.Những thành công trong việc thu hút FDI vào ngành du lịch

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thu hút FDI vào ngành du lịch việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 50)

2.3 .Đánh giá việc thu hút FDI vào việc phát triển ngành du lịch Việt Nam

2.3.1 .Những thành công trong việc thu hút FDI vào ngành du lịch

FDI vào ngành du lịch đối với việc xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế

Nhìn chung FDI đã tạo ra bộ mặt mới cho ngành kinh tế Việt Nam nói chung và cơ sở hạ tầng nói riêng. Sự tác động đó khơng chỉ là một phía, có nghĩa là các dự án nước ngồi đi vào hoạt động đã xây dựng cho các địa phương những cơng trình giao thơng, hệ thống thơng tin liên lạc hiện đại mà bên cạnh đó, muốn thu hút FDI chúng ta phải cải thiện nền hạ tầng yếu kém này, như thế đã vơ tình tạo cho nền kinh tế một cơ sở hạ tầng tốt để phát triển. Một yếu tố của hạ tầng cơ sở là các hạ tầng mềm, có thể nói chúng như vậy là vì chúng chính là các định chế tài chính dành cho đầu tư trực tiếp nước ngồi, các văn bản pháp lý có liên quan, chúng liên tục được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư, phù hợp với tiến trình hội nhập của đất nước.

Trong đánh giá tác động của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu du lịch với vấn đề cải thiện cơ sở vật chất cho nền kinh tế chúng ta chỉ xoay quanh vấn đề là nó đã tạo ra được một cơ sở cho việc phát triển ngành kinh tế đứng trên giác độ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tạo ra các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, khu sinh thái,…tạo ra một hệ thống các cơng trình đồ sộ, trang bị đầy đủ, không những tạo ra sự phát triển mà cịn nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. chúng ta sẽ làm cho du khách ngạc nhiên trước sự lớn mạnh nơi các khách sạn hiện đại, khu nghỉ dưỡng cao cấp,…những nơi mà nhiều người nghĩ rằng Việt Nam chưa có.

Hiện tại, các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực du lịch như xây dựng khách sạn, văn phòng để bán, cho thuê, khu vui chơi giải trí,…đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp, dẫn đầu về quy mô vào khu du lịch nghỉ mát ở Việt Nam là dự án khu nghỉ mát đa năng Đan Kia – Suối Vàng thuộc thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng do bốn tập đoàn đầu tư lớn của Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi, Sumimoto và Limtec liên doanh đầu tư với tổng số vốn là 1,2 tỷ USD. Những ví dụ nêu trên cho thấy các khu du lịch ở Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm.

Bên cạnh việc thu hút một lượng lớn vốn FDI, đầu tư trong lĩnh vực này đã góp phần khơng nhỏ trong việc giải quyết căng thẳng về việc thiếu phòng của những khách sạn cao cấp trong một số thời điểm nhất định, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư và thương mại. Sự tham gia của các nhà đầu tư vào các dự án có quy mơ lớn với việc xây dựng tổ hợp gồm nhiều khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho các thành phố lớn và các khu du lịch, tạo ra một số khu vui chơi thể thao giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài làm việc tại Việt Nam, khách du lịch, đặc biệt là các hoạt động lớn của Nhà nước.

FDI vào ngành du lịch đóng góp vào thu chi ngân sách cho nền kinh tế quốc dân

Là ngành cơng nghiệp khơng khói, bỏ ít vốn mà quay vòng lại nhanh, Hội đồng Lữ hành và du lịch quốc tế (WTTC) đã công bố du lịch là công nghệ lớn nhất thế giới, vượt lên cả công nghệ sản xuất ô tô, thép, điện tử, …Theo thống kê hiện nay, một số quốc gia trên thế giới có thu nhập từ du lịch và các dịch vụ từ du lịch chiếm 60-70% tổng sản phẩm quốc nội. Ở nhiều nước, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mạnh, một ngành kinh tế mũi nhọn. trong vòng 6 năm qua, Nhà nước đã đầu tư trên 2.700 tỷ đồng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch ở

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

62 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, số vốn đầu tư đã được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, khuyến khích các địa phương thu hút hàng nghìn tỷ đồng cho đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ.

Bảng 2.8. Thuế và phí trả bởi các doanh nghiệp trong ngành du lịch chia theo chủ sở hữu từ năm 2012-2014 Đơn vị: Tỷ đồng Loại hình sở hữu 2012 2013 2014 Tổng % Tổng % Tổng % Nhà nước 978,8 34,2 625,5 13,3 352,9 9,7 Ngoài nhà nước 729 25,4 1094 23,2 2012 52,8 Khu vực có vốn FDI 1156 40,4 2995 63,4 1445 37,5 Tổng 2865,1 100 4714,5 100 3810,8 100 Nguồn: Tổng cục Du lịch

