Vấn đề thanh toán tiền hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP hồ chí minh (Trang 47 - 55)

2.3. Nhận dạng một số tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT tại TP Hồ Chí Minh

2.3.2. Vấn đề thanh toán tiền hàng

2.3.2.1. Các vấn đề pháp lý về thanh toán tiền hàng Căn cứ phát sinh nghĩa vụ thanh toán tiền hàng

Thanh toán tiền hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Cụ thể tại khoản 1 điều 50 LTM 2005 có quy định rằng “Bên mua có nghĩa vụ thanh tốn tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận”. Bởi vậy có thể thấy thỏa thuận giữa các bên tiếp tục là căn cứ để xác định nghĩa vụ thanh toán của bên mua, trước hết là ở phương thức thanh toán và giá thanh toán.

Phương thức thanh toán là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong LTM 2005 có đề cập đến việc bên mua phải tuân thủ phương thức thanh tốn, thực hiện việc thanh tốn theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật (khoản 2 điều 50), nghĩa là việc lựa chọn phương thức thanh toán nào tùy thuộc vào sự thương lượng giữa hai bên mua và bán. Thông thường, các bên tự thỏa thuận với nhau về việc thanh toán một lần hay nhiều lần, theo một thời hạn cụ thể hay định kỳ, thanh toán bằng tiền mặt, séc hay chuyển khoản, thời điểm thanh toán, điều kiện thanh tốn, thanh tốn trực tiếp hoặc thơng qua một người thứ ba…

Giá thanh tốn là số tiền bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán trên cơ sở giá hàng hóa do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Theo điều 52 LTM 2005 thì “trường hợp khơng có thoả thuận về giá hàng hố, khơng có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng khơng có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hố được xác định theo giá của loại hàng hố đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh tốn và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá”, từ đó có thể thấy rằng giá cả khơng cịn là một điều khoản bắt buộc phải có trong HĐMBHHQT như trong LTM 1997 nữa.

Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về địa điểm thanh tốn và thời hạn thanh tốn thì có thể áp dụng các điều 54 và 55 LTM 2005. Đây là nét mới so với

LTM 1997 khi mà luật này khơng có quy định cụ thể về hai vấn đề trên nếu các bên khơng có thỏa thuận trong hợp đồng.

Địa điểm thanh tốn là nơi mà tại đó bên mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán. Các bên có thể căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện mà thỏa thuận địa diểm thanh toán là trụ sở hoặc nơi cư trú của bên này hay bên kia hoặc tại một nơi bất kỳ nào đó. Bên mua phải thực hiện nghĩa vụ này đúng nơi mà hai bên đã xác định. “Trường hợp khơng có thỏa thuận về địa điểm thanh tốn cụ thể thì bên mua phải thanh tốn cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:

1. Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu khơng có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;

2. Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.” (Điều 54 LTM 2005)

Tuy nhiên LTM 2005 lại chưa dự liệu tình huống bên bán thay đổi địa điểm kinh doanh sau khi ký kết hợp đồng, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng chi phí việc thực hiện thanh tốn. Trong tình huống như vậy có thể áp dụng điều 284 Bộ luật Dân sự 2005: “Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thoả thuận khác” vì Bộ luật Dân sự là luật chung được vận dụng để giải quyết tranh chấp nếu luật chuyên ngành không quy định. Như vậy, có thể thấy rằng việc xác định địa điểm thanh tốn có ý nghĩa quan trọng đối với các bên bởi vì nó là cơ sở để xác định ai là người phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi địa điểm thanh toán.

Thời hạn thanh toán là một thời điểm hay một khoảng thời gian nhất định mà trong thời điểm hoặc khoảng thời gian đó bên mua phải hồn thành nghĩa vụ thanh tốn của mình nhằm thỏa mãn lợi ích của bên bán. Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của quan hệ mua bán hàng hóa cũng như điều kiện, hồn cảnh của mình mà các bên có thể thỏa thuận thời hạn thanh tốn. Khi thời hạn thanh toán đã được xác định theo thỏa thuận thì các bên phải thực hiện đúng thời hạn đó.

Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận, điều 55 của LTM 2005 quy định thời hạn thanh toán như sau:

“1. Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;

2. Bên mua khơng có nghĩa vụ thanh tốn cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hố trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật này.”

