.FDI vào ngành du lịch phân bổ vốn theo loại hình kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thu hút FDI vào ngành du lịch việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 40)

2.2 .Thực trạng thu hút FDI vào ngành du lịch Việt Nam

2.2.3 .FDI vào ngành du lịch phân bổ vốn theo loại hình kinh doanh

Xét trong tổng thể các dự án về đầu tư vào lĩnh vực du lịch đứng đầu là số dự án về lĩnh vực khách sạn du lịch (chiếm 56,03%), lĩnh vực xây dựng văn phòng căn hộ cho thuê chiếm 43,97% tổng số dự án

Đối với hoạt động du lịch thuần túy (khách sạn –du lịch) có sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư. Trong tổng số 258 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư là 3,82 tỷ USD thì lĩnh vực xây dựng khách sạn và dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng rất

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

lớn 73,42% (216/258 dự án) với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD. Các dự án xây dựng khu vui chơi giải trí, thể thao đứng thứ hai với số vốn đầu tư 0,36 tỷ USD trong 17 dự án được cấp phép (10,76%); số vốn và số lượng dự án đầu tư xây dựng khu du lịch và vào lữ hành , vận chuyển khách chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bảng 2.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam phân theo lĩnh vực Lĩnh vực Dự án Vốn đầu tư Số dự án Tỷ trọng (%) Số vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) Khách sạn 276 73,42 2413,2 63,12 Khu du lịch 34 8,86 1010 26,42 Lữ hành 18 6,96 40 1,05

Khu vui chơi giải trí, thể thao

24 10,76 360 9,42

Tổng 352 100 3823,2 100

Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư – Tổng cục Du lịch

Nhìn vào bảng ta có thể thấy, FDI trong du lịch hiện nay mới coi trọng nhu cầu phục vụ lưu trú mà ít quan tâm hơn các nhu cầu khác. Chỉ tính riêng 3 năm 2008,2009,2010 và không kể đến các dự án hết hạn và giải thể đã có 57 khách sạn và 82 tổ hợp văn phòng – căn hộ cho thuê được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp phép xây dựng.

Trong khi đó cũng trong thời gian này, chúng ta chỉ cấp giấy phép được cho 6 dự án lữ hành, vận chuyển khách, 8 dự án xây dựng khu vui chơi giải trí thể thao và 5 dự án xây dựng khu du lịch và hầu hết các dự án này có quy mơ nhỏ hơn nhiều so với các dự án xây dựng khách sạn và tổ hợp văn phòng – căn hộ cho thuê.

Việc đầu tư tràn lan xây dựng các khách sạn là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không bền vững. Cụ thể là hiện tượng thừa khách sạn, thiếu nơi vui chơi diễn ra phổ biến, cơng suất phịng trung bình giảm từ 70% trong giai đoạn 2008-2010 xuống còn dưới 40%, kéo theo việc giảm giá phịng và cạnh tranh khơng lnh mạnh làm giảm đáng kể hiệu quả đầu tư. Vì vậy, để du lịch phát triển bền vững cần thiết phải thay đổi cơ cấu đầu tư hiện nay để có thể cân đối việc phục vụ tất cả các nhu cầu của khách du lịch và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Đối với khách du lịch khi đến Việt Nam, nhu cầu vui chơi giải trí cũng rất lớn bên cạnh nhu cầu lưu trú, tuy nhiên Việt Nam chưa có một khu vui chơi giải trí nào nổi bật để thu hút khách du lịch, số lượng các bar, sân golf còn ít và khách du lịch đến Việt Nam chủ yếu để tham quan, thưởng thức ẩm thực, trải nghiệm chứ khơng có nhiều hoạt động vui chơi. Đây là một thiếu sót rất lớn bởi du lịch thường gắn với giải trí, nếu ngành du lịch có nhiều biện pháp khai thác để xây dựng nhiều hơn nữa các khu vui chơi giải trí, góp phần tăng trưởng du lịch, thu hút FDI và cũng để tạo nên diện mạo mới cho ngành du lịch nói riêng và sự thay đổi nền kinh tế nói chung của cả nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thu hút FDI vào ngành du lịch việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 40)