.Tăng cường đào tạo lực lượng lao động trong ngành du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thu hút FDI vào ngành du lịch việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 71)

3.3 .Các giải pháp nhằm thu hút FDI vào ngành du lịch

3.3.5 .Tăng cường đào tạo lực lượng lao động trong ngành du lịch Việt Nam

lịch cũng sẽ thay đổi được bộ mặt với nhiều tuyến đường tạo điều kiện thuận lợi giúp du khách tiết kiệm thời gian, tiền bạc, đảm bảo sức khỏe và tâm lý thoải mái nhất, từ đó giúp ngành du lịch ngày càng phát triển và thu hút hơn nữa các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.

3.3.5.Tăng cường đào tạo lực lượng lao động trong ngành du lịch Việt Nam Nam

Lực lượng lao động dồi dào và chi phí thấp là những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc thu hút FDI vào ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, tỉ lệ lao động lành nghề và được đào tạo tốt trong ngành lại khá nhỏ. Tình trạng vừa thừa vừa thiếu, thừa lao động chưa được đào tạo, tay nghề thấp nhưng lại thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật đang là tình trạng phổ biến ở nước ta. Hầu hết lao động ở Việt Nam phải qua đào tạo lại trước khi làm việc cho các doanh nghiệp có vốn FDI. Điều này có nghĩa là chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu của các nhà ĐTNN cho dù số lượng lao động khá đơng . Do đó, việc đầu tư tập trung và phát triển nguồn nhân lực có thể là một lựa chọn khơn ngoan cho ngành du lịch Việt Nam để thu hút FDI.

Trong thời gian tới, để việc đào tạo cán bộ cho ngành du lịch ngày càng tốt, có một số giải pháp như:

Thứ nhất, ngành du lịch cần xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và có kế hoạch triển khai cụ thể chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu mà ngành đang đặt ra. Xác định rõ phạm vi và lĩnh vực đào tạo vì đây là yếu tố quyết định để đầu tư và đào tạo.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thứ hai, về cơ cấu đào tạo, cần chú trọng đào tạo đồng bộ từ nhân viên phục vụ đến cán bộ quản lý kinh doanh, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ theo một tỷ lệ thích hợp, tránh tình trạng chỉ tập trung đào tạo ở bậc đại học. Ngoài cơ cấu đào tạo hiện nay, nên xây dựng một số trường cao đẳng chuyên ngành ở ba miền, tăng tỷ lệ giờ thực hành, bài tập tình huống, tham quan nhận thức,…chiếm từ 30% - 50% số giờ học của các môn để đào tạo một số lĩnh vực còn khá thiếu như marketing, quản trị du lịch và khách sạn,…

Thứ ba, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cùng Tổng cục Du lịch đánh giá đúng thực trạng đào tạo, xác định những lĩnh vực cần ưu tiên đào tạo để đầu tư tập trung và sớm hình thành nên những trung tâm đào tạo chất lượng cao. Việc đào tạo có thể do các trường đảm nhiệm nhưng việc hoạch định kế hoạch đào tạo và kiểm tra chất lượng phải được quản lý trong một hệ thống tiêu chuẩn thống nhất chung về chun mơn cho tồn quốc. Chỉ những trường có đủ các điều kiện mới được cấp giấy phép đào tạo.

Thứ tư, các cơ sở đào tạo trong cả nước một mặt cần thống nhất nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Du lịch, mặt khác cần hợp tác với nhau biên soạn các giáo trình trọng điểm.

Thứ năm, sự liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo ngày càng phải được chú trọng hơn. Phát triển các mơ hình đào tạo tại các doanh nghiệp theo đơn đặt hàng là rất tiết kiệm và hiệu quả, nó đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp. Đồng thời, tổng cục Du lịch cần chỉ đạo các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm hơn đối với công tác đào tạo, trong việc tài trợ cơng tác biên soạn giáo trình, cấp học bổng cho sinh viên, tiếp nhận, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập.Với chiến lược đào tạo thích hợp, chất lượng lao động trong ngành du lịch hứa hẹn sẽ được nâng cao trong tương lai không xa.