Rõ ràng thời điểm thanh toán cũng là cột mốc quan trọng để từ đó xem xét hành vi vi phạm và trách nhiệm của mỗi bên cũng như xác định thời hạn khởi kiện của các bên khi có tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Tiền lãi do chậm thanh toán

Việc bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHHQT là một trong những tranh chấp phổ biến thường phát sinh. Đặc biệt việc chậm thanh toán của bên mua là thường xuyên xảy ra nhất, gây ảnh hưởng đến công việc sản xuất, kinh doanh của bên bán, vì vậy LTM 2005 cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Theo điều 306 LTM 2005 thì “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh tốn thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Trước khi có điều khoản này thì LTM 1997 cũng có điều 233 quy định tương tự nhưng chỉ khác ở chỗ mức lãi suất để tính tiền lãi do chậm thanh toán “Trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh tốn phí dịch vụ, các chi phí khác thì bên kia có quyền địi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Theo quy định cũ thì mức lãi suất nợ quá hạn sẽ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trong khi theo luật mới là lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường. Việc sửa đổi này phần nào đã đáp ứng nhu cầu của thực tiễn trong giải quyết các tranh chấp do chậm thanh toán trong HĐMBHHQT.

Tạm ngừng thanh toán là việc bên mua tạm thời không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau tại điều 51 LTM 2005 “1. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh tốn;

2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;

3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự khơng phù hợp đó;

4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra khơng xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này.”

Qua những điều khoản 2, 3 có thể thấy nếu bên mua có bằng chứng bên bán lừa dối, hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp hoặc bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán hồn tồn có quyền tạm ngừng thanh tốn mà khơng cần phải thông báo cho bên bán biết. Tuy thế LTM 2005 cũng có quy định để bảo vệ quyền cơ bản của người bán nếu bằng chứng tại khoản 2 và 3 không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải chịu trách nhiệm cho việc tạm ngừng thanh tốn của mình và các thiệt hại khác phát sinh. Khoản 4 điều 51 này là điểm mới của LTM 2005 so với LTM 1997 khi trong LTM 1997 không hề ràng buộc trách nhiệm của bên mua trong trường hợp những chứng cứ đó khơng xác thật, cụ thể tại điều 72 LTM 1997 quy định như sau:

“1) Người mua có quyền chưa thanh tốn tồn bộ hoặc một phần tiền mua hàng nếu khi nhận hàng phát hiện thấy hàng bị hư hỏng, có khuyết tật và chỉ thanh toán khi người bán đã khắc phục những hư hỏng, khuyết tật đó, trừ trường hợp trong hợp đồng có thoả thuận khác.

2) Người mua có quyền giữ lại tồn bộ hoặc một phần tiền mua hàng nếu có bằng chứng về việc người bán lừa gạt hoặc khơng có khả năng giao hàng hoặc hàng này

đang là đối tượng tranh chấp giữa người bán với người thứ ba cho đến khi các tình trạng này đã được giải quyết xong.”

2.3.2.2. Thực tiễn tài phán về nghĩa vụ thanh toán tiền hàng

Các tranh chấp về nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng có thể nảy sinh từ rất nhiều vấn đề khác nhau như căn cứ, điều kiện và thời điểm bên mua phát sinh nghĩa vụ thanh toán, vấn đề tạm ngừng thanh toán tiền hàng… nhưng trong giới hạn bài viết này, tác giả chỉ xin đi sâu vào phân tích tranh chấp liên quan đến vấn đề tiền lãi do chậm thanh tốn vì đây là loại tranh chấp xảy ra khá phổ biến và thường xuyên.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh tốn, tức khơng thực hiện khơng đúng hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thanh tốn của mình khi đến hạn thanh tốn theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật gặp khơng ít khó khăn trong việc tính tiền lãi do chậm thanh tốn. Đó là do theo LTM 2005 quy định thì khoản lãi này là mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường, nhưng để tính được mức lãi suất này tại thời điểm thanh tốn (thời điểm Tịa án mở phiên tịa xét xử) khơng phải là việc dễ dàng và thường có sự khác nhau trong việc xác định mức lãi suất này giữa các Tòa địa phương. Hiện tại cũng có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, cho thấy sự lúng túng, bất cập trong quy định của pháp luật về căn cứ để tính tiền lãi

(i) Quan điểm thứ nhất: tính bằng 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố;

(ii) Quan điểm thứ hai: tính theo mức lãi suất nợ quá hạn của một ngân hàng nào đó;

(iii) Quan điểm thứ ba: tính mức trung bình cộng của các mức lãi suất nợ quá hạn của một số ngân hàng (có thể là hai, ba hoặc nhiều hơn, con số ở đây cũng khó có sự thống nhất giữa các Tịa).

Mặc dù gần đây, trong chương trình tập huấn nghiệp vụ cho các Tịa án địa phương, Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn cách tính mức lãi suất này bằng cách lấy mức trung bình cộng mức lãi suất nợ quá hạn của 4 ngân hàng thương mại (đang hoạt động trên địa bàn của Tòa án đang giải quyết vụ án) để tính hay như trong Tài liệu tham khảo Hội nghị triển khai cơng tác năm 2010 của ngành Tịa án nhân dân, Tịa án có đề xuất lấy 3 ngân hàng là Vietcombank, Vietinbank,

Agribank. Tuy nhiên đây chỉ là cách tháo gỡ vướng mắc trong việc vận dụng quy định pháp luật vào xét xử, khơng thể xem là chuẩn mực pháp lý vì nó khơng được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật chính thống.

