Triển vọng của việc giao kết HĐMBHHQT trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP hồ chí minh (Trang 59 - 62)

3.1.1. Cơ hội cho việc giao kết HĐMBHHQT

Tiến trình hội nhập quốc tế đã tác động sâu rộng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội của nước ta, đặc biệt với sự kiện nước ta trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động ngoại thương của nước ta.

Đầu tiên là môi trường pháp lý để kinh doanh ngày càng thuận lợi. Các quy định hiện hành đã tạo dựng cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, gia nhập thị trường trong và ngoài nước; tạo cơ sở thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại; giảm dần những rào cản và phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế và tạo ra những cơ chế xử lý nhanh chóng các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Ngoài ra việc nhà nước thể chế hóa các chính sách kinh tế như mở cửa thị trường, hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ.

Thứ hai là cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh. Việc gia nhập vào WTO cùng với việc tăng cường đàm phán, ký kết các hiệp định song phương, đa phương đã thúc đẩy nền kinh tế thị trường ở nước ta tăng trưởng, mở rộng quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế với các nước. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp mà hình thức quan trọng là ký kết các HĐMBHHQT.

Với những điều kiện thuận lợi như trên, hoạt động thương mại quốc tế ở nước ta không ngừng phát triển, cụ thể là số lượng hợp đồng xuất nhập khẩu tăng đáng kể. Tuy khơng có số liệu cụ thể về hợp đồng xuất nhập khẩu hay HĐMBHHQT trong thời gian qua, nhưng dựa theo tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam qua các năm 2008 đến 2012 thì tổng trị giá xuất, nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng (Bảng 3.1). Khi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng thì tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu giao kết HĐMBHHQT cũng tăng lên tương ứng.

Bảng 3.1. Thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng XNK (triệu USD) 143.399 127.045 157.075 203.656 228.310

Nguồn: Tổng cục Hải quan http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=376&Ca

tegory=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20chuy%C3%AAn%20%C4%91% E1%BB%81&Group=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91n g%20k%C3%AA Có thể thấy theo xu thế hiện nay cùng với những cơ hội thuận lợi như thế này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục mở rộng thị trường và tìm kiếm các quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngồi. Lâu nay, doanh nghiệp vẫn ln mở đơn hàng với các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Nga nhưng trước xu thế cạnh tranh hàng hóa gay gắt, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ mở rộng sang thị trường các nước châu Phi, Mỹ Latin và Trung Đơng, từ đó sẽ có nhiều HĐMBHHQT được ký kết hơn trong thời gian tới.

3.1.2. Thách thức cho việc giao kết HĐMBHHQT

Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc giao kết HĐMBHHQT. Thách thức đầu tiên là mặc dù môi trường pháp lý đang ngày càng thuận lợi nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu. Các doanh nghiệp nước ngồi vẫn cịn chưa tin tưởng về hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Ví dụ theo kết quả khảo sát mới nhất về Chỉ số Môi trường kinh doanh của Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) năm 2013 thì khoảng 50% doanh nghiệp châu Âu tham gia khảo sát cho rằng việc thay đổi các luật lệ tại Việt Nam đã tác động tiêu cực đến công việc kinh doanh của họ và chỉ 7% cho rằng việc thay đổi các luật lệ trong suốt năm 2013 là điều tích cực. Hướng đến thời gian tới thì khoảng một nửa các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng các quy định sẽ tiếp tục có tác động tiêu cực đến cơng việc kinh doanh của họ. Hơn nữa theo Eurocham thì những thách thức chính khi hoạt

động kinh doanh tại Việt Nam là vấn đề tham nhũng (72%), việc thực thi các quy định pháp luật còn yếu và thiếu nhất quán (67%), những trở ngại về hành chính (52%) và thiếu sự minh bạch (45%). Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngồi, qua đó tác động đến việc giao kết HĐMBHHQT.

Biểu đồ 3.1. Những thử thách đối với kinh doanh ở Việt Nam

Đơn vị: %

Nguồn: Kết quả khảo sát lần thứ 13 về Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) của EuroCham

Thứ hai liên quan đến giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án, thách thức đặt ra là mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải cách trong lĩnh vực tư pháp song công tác xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại của tòa án vẫn chưa thật sự hiệu quả. Có một số lý do làm cho doanh nghiệp khơng mặn mà với tịa án. Thứ nhất, các cơng việc của tịa án vẫn cịn thủ cơng, chưa ứng dụng nhiều công nghệ thơng tin, nên cịn nhiều chậm trễ. Thứ hai, tư duy thẩm phán chưa thích nghi với kinh tế thị trường, nên trong quá trình xét xử , các thẩm phán thiên về bảo vệ lợi ích của Nhà nước hơn là tôn trọng quyền tự do kinh doanh của họ và giải quyết tranh chấp theo hướng bảo vệ lợi ích của các bên. Thứ ba, kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại có yếu tố quốc tế của đội ngũ thẩm phán còn hạn

4 9 27 45 52 67 72 Khác Thâm nhập thị trường Chất lượng lao động Thiếu minh bạch Trở ngại hành chính Thiếu nhất quán Tham nhũng

thi hành. Thứ tư, vai trò của các luật sư trong các phiên tòa cũng còn hạn chế do chưa lấy được sự tin tưởng từ thẩm phán và bản thân luật sư trong nước cũng chưa có nhiều kinh nghiệm đối với các tranh chấp thương mại kinh tế phức tạp. Pháp luật nước ta thì chưa cho phép sử dụng luật sư nước ngồi tại tịa để tạo điều kiện học hỏi cho cả thẩm phán và luật sư trong nước. Nghị quyết của Hội nghị TW 4 khóa X về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới cũng có đề cập rằng “đội ngũ cán bộ, cơng chức nước ta cịn thiếu và yếu cả về năng lực chuyên mơn, tin học, ngoại ngữ. Đặc biệt, chúng ta cịn thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh”.

Thêm vào đó thực tiễn cho thấy một thách thức khác nữa là, số lượng tranh chấp HĐMBHHQT khơng phải ít nhưng ít ở đây là ít đưa ra giải quyết bằng một cơ quan trọng tài mà chủ yếu là các bên tự giải quyết với nhau như phạt do giao hàng không phù hợp với hợp đồng, phạt do thanh tốn chậm…Điều đó đã thể hiện những tồn tại trong hoạt động đàm phán, ký kết HĐMBHHQT. Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đạt được trong việc ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp nước ta vẫn cịn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và trở ngại khi hệ thống các văn bản pháp luật quy định về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế - một hình thức cụ thể của hợp đồng còn rất nhiều mâu thuẫn, thiếu nhất quán và chưa đồng bộ gây lúng túng và khó khăn cho các doanh nghiệp khi tìm hiểu luật. Ngồi ra trình độ ngoại ngữ để soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng ở các doanh nghiệp còn hạn chế, nên đã khơng có sự cân nhắc khi thỏa thuận nội dung các điều khoản trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP hồ chí minh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)