.FDI vào ngành du lịch phân theo đối tác

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thu hút FDI vào ngành du lịch việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)

2.2 .Thực trạng thu hút FDI vào ngành du lịch Việt Nam

2.2.4 .FDI vào ngành du lịch phân theo đối tác

Cho đến nay đã có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên cũng giống như các ngành khác, gần 80% vốn đầu tư có nguồn gốc từ các nước Châu Á. 10 nước dẫn đầu về FDI vào ngành du lịch Việt Nam là: Singapore, Đài Loan, Hongkong, Hàn Quốc, Bristish Virgin Islands, Nhật, Malaysia, Pháp, Thái Lan, Hà Lan. Trong số 10 nước này có tới 7 nước Châu Á. Bốn nước dẫn đầu về vốn và số dự án đầu tư vào du lịch Việt Nam là 4 nước công nghiệp mới (NIC). Chỉ riêng ở 4 nước Châu Á này đã chiếm 50% số dự án và gần 70% lượng FDI vào du lịch Việt Nam.

Bảng 2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam phân theo đối tác

Nước và vùng lãnh thổ Số dự án Số vốn đăng ký (USD) Vốn pháp định (USD) 1 Singapore 65 2.020.942.737 494.540.250 2 Đài Loan 23 1.410.531.140 638.968.398 3 Hongkong 90 1.389.485.695 657.517.169 4 Hàn Quốc 21 70.941.849 197.062.474

5 Brishtish Virgin Islands 24 571.881.232 217.321.589

6 Nhật 23 477.754.624 239.695.686

7 Malaysia 9 282.690.000 98.715.030

8 Pháp 14 203.101.639 93.956.606

9 Thái Lan 11 191.011.475 69.120.304

10 Hà Lan 6 157.098.750 51.078.417

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Sự tập trung nguồn vốn đầu tư từ các nước Châu Á và đặc biệt là từ các nước NIC có thể do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, các nước Châu Á, đặc biệt là các nước NIC nhận thức được du lịch Việt Nam là một thị trường tiềm năng để giải quyết chu trình kinh doanh của họ và để vượt qua việc tăng giá chi phí sản xuất ở thị trường trong nước khi mức tăng trưởng kinh tế cao. Chiến lược đầu tư của họ ở Việt Nam phần lớn dựa trên lợi thế cạnh tranh của lương thấp và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đó là động cơ để họ chuyển giao công giao công nghệ cần nhiều lao động cho Việt Nam với lương nhân công khá thấp và lực lượng lao động có kỷ luật. Thứ hai, với lợi thế gần về địa lý, đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp các nước Châu Á giảm thiểu được chi phí giao dịch và giao thông. Thứ ba, sự tương đồng về văn hóa với Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư Châu Á dễ dàng vượt qua các trở ngại khi tiến hành đầu tư ở nước sở tại hơn các nhà đầu tư khác.

Một số các dự án nổi bật như phía Hàn Quốc với việc tập đoàn Kaengnam xây dựng tổ hợp khách sạn, khu vui chơi, mua sắm và tham quan với các khách sạn 5 sao và tổng số phòng lên tới 500 phịng. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đầu tư vào việc xây dựng khách sạn Reviera với 550 phòng. Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, với mục tiêu hướng đến phân khúc khách hàng là doanh nhân, phục vụ cho nhu cầu lưu trú khi đi công tác, hay các tổ hợp văn phịng cho th,…Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài như Mỹ hay các nước Châu Âu lại xây dựng các khu khách sạn để phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch, chẳng hạn như nhà đầu tư Mỹ với việc xây dựng khách sạn Novotel (2008-2009) đã tạo nên nhiều khách sạn 5 sao cao cấp, góp phần thay đổi bộ mặt du lịch Việt Nam.

Một lý do khác là trong nhận thức của các nhà đầu tư, Việt Nam là một thị trường mới nổi, nhiều rủi ro nên các nhà đầu tư ở xa như Châu Âu, Châu Mỹ,…chưa sẵn sàng đầu tư vào thị trường này. Ngoài ra, lý do khác là Việt Nam chưa tập trung chú ý khai thác các nguồn vốn đầu tư từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ, chưa có chính sách khuyến khích đầu tư từ khu vực này.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế. Để phát triển bền vững, ngoài việc thu hút vốn đầu tư từ các nước Châu Á, trong thời gian tới Việt Nam cần tập trung thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư có tiềm năng tài chính và kinh nghiệm quản lý giỏi từ Châu Mỹ và Châu Âu.

2.2.5 FDI vào ngành du lịch phân theo hình thức đầu tư

Cũng như tình hình FDI trong cả nước, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm đa số trong đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam.

Bảng 2.7. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam phân theo hình thức đầu tư Hình thức kinh doanh Dự án Vốn đầu tư Số dự án Tỉ lệ (%) Số vốn (triệu USD) Tỉ lệ (%) Liên doanh 6 1,7 35,71 0,4 100% vốn nước ngoài 337 95,74 8798,81 97,9 HĐHTKD 9 2,56 152,97 1,7 Tổng 352 100 8986,49 100

Nguồn: Vụ Kế hoạch đầu tư – Tổng cục Du lịch

Hơn 95% số dự án đầu tư vào du lịch Việt Nam là dưới hình thức 100% vốn nước ngồi, gần 3% số dự án được đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và hình liên doanh chỉ chiếm gần 2%. Trước đây trong giai đoạn những năm 2000, hình thức liên doanh trong ngành du lịch thường được ưa chuộng do các nhà đầu tư muốn tránh rủi ro và tận dụng được những ưu thế sẵn có của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nước. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp bị tan vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau như khó khăn giải phóng mặt bằng, do các thủ tục hành chính kéo dài mà bên đối tác nước ngoài bị lỡ cơ hội đầu tư, mâu thuẫn trong quản lý liên doanh…Sự yếu kém trong quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch và những mâu thuẫn trong việc quản lý là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư mất dần mối quan tâm với hình thức

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thu hút FDI vào ngành du lịch việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)