Thứ sáu, cần chú trọng phát triển và đào tạo thêm về ngoại ngữ cùng kĩ năng mềm, đặc biệt là kĩ năng phục vụ cho công tác quản lý. Đặc điểm của ngành du lịch là môi trường năng động, giao lưu với quốc tế nhiều nên kĩ năng ngoại ngữ, giao tiếp là rất cần thiết. Do đó, việc đào tạo ngoại ngữ một cách bài bản sẽ góp phần tạo nên một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, các kĩ năng được đào tạo từ trong

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nhà trường sẽ tạo nên những người làm du lịch chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển du lịch một cách bền vững.

3.3.6.Thu hút FDI vào ngành du lịch một cách đồng đều vào các địa phương

Thực tế là hoạt động thu hút FDI vào ngành du lịch đang có sự mất cân đối giữa các địa phương. Nguồn vốn FDI hầu hết tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay các địa phương thu hút khách du lịch như Bà Rịa –Vũng Tàu hay Hải Phòng, Quảng Ninh trong khi các địa phương khác ở miền Trung hay vùng núi phía bắc lại chưa có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Điều này tạo nên sự bất hợp lý và phát triển không bền vững giữa các vùng. Thực tế ở Việt Nam có rất nhiều địa điểm thu hút khách du lịch, đặc biệt là người bản địa nhưng lại chưa được nhiều khách nước ngoài biết tới, nguyên nhân do cơ sở hạ tầng ở các vùng này còn chưa tốt, cùng với vị trí địa lý xa các khu trung tâm. Do đó, để thu hút các nhà đầu tư FDI vào ngành du lịch vào các địa phương này, ngành du lịch cần tăng cường quảng bá, cho các nhà đầu tư thấy các tiềm năng cũng như cơ hội khi đầu tư vào những vùng này, đồng thời nên có những chính sách hỗ trợ, chẳng hạn với các vùng núi, các vùng xa xơi có tiềm năng du lịch, nên miễn tiền thuê đất cho nhà đầu tư trong thời gian 7-10 năm, đồng thời giảm thuế, tạo các điều kiện tối ưu nhất để khuyến khích các nhà đầu tư. Các khu resort hay sân golf nên được đầu tư vào những vùng xa trung tâm các thành phố lớn, nơi có quang cảnh tự nhiên để phù hợp với mục tiêu giải trí, nghỉ dưỡng.

Ngoài ra, theo như định hướng thu hút FDI đến năm 2020 vào ngành du lịch, sẽ có sự ưu tiên đầu tư vào 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia, 16 khu du lịch chuyên đề gắn với 3 địa bàn kinh tế trọng điểm, phát triển các khu du lịch tổng hợp. Việc liên kết các địa phương tạo nên khu du lịch sẽ giúp việc xúc tiến đầu tư dễ dàng hơn và tạo nên sự phát triển cân bằng hơn giữa các vùng. Do đó, cần có sự phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng, các vùng núi hoặc vùng sâu, vùng xa cần được đầu tư hơn nữa, xây dựng và cải thiện hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, cụ thể là:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

phát triển các loại hình du lịch thể thao, khám phá đáy biển, lướt ván, đua thuyền, vui chơi giải trí, du lịch tàu biển,…đặc biệt lưu ý xây dựng các thương hiệu bãi biển có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế và khách nghỉ dưỡng cuối tuần.

Sản phẩm du lịch gắn với khai thác giá trị văn hóa, tài nguyên nhân văn: Thực hiện đầu tư, tôn tạo và thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ cảnh quan mơi trường, tính tơn nghiêm cho các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, các danh lam thắng cảnh và các điểm tham quan, xây dựng các phương án cụ thể triển khai phục hồi làng nghề truyền thống: gốm, nón, chiếu, thủ cơng mỹ nghệ,…tại một số địa phương tiêu biểu. Đẩy mạnh sản xuất và đưa vào tiêu thụ tại các cơ sở du lịch.

