nhiệm vụ xét xử của ngành tịa án địi hỏi cần có những nghiên cứu thận trọng và tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới nhằm bổ sung việc áp dụng thủ tục rút gọn trong BLTTDS.

Nội dung giải pháp: Trong Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005 của

Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã chỉ rõ “Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”. Để thực hiện được điều này cần phải xây dựng những tiêu chí cho việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, cụ thể có thể quy định những vụ tranh chấp giải quyết theo thủ tục rút gọn phải đáp ứng ít nhất hai điều kiện sau: (i) Vụ việc có giá trị tranh chấp nhỏ; (ii) Nội dung vụ tranh chấp có chứng cứ rõ ràng về quyền và nghĩa vụ, đã được hai bên thừa nhận.

Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng ở Tòa án cấp sơ thẩm với quy định việc xét xử chỉ do một thẩm phán tiến hành mà khơng cần thành lập Hội đồng xét xử, khơng có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Bản án được tuyên sẽ có hiệu lực ngay và các đương sự khơng có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm như các vụ án khác.

Điều kiện triển khai: Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan xét xử nghiên

cứu cụ thể về các điều kiện để rút gọn thủ tục giải quyết vụ án và khả năng thực thi, hiệu quả của từng phương án.

Dự kiến kết quả đạt được: Việc rút gọn thủ tục sẽ giúp tiết kiệm thời gian,

công sức và tiền bạc cho doanh nghiệp, giảm bớt khối lượng công việc cần phải xử lý dành cho các thẩm phán và trọng tài trong các vụ án tranh chấp thương mại, có thể tập trung thời gian cho các vụ án phức tạp với giá trị lớn hơn.

3.3.2.2. Công bố bản án và phát triển án lệ

Cơ sở đề xuất: Ở các nước theo hệ thống luật Common law, án lệ là nguồn

chủ yếu của pháp luật. Các bản án quyết định của tòa án không những áp dụng trong thực tiễn xét xử mà còn tạo ra các quy phạm pháp luật. Nó có vai trị quan trọng trong việc giải thích pháp luật, bởi vì q trình xét xử của Tịa án là q trình áp dụng các quy phạm pháp luật vốn trừu tượng và khó hiểu để xử lý những tình huống cụ thể trong một vụ án. Phán quyết của tòa án là kết quả của các lập luận đánh giá chứng cứ, lý lẽ cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật và căn cứ để đi đến quyết định. Nhờ vậy, thông qua một vụ án cụ thể mà các quy định pháp luật được sáng tỏ. “Chính tại các nước theo hệ thống Civil Law càng ngày càng có nhiều xu hướng truy nhập và viện dẫn các bản án trước đây của tòa án cùng cấp hoặc của tòa án cấp cao hơn, đặc biệt của tòa án tối cao về vụ án tương tự so với vụ án đang xét xử” (Lưu Tiến Dũng, 2006, tr.35).

Việt Nam là nước theo truyền thống pháp luật dân sự. Có thể thấy một trong những tồn tại trong hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở nước ta là tính ổn định trong các bản án của Tịa án chưa cao và việc xét xử của Tịa án rất khó dự đốn do pháp luật được áp dụng không thống nhất trong những trường hợp cụ thể, dẫn đến tình trạng có những bản án khác nhau đối với những vụ tranh chấp tương tự về nội dung và chứng cứ. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là chúng ta không áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử. Tịa án có thể

tiến hành xét xử mà không quan tâm đến việc có những vụ án tương tự đã được xét xử trước đây. Các luật sư ở nước ta cũng chưa có thói quen viện dẫn các án lệ và học thuyết pháp lý trong quá trình tranh tụng. Mặc dù việc xét xử của tòa án Việt Nam là công khai nhưng các bản án chưa được công bố rộng rãi để giới nghiên cứu pháp luật và mọi tầng lớp xã hội đều có thể tiếp cận và tìm hiểu, tạo nên sự khơng minh bạch của hệ thống pháp luật. Rất khó có thể áp dụng pháp luật một cách thống nhất và chắc chắn nếu không công bố và phổ biến các quyết định của Tịa án, vì những quyết định như vậy cho thấy pháp luật được áp dụng như thế nào và vì sao lại được áp dụng như vậy trong các vụ việc cụ thể

Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Việc minh bạch hóa hệ thống pháp luật trong đó có việc cơng bố các bản án, quyết định của Tòa án là yêu cầu trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Về tính minh bạch của pháp luật, theo như điều 63 trong Hiệp định TRIPS của WTO quy định thì Việt Nam có nghĩa vụ bắt buộc trong việc công bố các bản án, quyết định của Tòa án.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại đang đòi hỏi cần phát triển án lệ và cho phép áp dụng án lệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử. Bởi lẽ pháp luật dù có thành văn và có chi tiết đến đâu cũng khơng thể khái qt được tất cả các tình huống cụ thể có thể xảy ra trong cuộc sống, đó là chưa nói đến việc giải thích pháp luật và hiểu pháp luật cũng rất khác nhau.

Nội dung giải pháp: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ

Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã nêu rõ “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong nỗ lực góp phần thực hiện minh bạch hệ thống pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao đã xuất bản “Tuyển tập quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao năm 2003-2004”. Tuy nhiên, công bố các bản án, quyết định của Tòa án mới chỉ là tiền đề cho việc tạo ra án lệ. Để có thể áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử là một q trình lâu dài, địi hỏi phải có những bước đi thích hợp mà trước mắt Tịa án nên tiến hành việc công bố rộng rãi các bản án, quyết định điển hình của Tịa án nhằm đáp ứng yêu cầu minh bạch hệ thống pháp luật và tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân có thể tiếp cận tìm hiểu và giám sát cơng tác xét xử của Tịa án. Qua

đó tăng cường trách nhiệm của thẩm phán trong việc xét xử, soạn thảo bản án và ra quyết định, góp phần đảm bảo tính cơng bằng, khách quan trong q trình giải quyết tranh chấp. Đây có thể là tài liệu quan trọng để các thẩm phán tham khảo nghiên cứu trước khi giải quyết những vụ án tương tự.

Điều kiện triển khai: Để cung cấp được nguồn án lệ tham khảo cho việc giải

quyết tranh chấp thì cần có đội ngũ chuyên gia thu thập, chọn lọc, kiểm tra các bản án, làm cơ sở để đưa ra những phán quyết cho những vụ kiện khác có tính chất tương đồng. Đây cần phải là những bản án đã được xét xử và thi hành xong, khơng cịn vấn đề khúc mắc kiện tụng gì giữa các bên và phải có phần nhận định, lập luận của thẩm phán sao cho thuyết phục để thực sự thành án mẫu

Dự kiến kết quả đạt được: Theo Đề án phát triển án lệ của TAND Tối cao,

việc công bố công khai án lệ sẽ theo hai hình thức là thông qua website http://www.toaan.gov.vn của ngành tịa án, thơng qua việc phát hành ấn phẩm “Tuyển tập án lệ” và trực tiếp thông báo, giới thiệu về án lệ trong các hội nghị tổng kết ngành, các buổi tập huấn. Việc công bố sẽ chia làm hai giai đoạn: Từ năm 2013 đến 2017 và từ năm 2018 đến 2023. Từ đây các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các chuyên gia, cơ quan xét xử… có thể xem đây là nguồn tài liệu tham khảo. Điều này cũng sẽ thúc đẩy các thẩm phán nỗ lực hơn trong việc xét xử, hạn chế sai sót, tạo được sự tin tưởng cho cộng đồng quốc tế.

3.3.2.3. Tăng cường hợp tác, hỗ trợ với các TTTT và tòa án trong nước và quốc tế.

Cơ sở đề xuất: Tòa án và trọng tài là hai hình thức giải quyết tranh chấp

trong kinh doanh và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc xem xét và quy định một cách tách biệt giữa tòa án và trọng tài trong pháp luật nước ta một thời gian dài trước đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm sút tính hấp dẫn, và hoạt động không hiệu quả của trọng tài thương mại. Ngoài ra, việc hủy phán quyết trọng tài một cách tràn lan cũng khiến cho các doanh nghiệp e ngại khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Tại cuộc hội thảo về huỷ phán quyết trọng tài, công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, Thứ trưởng bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn nhận định: "Mặc dù luật Trọng tài thương mại được ban hành năm 2010, trong đó có một mục đích là hạn chế việc hủy phán quyết trọng tài.

