Sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chính sách tiếp cận vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 61 - 70)

3.2. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

3.2.1. Sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Nam

Quá trình hình thành và phát triển SME gắn liền với quá trình đổi mới nền kinh tế. Trong mơ hình kinh tế của các SME chủ yếu là các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã và các cơ sở kinh doanh cá thể. Tuy nhiên kể từ năm 1990 Chính Phủ đã ban hành Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp (1990) và đồng thời thừa nhận sở hữu tƣ nhân trong Hiến pháp 1992 và ban hành các luật nhƣ: Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc(1995), Luật Hợp tác xã(1996), chính những điều này đã tạo điều kiện để các SME ngoài quốc doanh phát triển.

Hiện nay SMEs chiếm một tỷ trọng rất lớn trong số các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Bộ Kế Hoạch và Đầu Tƣ (Cục Quản lý, Đăng kí kinh doanh), tính đến cuối năm 2014 Việt Nam có hơn 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), chiếm 98% tổng số doanh nghiệp. Là khối doanh nghiệp tạo ra hơn 40% tổng sản phẩm quốc nội và hơn một triệu việc làm mỗi năm. Cụ thể tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giải thể và dừng hoạt động nhƣ sau: theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2014, cả nƣớc có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp và tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm trƣớc. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2013.

Nhƣ vậy, mặc dù vẫn chƣa thực sự thốt khỏi bối cảnh khó khăn nhƣng xét trên khía cạnh quy mô vốn, doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2014 đã tăng hơn so với năm 2013.

Trong 12 tháng năm 2014, cả nƣớc có 15.419 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2014 là 1027,9 nghìn tỷ đồng, bao gồm 595,7 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 432,2 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp thay đổi tăng vốn.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Tuy nhiên, số liệu tổng hợp của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, đà phá sản của các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng. Năm nay, cả nƣớc có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc khơng đăng ký.

Trong đó có 9.501 doanh nghiệp đã hồn thành thủ tục giải thể, giảm 3,2% so với năm trƣớc, số lƣợng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mơ vốn dƣới 10 tỷ đồng. 58.322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm trƣớc.

Theo ông Phạm Đình Thúy - Vụ trƣởng Vụ thống kê Công nghiệp (Tổng cục Thống kê), nguyên nhân các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị phá sản là bởi, một mặt các doanh nghiệp này có trình độ quản lý thấp, kém về nguồn nhân lực, về ứng dụng khoa học kỹ thuật, nên có hiệu quả hoạt động thấp, khó cạnh tranh. Mặt khác, các doanh nghiệp nhỏ và vừa về quy mô nên khi có cơ hội các chủ doanh nghiệp đóng cửa để chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác dễ dàng.

Một đặc điểm chung hiện nay là hầu hết các SMEs tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt ở 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các tỉnh có số lƣợng đăng kí ít hầu hết vẫn là các tỉnh vùng núi phía Bắc nhƣ Bắc Cạn, Lai Châu, Hà Giang

Xu hƣớng quy mô nhỏ ngày càng tăng, các doanh nghiệp mới chủ yếu là các doanh nghiệp tƣ nhân với quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Doanh nghiệp dƣới 10 lao động chiếm trên 46%, từ 10 đến 50 lao động chiếm 35%. Về quy mô vốn, doanh nghiệp dƣới 10 tỷ đồng chiếm trên 86%, trong đó hơn một nửa là dƣới 2 tỷ đồng.

Về lĩnh vực kinh doanh: 43,67% SME hoạt động trong lĩnh vực thƣơng nghiệp, sửa chữa; 26,12% trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến; 10% trong lĩnh vực xây dựng; 4,8% trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn; 4,5% trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc; 3,5% trong kinh doanh bất động sản và dịch vụ tƣ vấn; 2,59% trong lĩnh vực tài chính, tín dụng; 2,24% trong lĩnh vực nơng lâm thủy sản và 1,1% trong lĩnh vực khai thác mỏ.

Xét theo quy mơ vốn, ba ngành có số lƣợng SME nhiều nhất (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số SMEs của cả nƣớc) là thƣơng nghiệp (chiếm 42%), công

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nghiệp chế biến (19,7%), và xây dựng (13%). Ba ngành có tỷ trọng SMEs trong tổng số doanh nghiệp của ngành lớn nhất là thủy sản (96,8%), điện(93,9%) và thƣơng nghiệp (92,6%).

