Tình hình kinh doanh của SMEs

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chính sách tiếp cận vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 39 - 44)

2.1. Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc và tình hình phát triển SME sở

2.1.5. Tình hình kinh doanh của SMEs

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ tiêu nhƣ tổng giá trị sản lƣợng, giá trị xuất khẩu,…

Vào những năm 1960-1970 sự đóng góp của các doanh nghiệp lớn chiếm hơn một nửa sự gia tăng trong việc làm, sản xuất và giá trị gia tăng hàng năm đối với nền kinh tế Hàn Quốc vì các chính sách phát triển lúc bấy giờ là chú trọng vào ngành cơng nghiệp nặng và hóa chất, mà những ngành này lại tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp lớn.

Tuy nhiên vào đầu những năm 1980, SMEs mở rộng sự tham gia của mình trong việc tạo ra việc làm, chiếm 81,7% khi Chính phủ đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế vào nhóm này. Sự đóng góp của họ vào sản xuất và giá trị gia tăng hơn nữa cũng tăng lên tƣơng ứng 36,2% và 49,6% vào năm 2010. Điều này thể hiện đƣợc tầm quan trọng của SMEs đối với nền kinh tế Hàn Quốc

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.7. Đóng góp của doanh nghiệp lớn và SMEs vào phát triển kinh tế (ngành sản xuất) 1960's (63~69) 1970's (70~79) 1980's (80~89) 1990's (90~99) 2000's (00~09) 2010's (10~12) Total (63~12) Số cơng ty Tỷ lệ đóng góp SMEs 94.0 94.8 99.4 102.2 101.0 97.9 99.6 Les 6.0 5.2 0.6 △2.2 △1.0 2.1 0.4 Số lao động đóng góp Tỷ lệ SMEs 38.1 47.1 81.9 △6.8 128.7 58.8 77.9 Les 61.9 52.9 18.1 △93.2 △28.7 41.2 22.1 Sản xuất đóng góp Tỷ lệ SMEs 26.5 32.2 45.7 50.3 47.8 36.2 45.7 Les 73.5 67.8 54.3 49.7 52.2 63.8 54.3 Giá trị gia tăng đóng góp Tỷ lệ SMEs 25.7 35.7 47.7 50.5 50.8 49.6 47.6 Les 74.3 64.3 52.3 49.5 49.2 50.4 52.4

Nguồn: Cơ quan thống kê quốc gia Hàn Quốc 2.1.5.1. Tổng giá trị sản lượng

Xét bảng trên có thể thấy nếu nhƣ trong những năm 1960, phần đóng góp về giá trị sản lƣợng trong ngành sản xuất(26,5%) của các SMEs chỉ bằng ½ so với các doanh nghiệp lớn (73,5%) thì sang đến những năm 90, lần đầu tiên SMEs đã vƣợt lên về tỷ lệ này.

Xét về tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp vào tổng giá trị sản lƣợng quốc gia, mặc dù so với các doanh nghiệp lớn, tỷ lệ đóng góp của SMEs vẫn cịn khiêm tốn, nhƣng nó đang khơng ngừng đƣợc cải thiện, từ mức 26,5% năm 1770 lên 50,3% trong năm 1990. Mặc dù có sự sụt giảm trong những năm sau đó xuống 36,2%, tuy nhiên với nền kinht ế Hàn Quốc, SMEs chiếm đến 99,9% trong số các doanh nghiệp, đóng góp cho nền kinh tế gần 50% vào GDP năm 2014.

2.1.5.2. Giá trị gia tăng tạo ra bởi các SMEs

Cũng giống nhƣ đối với tổng giá trị sản lƣợng, tỷ trọng của SMEs về giá trị gia tăng nói chung vẫn thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên do tốc độ tăng trƣởng về giá trị gia tăng của SMEs là cao hơn nên khoảng cách về tỷ trọng nói trên ngày càng đƣợc thu hẹp.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng trên cho thấy rõ sự thay đổi tỷ trọng của SMEs trong tổng số giá trị gia tăng của ngành sản xuất. Trong đó, năm 1970, tỷ trọng của SMEs chỉ đạt 25,7% trong khi các doanh nghiệp lớn là 74,3%. Con số này dần đƣợc thu hẹp đáng kể, vào những năm 1990, trong đó tỷ trọng cho các SMEs là 47,7%, chỉ thấp hơn 4,6% so với các doanh nghiệp lớn. Đặc biệt là con số này đƣợc duy trì ở gần 2 thập kỉ tiếp theo là 50,8% và 49,6%. Đây có thể xem là một ví dụ minh họa khác cho thấy vai trò của SMEs trong nền kinh tế Hàn Quốc đang ngày càng đƣợc khẳng định.

2.1.5.3. Tạo ra việc làm.

Các SMEs ở Hàn Quốc có đóng góp rất lớn vào việc tạo ra cơng ăn việc làm cho ngƣời lao động. Theo các số liệu thống kê từ bảng cho thấy: trong thập niên 60 tỉ lệ đóng góp của SMEs đối với sự tạo ra việc làm trong cả nƣớc là thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn (38,1% và 61,9%). Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi cho đến những năm đầu thập niên 70, trong khi các SMEs mới bắt đầu đƣợc Chính phủ chú ý mở rộng thì các doanh nghiệp lớn đã và đang có những bƣớc phát triển mạnh. Sang đến những năm 1980, nhờ có sự quan tâm ngày càng sâu sát hơn từ phía Chính phủ, tỷ lệ đóng góp của SMEs vào mức gia tăng số lƣợng việc làm trong cả nƣớc đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, đạt mức 81,9%, cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp lớn là 18,1%.

