Tổng quan về giáo dục Đại học Việt Nam trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng hoạt động nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của việt nam trong thời gian qua (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1 : DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

2.1. Tổng quan về giáo dục Đại học Việt Nam trong những năm gần đây

Nền giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay đã có nhiều bước tiến quan trọng cả về quy mơ, chất lượng, hiệu quả, góp phần thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới. Cùng nhìn lại bức tranh tồn cảnh của nền giáo dục Việt Nam trước và sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO (2007):

Thứ nhất, về giáo dục Đại học Việt Nam trước khi gia nhập WTO:

Tiến trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trước khi gia nhập WTO đã có những sự thay đổi căn bản, hướng tới sự đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa, thể hiện qua hai đặc trưng chủ yếu: 1 - Chuyển từ giáo dục phục vụ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang giáo dục vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2 - Chuyển từ giáo dục khép kín sang giáo dục mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế. Về mục đích, giáo dục đại học khơng chỉ cịn bó hẹp trong việc thỏa mãn nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước mà phải đáp ứng nhu cầu rộng rãi của các thành phần kinh tế khác nhau, và đặc biệt là nhu cầu học tập của nhân dân. Từ đó, giáo dục đại học khơng chỉ dựa vào ngân sách nhà nước mà còn dựa vào các nguồn lực khác có thể huy động được. Nhà nước vẫn đóng vai trị chủ đạo trong việc cung ứng giáo dục đại học, nhưng sự bao cấp hoàn toàn trước đây đã được thay thế bằng cơ chế chia sẻ chi phí với việc đóng góp bằng học phí của người học. Các nhà cung ứng mới trong giáo dục đại học cũng đã xuất hiện: đó là các tổ chức, cá nhân đứng ra thành lập các trường cao đẳng, đại học dân lập, tư thục ( gọi chung là đại học tư thục).

Việt Nam cũng đã có những bước đi chủ động trong hội nhập giáo dục, tiếp nhận giáo dục xuyên biên giới theo cả hai cơ chế: khơng lợi nhuận và có lợi nhuận. Trong bốn phương thức cung ứng dịch vụ giáo dục theo quy định của GATS, giáo dục nước ta hiện đã mở cửa cho cả bốn phương thức: cung ứng xuyên biên giới, tiêu thụ ngoài nước, hiện diện thương mại và hiện diện cá nhân. Nền giáo dục nước nhà cũng đã xây dựng được về cơ bản khung pháp lý cho phương thức hiện diện thương

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

mại theo cả hai cơ chế không lợi nhuận và có lợi nhuận. Bên cạnh một số vấn đề nảy sinh liên quan chủ yếu đến công tác quản lý các cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và quản lý lưu học sinh, thành cơng nổi bật là tạo được sự đóng góp đáng kể của các phương thức cung ứng đó cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam.

Thứ hai, về giáo dục Đại học Việt Nam sau khi gia nhập WTO, trước khi thực

hiện các cam kết về GATS:

Lúc này trong tổng số 150 nước thành viên WTO, mới chỉ có 47 nước cam kết thực hiện GATS trong dịch vụ giáo dục, chủ yếu là các nước thuộc khối OECD với tư cách là các nước xuất khẩu giáo dục. Các nước đang phát triển ở châu Á, Trung Quốc và Thái Lan đã có những bước đi chủ động, với tư cách chủ yếu là các nước nhập khẩu giáo dục (tuy rằng cả hai nước này, về lâu dài, đều có chiến lược xuất khẩu giáo dục). Ngược lại Singapo và Malaysia chưa có cam kết nào về GATS trong lĩnh vực giáo dục; cả hai nước chủ trương đẩy mạnh đàm phán và ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương nhằm chủ động lựa chọn sự đầu tư của các trường đại học danh tiếng nước ngoài, đồng thời bảo vệ sự phát triển của đại học tư thục trong nước. Ngoài ra, một số nước thu nhập thấp ở châu Phi đã có những cam kết mạnh mẽ nhằm thu hút đầu tư nước ngồi vào giáo dục. Nhìn chung các nước đang phát triển vẫn giữ thái độ "chờ xem".

Thứ ba, về giáo dục đại học Việt Nam sau khi gia nhập WTO với việc tích cực

thực hiện các cam kết về GATS trong lĩnh vực giáo dục:

Với tư cách là nước đi sau trong việc gia nhập WTO, Việt Nam phải chịu sức ép lớn hơn về cam kết trong lĩnh vực giáo dục. Trên thực tế, khi đưa ra bản chào dịch vụ đa phương, mức cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục là khá sâu và rộng đối với giáo dục đại học, theo đó ta mở cửa đối với hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, nghiên cứu và quản lý doanh nghiệp, kinh tế, kế tốn, ngơn ngữ và luật quốc tế.