Xây dựng làng du lịch văn hóa của các dân tộc, kết hợp du lịch với các khu nông nghiệp kĩ thuật cao, lồng ghép tính thẩm mỹ, hiện đại và bản sắc dân tộc khi xây dựng cơng trình kiến trúc trong các khu du lịch. Việc hình thành các khu du lịch sinh thái và cơ sở hạ tầng liên quan cần khuyến khích các doanh nghiệp FDI thực hiện.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

KẾT LUẬN

Trong thời gian vừa qua, FDI đã góp phần tích cực cho việc phát triển ngành du lịch Việt Nam thông qua các dự án có vốn đầu tư lớn, đồng thời với việc chuyển giao cơng nghệ và đào tạo, FDI đã góp phần làm phong phú cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, tăng thu ngoại tệ và đóng góp vào ngân sách Nhà nước,…Các khách sạn, trung tâm thương mại, tổ hợp văn phòng, căn hộ lớn, lộng lẫy đã đem lại bộ mặt mới cho các thành phố trên cả nước để sánh vai với các thành phố khác trên thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực kể trên thì FDI vào ngành du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế, vốn đầu tư còn nhỏ so với các ngành khác, chưa khai thác được hết các tiềm năng du lịch. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng trên là môi trường đầu tư vào ngành du lịch ở Việt Nam cịn chưa thuận lợi. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta phải hồn thiện mơi trường đầu tư hơn nữa, tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong một khn khổ hạn chế, khóa luận đã tập trung vào những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư cho ngành du lịch như xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch, đẩy mạnh và tăng cường xúc tiến đầu tư, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Với những cải thiện về môi trường đầu tư của Việt Nam cùng với sự phục hồi khách quan của các nền kinh tế trong khu vực, chúng ta có thể hồn tồn hi vọng là FDI vào ngành du lịch sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần xây dựng và phát triển ngành du lịch nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Trương Văn Đạo, 2010, Phát triển Du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, Kinh tế và Dự báo,15, Tr 14-16.

2. Nguyễn Văn Đính, 2000,Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

3. Nguyễn Tấn Dũng, 2009, Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta, Kinh tế và

dự báo (14), tr 1-5.

4. MUTRAP, 2009, Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 (CSSSD và tầm nhìn tới năm 2025), Hà Nội.

5. Phạm Thị Khanh, 2012, Phát triển kinh tế dịch vụ Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014, Báo cáo cuối năm tình hình Đầu tư nước ngoài, Hà Nội

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013, Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

8. Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, 2014, Phê duyệt chiến lược xúc tiến du lịch đến năm 2020, Hà Nội.

9. Vũ Chí Lộc, 2005,Giáo trình Đầu tư nước ngồi, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.

10. Trần Đức Thanh, 2003, Giáo trình Nhập mơn Khoa học Du lịch, NXB

ĐH Quốc Gia Hà Nội.

11. Grant Thornton, 2013, Báo cáo về Du lịch Việt Nam, Hà Nội.

12. Tổng cục Du lịch, 2014, Báo cáo tổng kết hoạt động thu hút đầu tư vào

ngành du lịch, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

13. Manafnezhad, Parisa, 2006, Foreign Direct Investment and Steady Shift to Services, Trade offs and Challenges.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

14. George T.Haley, 2010, When the tourists flew in: strategic implications of Foreign direct investment in Vietnam’s tourism industry,USA.

15. UNCTAD, 2010, FDI in tourism: The development Dimension, New

York and Geneva: United Nations.

16. UNCTAD, 2010, Promoting foreign direct investment in tourism, New

York and Geneva: United Nations.

17. UNDP, 2011, Vietnam Human Development Report: Economic Growth driving Vietnam’s human progress, more emphasis needed tourism, Ha Noi.

TÀI LIỆU TỪ NGUỒN INTERNET

18. Hoàng Xuân Hịa, 2014, Tạp chí Tài chính, truy cập ngày 23/04 tại địa chỉ http://www.tapchitaichinh.vn/Kinh-te-Dau-tu/Doi-moi-chinh-sach-thu-hut-dau- tu-nuoc-ngoai-trong-boi-canh-tai-co-cau-nen-kinh-te/49533.tctc

19. Tổng cục Du lịch, truy cập ngày 24/03/2015, tại địa chỉ:

http://www.vietnamtourism.gov.vn/

20. Cục Đầu tư nước ngoài, truy cập ngày 31/03/ 2015,

http://fia.mpi.gov.vn/Home

21. Tổng cục Thống kê, truy cập ngày 04/04/2015,

http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 22. Cục Đầu tư Thái Lan: truy cập ngày

06/04/2015http://www.boi.go.th/index.php?page=intro&language=en 23. Tổ chức Du lịch thế giới, truy cập ngày 08/04/2015 tại địa hcir: http://www2.unwto.org/

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thu hút FDI vào ngành du lịch việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 71)