Nhƣ vậy có thể nói hiện nay SME chiếm đa số trong tổng số các doanh nghiệp ở Việt Nam, phân bố ở mọi miền đất nƣớc và hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế. Với số lƣợng đông đảo và hoạt động rộng khắp nhƣ vậy, đóng góp của SMEs vào sự phát triển của nền kinh tế là rất lớn.Trong nền kinh tế, khu vực doanh nghiệp SME hiện đóng vai trị tích cực là 1 trong 4 động lực quyết định, có tốc độ phát triển nhanh, nhân tố chủ đạo về việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của đất nƣớc. Chiếm tới gần 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động thực tế với tổng số vốn đăng ký khoảng 121 tỷ USD và chiếm 30% tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp, hàng năm các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 40% GDP; 30% thu nộp ngân sách nhà nƣớc, 33% giá trị sản lƣợng cơng nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu và thu hút 51% lao động. Nhận thấy sự năng động và linh hoạt cũng nhƣ vai trị của SMEs đối với nền kinh tế, Chính phủ coi việc phát triển SME là chiến lƣợc lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chƣơng trình hành động của mình, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia. Nhà nƣớc tạo mơi trƣờng pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho SME thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển.

Chủ trƣơng này đã đƣợc cụ thể hóa bằng Kế hoạch phát triển SME lần thứ nhất (2006-2010) với mục tiêu phát triển thêm khoảng 320.000 doanh nghiệp vào năm 2010. Kết quả là, cả nƣớc có khoảng 370.000 doanh nghiệp đƣợc thành lập mới, tạo thêm khoảng 2,7 triệu chỗ làm mới trong giai đoạn này.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc, mà trong đó chủ yếu là các SME, giai đoạn 2007-2010 đều đạt trên 40%; đóng góp vào tỷ trọng thu ngân sách nhà nƣớc qua các năm 2006 là 17,7% và tới năm 2009 là 30,9%, thể hiện xu hƣớng tăng qua các năm.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Sự phát triển mạnh mẽ của khối SME đã góp phần huy động một lƣợng lớn nguồn vốn trong dân vào nền kinh tế đất nƣớc, nhất là trong những thời điểm chúng ta chịu ảnh hƣởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế thế giới.

Hơn nữa Kế hoạch phát triển SMEs giai đoạn 2011-2015 với tổng kinh phí 1.130 tỷ đồng đang trong giai đoạn cuối cùng. Một số mục tiêu cơ bản của kế hoạch này là đến hết năm nay, cả nƣớc có thêm 350.000 SME đi vào hoạt động thực sự, đƣa tổng số SME đang hoạt động lên 600.000 đơn vị; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khối SME chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc; đầu tƣ của khu vực này chiếm 35% tổng vốn đầu tƣ tồn xã hội; đóng góp khoảng 40% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nƣớc và tạo thêm khoảng 3,5 - 4 triệu chỗ làm việc mới.

3.2.2. Thực trạng năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

3.2.2.1 Năng lực quản lý và trình độ lao động

Về lao động, theo thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, trình độ học và trình độ đào tạo nghề của lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khá thấp.

Theo số liệu thống kê năm 2014,về trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp: có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Về lực lƣợng lao động, có tới 75% lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; việc thực hiện chƣa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động đã làm giảm đi chất lƣợng công việc trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng rơi vào vị thế bất lợi.

Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp, ngay cả những ngƣời có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít ngƣời đƣợc đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, các lớp về pháp luật trong kinh doanh..., điều này có ảnh hƣởng lớn đến việc lập chiến lƣợc phát triển, định hƣớng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Trình độ học vấn và đào tạo của ngƣời lao động cũng rất khác nhau tùy theo từng loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tƣ nhân có tỷ trọng lao động phổ thơng cao nhất (87,2%), và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi có lao động với trình độ đại học cao đẳng cao nhất(13,5%) (Tổng cục Thống kê năm 2014).

Về giám đốc doanh nghiệp, xét về độ tuổi: phần lớn các chủ SMEs (62,15%) cịn trẻ (có độ tuổi từ 45 tuổi trở xuống). Sự có mặt của đơng đảo của lớp trẻ trong đội ngũ doanh nhân Việt Nam cho thấy hoạt động kinh doanh đang đƣợc giới trẻ quan tâm mạnh mẽ và ngày càng đƣợc xã hội đón nhận. Điều đó chứng tỏ mơi trƣờng kinh doanh cũng đã có những chuyển biến tích cực, khuyến khích mọi ngƣời dân làm giàu.