Trước hết, về nguyên tắc, cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam đã chính thức khẳng định giáo dục công lập không thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS. Việc mở cửa sẽ chỉ thực hiện trong khu vực giáo dục đại học tư thục. Như vậy, giáo dục đại học Việt Nam sẽ tiếp tục tiến trình quốc tế hóa theo cả hai logic phi thương mại và thương mại. Theo logic phi thương mại, giáo dục đại học Việt

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nam sẽ đẩy mạnh và phát huy lợi thế đã có của hợp tác quốc tế, hội nhập sâu vào giáo dục đại học thế giới trong khuôn khổ của một không gian giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học thế giới theo định hướng của UNESCO. Theo logic thương mại, khu vực giáo dục đại học tư thục sẽ được mở ra để chào đón các nhà đầu tư nước ngồi. Đó là điều mà nền giáo dục đại học Việt Nam đã làm trước khi có GATS. Sự khác biệt khi tham gia GATS là phải tính đến những rủi ro có thể nảy sinh khi phải tuân thủ các quy định của GATS trong đó đáng quan tâm là quy tắc tối huệ quốc và quy tắc đối xử quốc gia.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường giáo dục đại học Việt Nam được đánh giá là một thị trường giàu tiềm năng do hệ thống các trường đại học Việt Nam hiện nay, cũng như trong trung hạn, hồn tồn khơng có đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu đại chúng hóa và nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Xu thế hiện nay không chú trọng vào việc đầu tư xây dựng trường mới, nhưng các cơ sở liên kết chắc chắn sẽ phát triển rất sơi động. Vì vậy, sau khi thực hiện cam kết về GATS, bức tranh giáo dục đại học Việt Nam sẽ có biến động mạnh mẽ ở khu vực tư thục với sự ra đời của khá nhiều cơ sở giáo dục nước ngoài, chủ yếu là các cơ sở giáo dục liên kết. Cục diện cạnh tranh sẽ hình thành và phát triển.

Nhìn chung lại, giáo dục Đại học Việt Nam từ trước đến nay có bốn đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, giáo dục Đại học phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực trình

độ cao nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong vài thập niên qua, phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, giáo dục Đại học Việt Nam chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập

và nâng cao kiến thức cho người Việt Nam. Một số rất ít sinh viên quốc tế, chiếm chưa đầy 1%, theo học tại các Đại học Việt Nam, chủ yếu là sinh viên học ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, ngoại trừ sinh viên Lào, đến Việt Nam theo các chương trình hợp tác đặc biệt của hai quốc gia ( do Chính phủ Việt Nam tài trợ tồn bộ kinh phí).

Thứ ba, tất cả các chương trình đào tạo ở bậc Giáo dục Đại học, thậm chí về

mơ hình tổ chức và quản lý ( ví dụ như việc bổ nhiệm hiệu trưởng và hiệu phó đều phải thơng qua lãnh đạo Bộ và do Bộ trưởng ký quyết định) được quy định và điều chỉnh bởi Nhà nước.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thứ tư, tính thương mại hóa tăng cao và sự bùng nổ tham gia của khu vực tư

nhân. Cùng với đó tính cạnh tranh trong ngành cũng như lợi nhuận của Giáo dục Đại học là những khái niệm chỉ mới được bàn đến trong những năm đầu của thế kỷ 21. Càng lên những bậc học cao, tính xã hội của giáo dục càng giảm dần. Giáo dục đại học chuyển từ quan nhiệm là một lợi ích cơng sang quan niệm lợi ích tư. Quan niệm này cho rằng bằng đại học chỉ mang lợi ích về cho cá nhân, vậy nên chỉ những người học bậc cao này phải tự trả chi phí để được cung cấp dịch vụ này. Từ đó, những trường đại học tư đã được thành lập để bán dịch vụ này với tính thương mại hóa ngày càng thể hiện rõ. Xu hướng bùng nổ những trường đại học tư dẫn tới sự cạnh tranh về chi phí, cơ sở hạ tầng, chất lượng giáo dục của mỗi khóa học.

Thứ năm, tính hướng nghiệp: Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa giáo dục đại

học và các cấp học dưới đó. Tính chun mơn hóa trong giáo dục đại học chính là nhằm mục đích hướng nghiệp cho các sinh viên theo học, những con người lao động tương lai. Nếu như ở trường tiểu học hay trung học, các môn học cung cấp kiến thức cơ bản, nền tảng cho mọi ngành nghề thì trường đại học lại dạy đúng chuyên ngành mà người học cần cho nghề nghiệp mình đã đinh hướng. Sinh viên sẽ được học các kiến thức và kỹ năng cụ thể chuẩn bị cho cơng việc sau này của mình. Đó có thể là ngành tài chính ngân hàng, xuất nhập khẩu, thuế, hải quan… Đại học là nơi đào tạo ra nhiều lao động có trình độ chun mơn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, liên quan đến việc đánh giá chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam thời gian qua đã có một cuộc khảo sát do 5 giáo sư Mỹ đến từ các trường ĐH hàng đầu của Mỹ là ĐH Cornell, Harvard, Syracuse, Drexel và Học viện Hải quân Hoa Kỳ thực hiện. Khảo sát được thực hiện dưới sự bảo trợ của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) - một cơ quan hoạt động độc lập thuộc Liên bang Hoa Kỳ. Dự án này còn được gọi là Dự án giáo dục đại học của VEF, được thực hiện theo đề nghị của GS.TS Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, khi đó là Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh. Mục đích của Dự án là hỗ trợ các nhà lãnh đạo và quản lý của bậc giáo dục đại học trong các nỗ lực nhằm nâng cao chương trình đào tạo, phương pháp sư phạm, và đưa ra các nhận định về các ngành khoa học và kỹ thuật tại Việt Nam.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Sau khi kết thúc các chuyến khảo sát ở thực địa tại 4 trường ĐH Việt Nam (Tên các trường ĐH tham gia được giữ kín nhằm tạo điều kiện cho các trường cung cấp những thông tin một cách cởi mở và chân thật hơn) hai đoàn chuyên gia đa ngành của Hoa Kỳ đã đưa ra 3 yếu kém mà giáo dục đại học ở Việt Nam, đặc biệt trong các ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện – Điện tử - Viễn thông và Vật lý cần thay đổi.

