2.2 .Thực trạng thu hút FDI vào ngành du lịch Việt Nam
2.2.1 .Tình hình chung
Những năm gần đây trung bình mỗi năm Việt Nam đón tiếp khoảng 7 triệu lượt khách du lịch, do vậy vấn đề môi trường du lịch và cơ sở hạ tầng cho du lịch ngày càng cần được chú trọng trong tình hình hiện nay. Cùng với sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngồi thì lĩnh vực du lịch ngày càng thu hút nhiều dự án.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Biểu đồ 2.3. FDI vào ngành du lịch và FDI cả nước giai đoạn 2008-2014
Đơn vị: tỷ USD 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 FDI vào du lịch FDI cả nước Nguồn: Tổng cục Du lịch Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, số vốn đăng ký FDI vào ngành du lịch khá khiêm tốn so với FDI của cả nước, chỉ chiếm chưa đầy 10%. Hầu hết FDI vào Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến chế tạo,…FDI vào lĩnh vực dịch vụ thường chiếm khoảng 30%-40%, tuy nhiên trong lĩnh vực dịch vụ thì bất động sản lại chiếm ưu thế đến trên 50%, ngành du lịch còn khá khiêm tốn, chỉ khoảng 10% - 20% lượng FDI thu hút được. Nguyên nhân là do Việt Nam đang trong quá trình cơng nghiệp hóa nên có nhiều chính sách ưu đãi và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn với những ngành này, lĩnh vực du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó, kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thu hút được đáng kể lượng vốn FDI. Năm 2008 được xem là năm kỉ lục trong việc thu hút FDI với 72 tỷ USD, trong đó riêng ngành du lịch chiếm đến 8,6 tỷ USD. Sau sự kiện gia nhập WTO, Việt Nam thường xuyên được báo chí quốc tế nhắc đến như một nền kinh tế tăng trưởng năng động, với nhiều tiềm năng trong ngành du lịch. Chính điều này đã thu hút một lượng lớn không chỉ các nhà đầu tư mà còn thu hút cả khách du lịch đến với Việt Nam, từ đó giúp các nhà đầu tư nhận thấy nhiều cơ hội trong ngành du lịch. Với việc tăng cường giao lưu thương mại và buôn bán với quốc tế, ngày càng có nhiều doanh nhân đến với Việt Nam, tạo ra nhu cầu lớn về cơ sở lưu trú cao cấp,
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
thời gian này tạo nên sự bùng nổ trong hoạt động xây dựng khách sạn – một phần rất quan trọng trong du lịch. Những năm sau đó FDI nói chung và FDI vào ngành du lịch nói riêng có xu hướng giảm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, những năm gần đây, FDI vào ngành du lịch lại tăng tuy khơng nhiều nhưng đó cũng là tín hiệu đáng mừng. Chính các cuộc khủng hoảng khiến khách du lịch có xu hướng thắt chặt chi tiêu, do đó họ sẽ chọn những điểm đến với giá rẻ, thị trường du lịch Đông Nam Á đáp ứng được nhu cầu này với chi phí rẻ mà lại có nhiều điểm đến hấp dẫn, văn hóa đa dạng, đặc sắc, Việt Nam cũng là một điểm đến du lịch mới, do đó các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến thị trường du lịch Việt Nam, trong khi Việt Nam lại rất thiếu những cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
2.2.2. FDI vào ngành du lịch phân theo vùng và địa phương
Trong những năm 2008-2010, các dự án thường tập trung ở các tỉnh phía nam như: Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, các dự án ở phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án. Như vậy vẫn có sự chênh lệch về số vốn cam kết giữa các miền: FDI trong ngành du lịch tập trung nhiều ở miền Nam so với miền Bắc và miền Trung.
Bảng 2.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam phân theo địa phương STT Tỉnh, thành phố Dự án Vốn đăng ký Số dự án Tỷ trọng (%) Số vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Tp Hồ Chí Minh 121 42,91 13909,38 52,59 2 Hà Nội 81 28,72 7141,17 27 3 Lâm Đồng 9 1,06 2294,76 8,68 4 Bà Rịa – Vũng Tàu 57 6,74 682,38 2,58 5 Quảng Ninh 39 4,61 6013,03 2,28 6 Hải Phòng 24 2,84 518,4 1,96 7 Đà Nẵng 24 2,84 338,55 1,28 8 Đồng Nai 6 0,71 230,376 0,87 9 Khánh Hòa 18 2,13 185,13 0,7 10 Vĩnh Phúc 9 1,06 138,17 0,52 11 Huế 9 1,06 31,47 0,12
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Nhìn vào bảng ta có thể thấy, sự phân bố các dự án đầu tư vào ngành du lịch giữa các địa bàn đầu tư là không đồng đều.
Hiện tại mới chỉ có khoảng 22/61 tỉnh thành phố thu hút được FDI vào ngành du lịch. Các dự án FDI vào du lịch tập trung nhiều nhất ở một số trung tâm đơ thị kinh tế, chính trị lớn có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 202 dự án (chiếm 71,63% số dự án đang hoạt động và 79,59% số vốn đăng ký).
Các dự án còn lại được phân bố đều cho 20 tỉnh, thành phố còn lại. Trong đó, Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút được 57 dự án (chiếm tỷ trọng 6,74%), Quảng Ninh có 39 dự án, Hải Phịng có 24 dự án, Đà Nẵng chiếm 24 dự án, Khánh Hòa chiếm 18 dự án, các tỉnh còn lại chiếm 3-9 dự án. Đây đều là những tỉnh thành phố có tiềm năng về du lịch và nổi tiếng thu hút du khách, do đó các nhà đầu tư có thể khai thác những địa điểm nổi tiếng tại các tỉnh thành phố này mà không phải mất quá nhiều công sức để xây mới hay khai thác tiềm lực du lịch ở những nơi chưa có nhiều tiếng tăm.
Như vậy, mặc dù có nhiều tiềm năng về du lịch song cho đến nay, có đến 39 tỉnh, thành phố trong cả nước chưa thu hút được đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch. Nguyên nhân chính là do cơ sở hạ tầng của các tỉnh này nhìn chung cịn yếu kém về số lượng và chất lượng. Các địa điểm du lịch chưa được khai thác hiệu quả, các địa phương chưa có chính sách xúc tiến du lịch hợp lý nên chưa tạo được niềm tin với các nhà đầu tư. Rõ ràng việc đầu tư vào các nơi nổi tiếng với các khu du lịch an toàn và tiết kiệm hơn nhiều so với việc khai thác, xây dựng, quảng bá một nơi chưa có tiếng tăm khi mà các nhà đầu tư cũng phải rất thận trọng khi đầu tư ở một thị trường nước ngoài.