Hơn nữa việc áp dụng hướng dẫn này trong thực tiễn cũng khá phức tạp. Theo quy định của BLTTDS năm 2004 thì các bên phải cung cấp mức lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng cho Tịa án. Thơng thường các ngân hàng chỉ cung cấp bản photo của Bảng tham khảo lãi suất cho vay nên Tịa khơng thể dựa vào đó để căn cứ tính lãi. Nếu muốn có kết quả chính xác thì Tịa có thể trực tiếp thu thập bằng cách gửi công văn yêu cầu ngân hàng gửi báo cáo tuy nhiên việc này tốn kém rất nhiều thời gian và khi Tịa án nhận được thì mức lãi suất này khơng cịn mang tính cập nhật nữa.

Như vậy, mặc dù quy định của LTM 2005 về vấn đề tiền lãi là khá rõ ràng nhưng việc áp dụng quy định này vào xét xử lại khó khăn hơn nhiều. Mong rằng trong thời gian tới các nhà làm luật cần có giải pháp sửa đổi, bổ sung về vấn đề này sao cho quy định mang tính khả thi hơn.

Vụ án thứ nhất:

Vụ án dưới đây là vụ án về vấn đề tiền lãi do chậm thanh toán, cho thấy tính mở của Tịa án trong việc tơn trọng thỏa thuận của các bên. (Xem toàn bộ vụ án tại Phụ lục 3)

Tóm tắt vụ việc

Trong bản án số 1413/2009/KDTM-ST ngày 09/06/2009 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa nguyên đơn là pháp nhân nước ngồi và bị đơn có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh thì trong thời gian từ ngày 16/12/2006 đến ngày 13/07/2007, công ty TNHH Akzo Nobel Coatings (Dongguan) có bán có cho cơng ty TNHH Hoa Mỹ một số hàng hóa là sơn gỗ. Tuy nhiên đến ngày 20/06/2008, công ty Hoa Mỹ vẫn còn nợ số tiền mua hàng là 277.429,95 USD. Dù đã được yêu cầu nhưng công ty Hoa Mỹ vẫn khơng thanh tốn nợ nên công ty Akzo Nobel Coatings (Dongguan) đã nộp đơn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu công ty Hoa Mỹ phải thanh tốn khoản nợ tiền mua hàng nói trên và tiền lãi chậm thanh tốn (tạm tính đến ngày 31/07/2008) là 24.015 USD, tổng cộng là 301.444,95 USD. Bị đơn xác nhận còn nợ nguyên đơn tiền mua hàng nhưng số tiền

đó là 255.908,84 USD vì sau ngày ký xác nhận nợ, bị đơn đã thanh toán được 7.000 USD và đã trả lại hàng cho nguyên đơn trị giá 14.438,58 USD và vì số tiền nợ gốc chưa thống nhất nên chưa thể xác định số tiền lãi theo như yêu cầu.

Phán quyết của Tòa án

Trong trường hợp này, Tịa đã có áp dụng khoản 1 điều 50 và điều 306 LTM 2005 tuyên bố cơng ty TNHH Hoa Mỹ phải có trách nhiệm thanh tốn cho cơng ty TNHH Akzo Nobel Coatings (Dongguan) số tiền mua hàng còn nợ là 255.991,37 USD và số tiền lãi chậm thanh toán là 41.848,01 USD, tổng cộng là 297.839,38 USD. Ngồi ra bị đơn có u cầu trả chậm mỗi tháng 8.000 USD hoặc trả trong thời hạn 2 năm tuy nhiên điều này không phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng cũng như quy định của pháp luật (điều 306 LTM 2005) và nguyên đơn cũng không đồng ý nên Tòa đã bác yêu cầu này. Trong trường hợp này, Tòa đã nhận định văn bản xác nhận nợ ngày 14/11/2007 và ngày 20/06/2008 của công ty TNHH Hoa Mỹ là chứng cứ để giải quyết tranh chấp của các bên.

Bình luận của tác giả

Theo quan điểm của tác giả thì tịa án đã quyết định đúng khi buộc bị đơn phải thanh toán số tiền còn nợ bên bán bởi vì theo quy định tại khoản 1 điều 50 LTM 2005 thì “bên mua có nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng và nhận hàng theo thỏa thuận”. Bên mua đã nhận hàng theo thỏa thuận và có xác nhận nợ thì bên mua phải

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP hồ chí minh (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)