FDI nói chung là một nhân tố đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước, từ bảng số liệu chỉ ra rằng khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn, 40,4% vào năm 2012 và 63,4% vào năm 2013, 37,5% vào năm 2014 là những tỉ lệ cao. So với khu vực nhà nước thì khu vực có vốn FDI chiếm tỉ lệ áp đảo, gấp hơn 4 lần vào năm 2014. Điều này cũng cho thấy một sự chuyển dịch mới trong ngành du lịch: nếu như trước đây hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch chủ yếu thuộc quản lý nhà nước thì nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Điều này hồn toàn phù hợp với sự phát triển của ngành du lịch và nhất là trong bối cảnh hội nhập, tồn cầu hóa như hiện nay, du lịch là ngành tăng trưởng nhanh và năng động.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam đối với việc làm

Lâu nay du lịch được coi như sử dụng chiều sâu nhiều nhân tố lao động, nó là nguồn quan trọng trong việc tạo ra nhiều việc làm mới do chỗ có phần dịch vụ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

riêng cho con người trong hầu hết các đóng góp của du lịch. Cơng ăn việc làm trong du lịch là tổng thể các nhân tố, từ bản thân chính sách du lịch của một nước (nó có thể hướng các trang thiết bị tiếp nhận đến một loại hình sử dụng nhiều ít số nhân cơng), cho đến trình độ phát triển của một đất nước, và cuối cùng là trình độ sử dụng người phụ thuộc vào việc tăng năng suất của nhân công đã được sử dụng trong lĩnh vực du lịch.

Tại Việt Nam, du lịch là ngành thu hút rất nhiều lao động trực tiếp cũng như gián tiếp.

Biểu đồ 2.4. Lao động hoạt động trong doanh nghiệp du lịch có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và doanh nghiệp du lịch nói chung

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Doanh nghiệp toàn ngành Doanh nghiệp FDI

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Tính đến hết năm 2014, các doanh nghiệp có vốn FDI trong ngành du lịch đã tạo việc làm cho hơn 210000 lao động trực tiếp. Trong giai đoạn 2008-2014, việc làm do FDI mang lại trong ngành du lịch thường chiếm 11%. Nếu như năm 2008 chỉ có khoảng 40850 lao động trực tiếp thì đến năm 2014, con số này đã tăng gấp 5 lần.

Nhìn chung sự phát triển của du lịch với sự gia tăng về số vốn đầu tư cũng như gia tăng các dự án mới đã tạo cho các lao động phổ thông địa phương cũng như lao động được đào tạo bài bản đã tìm được cơng việc cho mình với mức thu nhập ổn định. Hầu hết sinh viên các trường đại học tốt nghiệp trong lĩnh vực du lịch đã tìm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

được việc làm, các khách sạn và khu du lịch là nơi thu hút nhiều nhất bởi công việc ổn định, không di chuyển nhiều mà thu nhập lại cao. Bên cạnh đó, lao động theo mùa vụ cũng giải quyết được vấn đề thu nhập cũng như nâng cao đời sống của nhiều bộ phận dân cư. Là một ngành có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành khác rất chặt chẽ và đồng bộ.

Du lịch được coi là một trong những ngành tạo ra nhiều việc làm nhất, ở tất cả các địa bàn, từ vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa đến các đô thị. Năm 2012 với trên 1,8 triệu việc làm, quy mô lao động chiếm 3,6% tổng lao động toàn quốc. theo cách tính của WTTC thì hiệu quả việc làm do du lịch và lữ hành tạo ra là trên 3 triệu lao động chiếm 8,1% tổng số lao động toàn quốc (WTTC 2013). Cách tính này bao quát được cả số lao động liên quan và lao động khơng chính thức, lao động gia đình trong du lịch cộng đồng, du lịch tại nhà dân, lực lượng dịch vụ đường phố, khu du lịch (xe ôm, bán bưu thiếp, hàng lưu niệm,..).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch cũng giúp chúng ta cải thiện được chất lượng lao động đang ở tình trạng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Bởi một mặt chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài từ vấn đề công nghệ hiện đại cũng như hoạt động quản lý và tác phong làm việc – cái mà đôi khi không thể hiện rõ ràng nhưng rất quan trọng. bên cạnh đó, sự có mặt của doanh nghiệp nước ngoài – những người đào tạo đội ngũ lao động cũng như có thể tài trợ hoặc tạo điều kiện cho đội ngũ nhân lực ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tóm lại, cũng giống như các lĩnh vực đầu tư khác, FDI vào ngành du lịch đã tạo thêm nhiều cơng ăn việc làm cho người dân, từ đó giúp cải thiện đời sống nhân dân, giúp đội ngũ nhân lực Việt Nam ngày càng phát triển về chất lượng.

2.3.2.Những hạn chế trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch ở Việt Nam

Lượng vốn thu hút nhỏ so với tiềm năng

Du lịch được xác định là ngành “kinh tế mũi nhọn”, thế nhưng lượng vốn FDI vào ngành du lịch còn khá khiêm tốn. Như đã phân tích ở trên, vốn FDI vào ngành du lịch thông thường chỉ chiếm khoảng 20% lĩnh vực dịch vụ, là một con số khá khiêm tốn, trong khi với lĩnh vực dịch vụ, bất động sản đã chiếm trên 50%, gây

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cao nhất, và du lịch ln đóng vai trị quan trọng với ngành dịch vụ. Tại Việt Nam còn thiếu rất nhiều các khách sạn, nhà hàng đẳng cấp quốc tế, các sân golf và khu vui chơi giải trí để phục vụ cho chính khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Với lượng vốn FDI nhỏ, ngành du lịch cần phải nỗ lực hơn nữa để thu hút thêm nhiều dự án, góp phần thay đổi bộ mặt du lịch.