Thứ nhất, chương trình đào tạo lỗi thời:

Phương pháp giảng dạy còn diễn thuyết, thuyết trình, ghi nhớ một cách máy móc và q bài bản, ít có sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy. Trang thiết bị và nguồn lực chưa đầy đủ do khoa học kỹ thuật và cơng nghệ cịn yếu kém. Quá nhiều môn học trong chương trình đào tạo đại học (trên 200 tín chỉ để tốt nghiệp). Quá nhiều yêu cầu mà ít sự lựa chọn cho sinh viên đặc biệt là theo quy chế đào tạo theo học phần, phương pháp đào tạo mà hiện nay rất nhiều trường đại học tại Hà Nội đang thực hiện.

Nội dung của mỗi mơn học và chương trình đào tạo đã lỗi thời. Đặc biệt, ít dạy về các khái niệm và nguyên lý, quá nhấn mạnh vào kiến thức dữ kiện và kỹ năng trong khi không đầu tư nhiều vào việc giảng dạy các kỹ năng mềm, kỹ năng đóng vai trị vơ cùng quan trọng cho mỗi sinh viên sau khi ra trường .

Sự mất cân đối giữa các giờ học lý thuyết (khái niệm và nguyên lý, nhấn mạnh quá nhiều vào các kiến thức dữ kiện) và giờ học thực hành/áp dụng (thực hành phịng thí nghiệm hay các kinh nghiệm thực tế).

Thiếu các kỹ năng nghề nghiệp thơng thường như làm việc nhóm, giao tiếp và viết bằng tiếng Anh, quản lý dự án, phương pháp giải quyết vấn đề, sáng kiến tích cực, học tập suốt đời. Thiếu tính linh hoạt trong việc chuyển tiếp giữa các ngành học. Các mơn học và chương trình đào tạo được thiết kế mà không dựa trên những mong đợi rõ ràng về kết quả học tập của sinh viên ở đầu ra.

Thứ hai, giảng viên thiếu trình độ

Trình độ của giảng viên đại học khơng cao. Sự chuẩn bị về học thuật cho các giảng viên cịn ở trình độ thấp. Thiếu các kỹ năng trong nghiên cứu và thực hành giảng dạy hiện đại. Thiếu các kiến thức cập nhật về chuyên ngành bao gồm nội dung chương trình đào tạo và nội dung các mơn học. Làm việc quá nhiều mà lương

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

lại thấp dẫn đến việc thiếu thời gian cần thiết để chuẩn bị giáo án, tiếp xúc với sinh viên và nghiên cứu.

Khơng có sự khuyến khích đối với giảng viên trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lượng mơn học, chương trình đào tạo, và khả năng nghiên cứu vì sự đề bạt và tăng lương thường dựa vào khối lượng giảng dạy và thâm niên, không dựa trên thành tích, khả năng hoặc thành tích nghiên cứu.

Thứ ba, ít có cơ hội cho các tiến sĩ ra nước ngoài học tập

Đối với giáo dục và nghiên cứu sau đại học: Ít có cơ hội cho các tiến sĩ đã được học tập ở nước ngoài, tiếp tục nghiên cứu hoặc ứng dụng các phương pháp giảng dạy khi trở về Việt Nam. Tuyển giảng viên từ những sinh viên tốt nghiệp của chính trường mình, do đó làm cản trở mơi trường nghiên cứu năng động. Tách các viện nghiên cứu và các phịng thí nghiệm ra khỏi các khoa giảng dạy, do đó làm giảm thiểu cơ hội cho các giảng viên tham gia các hoạt động nghiên cứu. Thiếu sự phối hợp kết quả học tập của sinh viên ở các cấp độ trường, khoa, chương trình đào tạo và mơn học.Chất lượng chương trình đào tạo và mơn học không dựa vào sự đánh giá học tập của sinh viên. Thiếu cơ sở hạ tầng nghiên cứu cấp trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng hoạt động nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của việt nam trong thời gian qua (Trang 28 - 33)