Các yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thu hút FDI vào ngành du lịch việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 34)

2.1 .Các yếu tố thu hút FDI vào ngành du lịch Việt Nam

2.1.1 .Khung chính sách về FDI của Việt Nam đối với ngành du lịch

2.1.2. Các yếu tố kinh tế

Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế

Việt Nam có lợi thế để thu hút khách du lịch với mơi trường chính trị ổn định, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Với lợi thế nằm ở trung tâm Đơng Nam Á, phía Đơng bán đảo Đơng Dương, phía Đơng và Nam trơng ra biển Thái Bình Dương, Việt Nam là cầu nối phần lục địa với các quần đảo bao bọc xung quanh biển Đông, là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Việt Nam có hàng nghìn con sơng lớn nhỏ, với hơn 100 bãi biển, đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nhiều điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh như: Vịnh Hạ Long – một trong 7 kì quan thiên nhiên của thế giới mới, Động Phong Nha – Kẻ Bàng, phố cổ Hội An, đảo Phú Quốc,…hấp dẫn khách du lịch, đó là những yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

dịch vụ - nông nghiệp, nền kinh tế tiếp tục hội nhập sâu rộng với thế giới là một trong những yếu tố tạo tâm lý an tâm để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự tăng trưởng của ngành du lịch

Theo Báo cáo của Tổng cục Du lịch năm 2014, trong suốt hơn hai thập kỉ

qua, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình trên 12%/năm (ngoại trừ suy giảm do dịch SAR 2003 (-8%) và suy thoái kinh tế thế giới 2009 (-11%). Nếu lấy dấu mốc lần đầu tiên phát động năm du lịch Việt Nam 1990 – khởi đầu thời kì đổi mới với 250.000 nghìn lượt khách quốc tế thì đến nay, với 7,87 triệu lượt năm 2014, số khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trên 30 lần trong 23 năm và gấp 2 lần sau 4 năm phục hồi khủng hoảng năm 2009. Sự tăng trưởng không ngừng về lượng khách đã thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động của ngành du lịch trên mọi lĩnh vực.

Biểu đồ 2.1: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2008-2014

Đơn vị: lượt người

0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000 9000000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nguồn: Tổng cục Du lịch

Thị phần khách quốc tế đến Việt Nam trong khu vực và trên thế giới đã không ngừng tăng lên. Theo UNWTO, từ chỗ chiếm 4,6% thị phần khu vực Đông Nam Á, 1,7% thị phần khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và 0,2% thị phần khu vực toàn cầu vào năm 1995, đến năm 2014 Du lịch Việt Nam đã chiếm 8,2% thị

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

phần khu vực ASEAN, 2,4% thị phần khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và 0,68% thị phần tồn cầu. Vị trí của du lịch Việt Nam đang được cải thiện đáng kể trên bản đồ thế giới. Với tiềm năng phong phú của mình, ngành du lịch hồn tồn có thể phát triển và tiến xa hơn nữa cả về quy mô và chất lượng, tuy nhiên có nhiều yếu tố của ngành du lịch với nhiều hạn chế và cần được quan tâm để thu hút thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở lưu trú

Trong kinh doanh, cơ sở lưu trú là một phần quan trọng, đó là những khách sạn, motel, bungalow, làng du lịch hoặc những những biệt thự nhỏ. Bộ phận quan trọng nhất trong cơ sở lưu trú là khách sạn. Từ năm 2008 đến năm 2014, số lượng cơ sở lưu trú của Việt Nam không ngừng tăng lên.

Bảng 2.1. Số lượng cơ sở lưu trú của ngành du lịch giai đoạn 2008-2014

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số lượng cơ sở 10.406 11.467 12.352 13.756 15.381 15.667 16.787 Tăng trưởng (%) 14,6 10,2 7,7 11,4 11,8 11,9 12.8 Số buồng 202.776 216.675 237.111 256.739 277.661 324.800 345.900 Tăng trưởng (%) 13,7 6,9 9,4 8,3 8,1 8,2 8.4 Cơng suất buồng bình quân (%) 59,9 56,9 58,3 59,7 58,8 59,1 59.6 Nguồn: Vụ khách sạn (TCDL) các Sở VHTT&DL

Tuy lượng cơ sở tăng mạnh nhưng nhìn chung hệ thống khách sạn Việt Nam cịn bị phân tán, khơng đồng bộ, mang tính chất nhỏ, số khách sạn từ 3-5 sao ở Việt Nam là 686 khách sạn, chỉ chiếm hơn 21%, số khách sạn có số phịng nhỏ (dưới 100 phịng) chiếm đến 70% (theo khảo sát của Grant Thornton tại Việt Nam), vì vậy, khơng chỉ gặp khó khăn khi đón tiếp các phái đồn lớn mà ngành khách sạn còn rất hạn chế trong việc bổ sung, khai thác các dịch vụ cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ.