Tuy nhiên, sau 3 năm luật Trọng tài có hiệu lực, việc tòa án tuyên hủy quyết định của trọng tài trong nước; quyết định trọng tài nước ngồi chưa được cơng nhận cho thi hành đầy đủ tại Việt Nam có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm sức hấp dẫn, uy tín, hiệu quả của hoạt động trọng tài. Nếu nói rộng hơn thì mơi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam cũng kém hấp dẫn".Việc hoạt động không hiệu quả của trọng tài lại dẫn đến tình trạng hoạt động giải quyết tranh chấp của tòa án quá tải, án ứ đọng nhiều, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một thời gian khá dài, các quy định pháp luật về tòa án và trọng tài thời gian qua đã không tạo ra một phương thức giải quyết tranh chấp thống nhất dẫn đến việc các bên tranh chấp tìm con đường khác để giải quyết tranh chấp của mình, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính chất lành mạnh của môi trường kinh doanh.

Nội dung giải pháp: Chính vì vậy, một u cầu đặt ra để phát triển mối quan

hệ giữa tòa án và trọng tài là một mặt Tòa án chỉ cần giữ lại một số loại tranh chấp nhất định để giải quyết, còn lại Nhà nước định hướng xây dựng hành lang pháp lý và cơ chế cho các trung tâm trong tài phát triển và để các TTTT gánh vác nhiệm vụ này, giảm tải công việc của nhà nước (Luật trọng tài năm 2010 được ban hành dự kiến nhằm giảm tải khoảng 10% số lượng tranh chấp kinh tế cho toà án, chuyển sang giải quyết thông qua hệ thống trọng tài vào năm 2015), mặt khác phải vừa đảm bảo được sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhà nước đối với trọng tài và phải đảm bảo được sự hỗ trợ cần thiết của nhà nước đối với hoạt động trọng tài. Sự kiểm tra, giám sát và hỗ trợ này khơng phải là nhằm mục đích ngăn cản, trì hỗn hoạt động trọng tài mà mục đích là tạo điều kiện cho trọng tài hoạt động hiệu quả hơn. Nghị quyết 08 – NQ/TƯ của Bộ Chính trị ngày 02.01.2002 đã chỉ rõ “xây dựng cơ chế để nâng cao hiệu quả của các hình thức giải quyết tranh chấp như hòa giải, trọng tài nhằm góp phần xử lý đúng và nhanh chóng những mâu thuẫn, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân và giảm nhẹ công việc cho tòa án và các cơ quan Nhà nước khác”. Việc nhìn nhận đúng đắn về vị trí, vai trị của tịa án và trọng tài trong hệ thống cơ quan tài phán kinh doanh sẽ tránh xảy ra trường hợp pháp luật quá đề cao vai trò của tòa án mà xem nhẹ vai trò của trọng tài khi điều chỉnh mối quan hệ giữa tòa án

và trọng tài. Với những nhiệm vụ được giao, tịa án sẽ là cơ quan có tác động lớn nhất đối với hoạt động của trọng tài.

Ngoài ra đối với quan hệ hợp tác quốc tế với các tịa án nước ngồi, để thắt chặt và củng cố quan hệ giữa tịa án và trọng tài trong và ngồi nước, rất cần tăng cường sự tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực cũng như quốc tế và các chuyến viếng thăm tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm với Tịa án các nước khác. Thêm vào đó, chúng ta cũng có thể tổ chức các diễn đàn mời các thẩm phán, trọng tài viên, luật sư nước ngoài về giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau về công tác xét xử.

Điều kiện triển khai: Rõ ràng giải pháp này rất cần sự phối hợp giữa các

TTTT và tòa án trong và ngoài nước cùng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra cũng cần phải trang bị nguồn nhân lực thông thạo về ngoại ngữ và chuyên môn để giao tiếp với quốc tế và học hỏi kinh nghiệm xét xử từ họ.

Dự kiến kết quả đạt được: Việc tăng cường quan hệ với các TTTT và tịa án

quốc tế sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của các TTTT và tòa án quốc tế. Thêm vào đó, giải pháp này hứa hẹn sẽ tạo điều kiện để các thẩm phán và trọng tài viên trau dồi thêm kinh nghiệm xét xử, tăng cường giao lưu hợp tác với quốc tế trong các vụ tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, mà đặc biệt là HĐMBHHQT

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP hồ chí minh (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)