Hình 3.2. Độ tuổi của chủ doanh nghiệp

Đơn vị: % 0.14 0 10 20 30 40 50 60

15-24 tuổi 25-39 tuổi 40-55 tuổi >55 tuổi

56.41 34.02

9.4

Nguồn: Tổng Cục thống kê

Về cơ cấu giới tính của chủ doanh nghiệp: số lƣợng là nam giới vẫn là đa số (79,8%) trong khi đó só lƣợng nữ là 20,2 %

Một kết quả khảo sát khác đƣợc thực hiện vào năm 2014 cũng cho kết quả tƣơng tự. Độ tuổi trung bình của các chủ SMEs là 43 tuổi và chỉ có 5% chủ SMEs

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

có độ tuổi từ 60 trở lên. Về trình độ học vấn, trong nhóm chủ SMEs đƣợc phỏng vấn, 17% khơng có bằng trung học phổ thơng, nhƣng có tới 43% có trình độ đại học và cao đẳng. Tỷ lệ chủ doanh nghiệp có bằng đại học ở nam là khoảng 55% cao hơn chủ doanh nghiệp nữ. Trình độ chủ doanh nghiệp có trình độ thấp hơn THPT cao gần gấp đơi, nhóm này thƣờng có xu hƣớng khởi nghiệp từ hộ kinh doanh cá thể hơn là cơng ty. Hầu hết các chủ SMEs có trình độ đại học (59%) đều có ở 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.2.2 Cơ sở vật chất và trình độ cơng nghệ sản xuất

Doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc kỳ vọng là có thể đóng góp vào sự phát triển của các ngành cơng nghiệp hỗ trợ, hoặc đóng vai trị là nhà cung ứng dịch vụ, sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc các dự án lớn của Nhà nƣớc. Quá trình này sẽ thúc đẩy cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở thành trụ cột để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên hiện nay, đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chƣa tham gia vào đƣợc chuỗi giá trị sản xuất tồn cầu, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam còn thấp. Số lƣợng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học cơng nghệ cịn rất ít. Số lƣợng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Khoảng 80 - 90% máy móc và cơng nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 - 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao.

Hơn nữa theo số liệu thống kê thì mức trang bị vốn của các SMEs hiện nay vẫn còn thấp. Mức trang bị vốn nói chung của SMEs trển khắp cả nƣớc là 7,9 tỷ đồng/doanh nghiệp, trong đó có mức trang bị vốn của các doanh nghiệp Nhà nƣớc quy mơ nhỏ và vừa(theo tiêu chí lao động) là 52,6 tỷ đồng, của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 4,1 tỷ đồng và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 84,6 tỷ đồng.

Trong toàn bộ SMEs cả nƣớc, hệ số trang bị tài sản cố định cho một lao động là 109,2 triệu đồng. Hệ số trang bị vốn cố định của doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa khu vực Nhà nƣớc là 139,6 triệu đồng; khu vực ngoài quốc doanh là 59,9 triệu

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đồng. Nhƣ vậy mức trang bị tài sản cố định cho một lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khá là thấp. Điều đó cho thấy, các SMEs ngoài quốc doanh vẫn chủ yếu dựa trên lao động, trang bị vốn thấp, năng lực thiết bị hạn chế. Tình trạng này có đƣợc cải thiện hơn trong các doanh nghiệp Nhà nƣớc, nhƣng mức chênh lệch cũng không lớn lắm. Nếu so với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi ở nƣớc ta thì các doanh nghiệp trong nƣớc có hệ số trang bị vốn quá thấp (chỉ bằng 11,2% đến 21,2%). Ngoài ra tỷ lệ tài sản cố định trên tổng vốn của các doanh nghiệp trong nƣớc cũng là quá thấp (chỉ có 29,6%-29,7%). Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp trong nƣớc chủ yếu kinh doanh bằng vốn lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn, vay vốn ngắn hạn để đầu tƣ dài hạn. Số liệu về nguồn vốn cho thấy vốn vay của các doanh nghiệp Nhà nƣớc gấp 3,4 lần vốn chủ sở hữu, và hệ số này của doanh nghiệp quốc doanh là 1,5 lần.

Về trình độ cơng nghệ, theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF thì chỉ số xếp hạng về trình độ cơng nghệ của Việt Nam là rất thấp, xếp thứ 92/125 nền kinh tế trên thế giới và đang có chiều hƣớng đi xuống. Đáng chú ý là các chỉ tiêu về mức độ sử dụng bằng sang chế công nghệ; thuê bao Internet, chất lƣợng cạnh tranh trong dịch vụ cung cấp Internet và luật pháp liên quan đến công nghệ thông tin vẫn cịn tƣơng đối thấp. Điều này có ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng kinh doanh của SME và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay ở nƣớc ta trình độ cơng nhệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung cịn thấp. Theo báo cáo của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, hiện nay vẫn cịn nhiều doanh nghiệp Nhà nƣớc có trình độ cơng nghệ dƣới mức trung bình của khu vực và thế giới, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất lạc

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chính sách tiếp cận vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)