Chính sự thiếu hụt các khách sạn lớn là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngồi có thể đầu tư và gia nhập thị trường, bởi tại những quốc gia đã phát triển, số lượng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khách sạn cao cấp rất nhiều. Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc các doanh nghiệp trong nước xây dựng khách sạn 5 sao có quy mô tầm cỡ là khá khó khăn, đây chính là lợi thế để các nhà đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh phân khúc cao cấp này.

Hệ thống giao thông vận tải

Giao thơng vận tải có tầm quan trọng đặc biệt với du lịch. Nhưng trong điều kiện nước ta chưa phát triển, nguồn vốn tích lũy chưa nhiều nên hệ thống giao thơng của nước ta cịn nhiều hạn chế. Số lượng hãng hàng không quốc gia chiếm tỷ lệ rất nhỏ (chỉ có 2/53 hãng hàng khơng), đồng thời số đường bay quốc tế cũng ít, khiến việc đi lại của khách quốc tế gặp nhiều khó khăn, tốn kém về thời gian và tiền bạc. Số lượng sân bay quốc tế cịn ít, cả nước có tất cả 8 sân bay quốc tế, trong đó hai sân bay là Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) được sử dụng nhiều hơn cả

Bảng 2.2. Một số thống kê của ngành hàng không

Nội dung Số lượng

Số lượng sân bay đang hoạt động ở Việt Nam

21

Hệ thống sân bay quốc tế tại Việt Nam 8 Số lượng hãng hàng không hoạt động tại Việt Nam

53 (51 hãng hàng khơng nước ngồi, 2 hãng không Việt Nam)

Tổng số đường bay quốc tế đến và đi từ Việt Nam

54

Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam 2014

Bên cạnh đó, hệ thống đường bộ của nước ta tương đối kém so với khu vực, 47% là đường xấu, chỉ có khoảng 7% chiều dài đường quốc lộ là tương đối tốt. Mật độ đường sắt của chúng ta cao hơn các nước Đông Nam Á nhưng chủ yếu phát triển ở miền bắc, chất lượng đường xấu, giao thông hàng không chưa phát triển, giá cả cịn cao. Đối với giao thơng đường thủy, các cảng biển phân bố không đồng đều, chủ yếu ở miền Trung trong khi lượng khách chủ yếu lại tập trung ở miền Bắc và

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

miền Nam. Hơn nữa, hàng năm lại có lũ lụt, hạn hán kéo dài nên việc khai thác giao thông đường thủy đạt hiệu quả chưa cao.

Bảng 2.3. Thống kê lượt khách và mức tăng trưởng của một số ngành vận tải Tổng lượt khách (triệu lượt khách) Mức tăng trưởng VT hành khách đường bộ 2875,7 7.8% VT hành khách đường sông 147,3 4,6% VT hành khách đường biển 5,2 3,2% VT hành khách đường hàng không 18,3 8,2% VT hành khách đường sắt 12 -0,9% Nguồn: Tổng cục thống kê

Hệ thống giao thơng vận tải cịn yếu kém là một nhân tố cản trở việc thu hút FDI vào ngành du lịch. Để thu hút FDI, cần đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngồi, qua đó quyết định sự tăng trưởng kinh tế, tạo ra sự chuyển đổi cơ bản cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng kinh tế của nước ta còn nhiều hạn chế, chậm phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Hệ thống kết cấu hạ tầng cùng các cơ sở lưu trú của nước ta hiện nay so với nhiều nước trong khu vực cịn q khiêm tốn, đó cũng là yếu tố hạn chế thu hút các nhà đầu tư.

Nguồn nhân lực

So với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam có lợi thế về dân số rất lớn. Với khoảng 90 triệu dân và có tới 50 triệu dân trong độ tuổi lao động, Việt Nam đã đạt đến cơ cấu “dân số vàng”. Bên cạnh đó, chi phí cho lao động ở Việt Nam rất rẻ so với các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore,…Tuy nhiên, lao động trong ngành du lịch có đặc thù là cần trình độ cao nhưng lực lượng lao động trong ngành du lịch lại đang rất thiếu.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn rất thấp và còn kém so với tiêu chuẩn quốc tế. Nghiên cứu của Trung tâm phát triển du lịch cho thấy, trong tiểu ngành khách sạn – một lĩnh vực rất quan trọng của ngành du lịch, số lao động có bằng sau đại học chỉ chiếm 1,36%, lao động được đào tạo qua đại học, cao đẳng chiếm 17,89%, số lao động được đào tạo phổ thông chiếm 41,47% và số lao động chưa qua đào tạo chiếm 39,28%.

Biểu đồ 2.2: Nhân lực trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn phân theo trình độ

Nguồn: Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong tiểu ngành khách sạn – nhà hàng, khách sạn Metropole.

Đây là một thực tế đáng lo ngại bởi ngành du lịch là ngành yêu cầu nhân lực với trình độ cao, với năng lực quản lý và ngoại ngữ, giao tiếp tốt. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nguồn lao động trong ngành du lịch đang rất thiếu những người được đào tạo bài bản, đó là nguyên nhân mà Việt Nam có tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa được khai thác, quản lý một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thu hút FDI vào ngành du lịch việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)