Tuy nhiên giai đoạn từ cuối thập niên 80 đến gần cuối những năm 90, số lƣợng việc làm trong các SMEs giảm mạnh đột ngột. Tốc độ tăng trƣởng về số lƣợng việc làm của SMEs giảm xuống chỉ cịn 6,8%. Ngun nhân là do chi phí lao động thời kì này đã tăng lên quá nhanh, tỷ lệ tăng trung bình đạt mức hơn 13%. Trong 4 năm 1986 đến 1989 tỷ lệ này lên tới hơn 20% và riêng trong năm 1989 là gần 30%. Ngồi ra các hiệp hội và cơng đồn lao động thời gian này cũng tăng lên về mặt số lƣợng, từ chỗ có 2.534 tổ chức về lao động trong năm 1985 đã tăng lên thành 7.861 tổ chức vào năm 1989. Nhận thức về quyền lợi của ngƣời lao động đƣợc nâng cao, số lƣợng các xung đột tranh chấp về vấn đề lao động theo đó cũng tăng lên, từ 265 vụ việc năm 1985 lên đến 1.1616 vụ việc năm 1989. Có thể thấy thực tế này đã tạo ra một gánh nặng rất lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thời gian này.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Sang đầu thế kỷ 21, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, SMEs Hàn Quốc đã thể hiện đƣợc vai trị to lớn của mình trong việc cung cấp việc làm cho lao động trong nƣớc khi số lƣợng việc làm ngày càng tăng. Xét bảng 2.5 cho thấy, năm 2000, SMEs tạo ra 8,680,694 công ăn việc làm , thu hút 80.6% lao động trong cả nƣớc. Đến năm 2006, số lƣợng này tăng thêm 1.997.095 việc làm, đạt mức 10,677,789, tƣơng đƣơng 87,4% tổng số việc làm trong cả nƣớc. Trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ đóng góp 41,9% vào tổng số việc làm SMEs tạo ra năm 2006, tƣơng đƣơng 5.121.769 việc làm. Tỉ lệ này ở các doanh nghiệp nhỏ là 21,2% tƣơng đƣơng 2.586.416 việc làm và ở các doanh nghiệp vừa là 29% tƣơng đƣơng 3.063.438 việc làm. Tính đến năm 2012, các SMEs tạo ra 13,059,372 việc làm, chiếm 87.7%, trong khi các doanh nghiệp lớn chỉ có 1.831.790 việc làm. Nhƣ vậy, mặc dù quy mô doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhỏ hơn so với các doanh nghiệp lớn, nhƣng do tổng số doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều nên số việc làm tạo ra cho xã hội là cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp lớn.

2.1.5.4. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Hiện nay Hàn Quốc đƣợc xem là một trong những nhà cung cấp vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi chính tại khu vực Châu Á.

Nhìn vào bảng dƣới đây có thể thấy đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) của các SMEs Hàn Quốc đã gia tăng đáng kể trong những năm qua. Giữa năm 2008 và năm 2012, giá trị của các dự án tăng lên gấp 3 lần.Tuy nhiên FDI của các DNNVV tăng hơn năm lần cả về số lƣợng và giá trị trong cùng thời kỳ. Tỷ lệ các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài đƣợc thực hiện bởi các DNNVV tăng lên gần hai phần ba trong vòng 4 năm.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.8. Đầu tƣ nƣớc ngồi của tất cả các cơng ty và SMEs ở Hàn Quốc.

Nguồn: Báo cáo hàng năm về SMEs, Hiệp hội hợp tác SME

Trong thời kỳ đầu thì chỉ có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn “chaebols” còn hầu hết các SMEs ở trong thị trƣờng nội địa. Tuy nhiên nhiều năm gần đây, hoạt động này của các doanh nghiệp SMEs đã bắt đầu tăng mạnh. Năm 1994, FDI ra nƣớc ngoài của các SMEs chỉ đạt 36 triệu USD thì đến năm 2008, con số này tăng gấp 8 lần, đạt mức 286 triệu USD, tƣơng đƣơng mức 37,1% FDI đầu tƣ ra của cả nƣớc và hiện nay con số này đã tăng lên hơn 2 tỷ USD với trên 3000 dự án.Trong đó đầu tƣ của SMEs tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Thị trƣờng hƣớng tới là Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kong và Việt Nam..

Xét về số lƣợng vốn đầu tƣ thì tỷ trọng của các SMEs là nhỏ hơn so với các doanh nghiệp lớn. Nhƣng xét về số lƣợng dự án thì tỷ trọng của SMEs lại cao hơn. Ví dụ nhƣ trong năm 2010, tỷ trọng lƣợng vốn đầu tƣ của SMEs là 34,2% còn các doanh nghiệp lớn là 58,3% và của nhà đầu tƣ cá nhân là 7,5%. Tuy nhiên khi xét về tỷ trọng số lƣợng dự án đầu tƣ thì SMEs chiếm 51,5%, các nhà đầu tƣ cá nhân chiếm 37% còn các doanh nghiệp lớn là 11,5%. Điều này có thể cho thấy rằng, trong khi các tập đoàn kinh tế lớn thƣờng đầu tƣ một khoản vốn lớn vào một số ít dự án thì các SMEs lại có xu hƣớng đầu tƣ vào nhiều dự án nhƣng lƣợng vốn lại ít hơn. Đây cũng một phần dễ hiểu bởi vì khả năng tài chính của các SMEs nhỏ hơn các tập đồn kinh tế rất nhiều.

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số công ty Giá trị FDI (triệu USD) 2,297 3,324 4,421 5,432 7,497 Số dự án 1,226 1,646 2,109 2,725 4,132 SMEs Giá trị FDI 286 483 721 1,027 1,517 Dự án 455 731 1,086 1,596 2,715 % SMEs Giá trị FDI 12.5 14.5 16.3 18.9 20.2

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chính sách tiếp cận vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)