Thu hút vốn đầu tư mất cân đối

Xét trên tổng thể, nguồn vốn FDI vào ngành du lịch Việt Nam chủ yếu được giải ngân trong lĩnh vực khách sạn, chỉ có một phần rất nhỏ là đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng dịch vụ, khu vui chơi giải trí. Rõ ràng là cơ cấu đầu tư của vốn FDI trong giai đoạn này là không hợp lý. Điều này xuất phát từ sự thiếu hụt rất lớn về nơi ăn nghỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế cho khách du lịch đến Việt Nam. Trong những năm này, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh do những cải thiện trong quan hệ ngoại giao, sự ổn định về chính trị và mơi trường kinh tế vĩ mơ. Trong khi đó, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn do các doanh nghiệp nhà nước sở hữu không đáp ứng được nhu cầu của du khách cả số lượng và chất lượng. Các nhà đầu tư nước ngoài đã sớm thấy các cơ hội lợi nhuận trong lĩnh vực khách sạn. Do đó, một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài đã đổ vào nâng cấp, xây dựng các khách sạn. Việc bùng nổ trong xây dựng các khách sạn khiến cung phòng khách sạn ở các điểm du lịch chính của Việt Nam tăng với tốc độ lớn vượt xa số lượng khách du lịch đến. Sự dư thừa khách sạn khiến tỉ lệ phòng thuê giảm, kéo theo việc giảm giá phòng và cạnh tranh khơng lành mạnh. Tình trạng này dẫn đến một lượng lớn nhất định vốn đầu tư nước ngoài trong tiểu ngành khách sạn hoạt động kém hiệu quả. Nếu lượng vốn đầu tư này dùng để đầu tư vào các khu vực khác như xây dựng các sân golf, khu vui chơi giải trí, lữ hành …thì sẽ có ý nghĩa hơn.

Cơ cấu đầu tư giữa các vùng chưa hợp lý

Trong ngành du lịch, hiện tượng đầu tư thiên lệch vào các thành phố lớn có kinh tế phát triển, hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc khá hồn thiện,…là khá phổ biến. Có q nhiều dự án với số vốn đầu tư lớn vào khu du lịch ở trung tâm đô thị lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, trong đó lại có q ít số vốn FDI được giải ngân vào các khu du lịch nổi tiếng nhưng lại xa trung tâm.Bên

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Trang, Hải Phòng, Đã Nẵng,…cũng được đầu tư rất nhiều, đây đều là những thành phố lớn và cũng có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi. Thế nhưng ở Việt Nam cịn rất nhiều các tỉnh, thành phố có tiềm năng du lịch dồi dào như ở các vùng núi, vùng sâu vùng xa, tuy nhiên những nơi này đều yếu kém về cơ sở hạ tầng, xa trung tâm. Vì vậy, những khu du lịch này đều rơi vào tình trạng thiếu vốn đầu tư trầm trọng và khơng nhận được những tác động tích cực mà FDI mang lại. Những vùng cơ sở hạ tầng du lịch đã phát triển nay lại càng phát triển hơn, càng thu hút được nhiều FDI hơn, cịn những vùng có tiềm năng du lịch nhưng cơ sở hạ tầng du lịch quá kém phát triển thì lại chẳng được nhà đầu tư nào quan tâm đến. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư nước ngoài khi xem xét đầu tư vào một nơi họ luôn quan tâm đến các yếu tố kinh tế như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để tránh rủi ro và giảm thiểu chi phí, do đó các thành phố có cơ sở hạ tầng thuận lợi, có sẵn khách du lịch ln là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Và hậu quả là sự chênh lệch cơ sở hạ tầng giữa các vùng mỗi ngày một tăng. Để du lịch phát triển bền vững, cần thiết phải điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư theo vùng theo hướng khuyến khích đầu tư vào những địa bàn có nhiều tiềm năng du lịch nhưng ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa điều kiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật kém phát triển.

Phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác chủ yếu

Mặc dù nước ta có quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới nhưng số nước đầu tư vào ngành du lịch Việt Nam lại không nhiều, quy mơ vẫn cịn nhỏ bé. Số nước đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là từ khu vực Châu Á. Chúng ta vẫn tập trung vào một số đối tác chủ yếu như: Singpore, Hồng Kong, Đài Loan,…Do vậy chỉ một biến động nhỏ trong các nước này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc vào một số đối tác lớn sẽ dẫn đến tình trạng bị khống chế, phụ thuộc vào những nước này.

Mặt khác, sự thiếu vắng các nhà đầu tư từ các nước châu Âu, châu Mỹ - những nhà đầu tư thường có tiềm lực tài chính mạnh, cơng nghệ hiện đại, kinh

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thu hút FDI vào ngành du lịch việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 50)