Nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức Tiêu dùng ngoà

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng hoạt động nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của việt nam trong thời gian qua (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG 1 : DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

2.4. Thực trạng của hoạt động nhập khẩu dịch vụ giáo dục Đại học của Việt

2.4.2. Nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức Tiêu dùng ngoà

lãnh thổ

Trong năm 2012, Việt Nam có gần 5% trong tổng số sinh viên trong nước du học bậc cao đẳng và đại học tại 49 quốc gia trên thế giới. Trong đó có đến 90% sinh viên Việt Nam đã du học tự túc, tỷ lệ này đã tăng gấp mười lần so với mười năm trước. Dữ liệu tổng hợp cho thấy Úc, Mỹ, Trung Quốc, Singapore, và Anh là năm quốc gia tiếp nhận nhiều du học sinh nhất trong năm 2012. Gần 40% sinh viên Việt Nam lựa chọn các chương trình du học tại Úc và Mỹ.Tại Mỹ, Việt Nam xếp thứ tám về số lượng du học sinh so với các quốc gia khác và xếp thứ năm về số lượng sinh viên quốc tế du học bậc cao đẳng và đại học tại đây ( Theo Khảo sát "Giá trị du

học: Bước đệm thành công" do Ngân hàng HSBC công bố ngày 22/9/2012)

Bảng 2.3: Số lượng du học sinh Việt Nam tại các nước trên thế giới năm 2013

STT Xếp hạng Số lượng du học sinh Tổng số 125.000 1 Úc 26.015 2 Mỹ 16.098 3 Nhật 13.328 4 Trung Quốc 13.000 5 Singapo 10.000 6 Pháp 6.700 7 Đài Loan 6.000 8 Anh 5.118 9 Nga 5.000 10 Đức 4.600 Nguồn: Monitor.icef.com

Theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GDĐT), năm 2014 hiện có gần 110.000 cơng dân Việt Nam đang học ở nước ngoài, tăng khoảng 5% so với năm 2013.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Số lượng sinh viên Việt Nam ra nước ngoài du học kể từ năm 1990 đến năm 2000 là không nhiều, với mức dưới 10.000 sinh viên/năm. Tuy nhiên con số này đã tăng rất nhiều kể từ năm 2000, và cho đến năm 2010 con số đó đã lên đến 60,000 sinh viên, tăng gấp 12 lần so với năm 2000. Đến năm 2014, con số này đã cán mốc 110.000 du học sinh Việt Nam đang sinh sống và học tập tại nước ngoài.

Trong số này, điểm đến được du học sinh Việt Nam ưa chuộng nhất là Úc. Cụ thể, nếu năm 2013 có 26.015 du học sinh Việt Nam học tại đây thì năm 2014 con số này đã lên 27.550 người (tăng khoảng 6%). Tiếp theo, điểm đến hấp dẫn thứ hai là Hoa Kỳ. Với con số thống kê được trong năm 2014 tới 16.579 du học sinh (tăng gần 3% so với 2013). Quốc gia đứng thứ 3 có du học sinh Việt Nam đơng nhất là Nhật Bản. Theo đó, mấy năm gần đây, du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản tăng mạnh. Riêng năm 2013 khoảng 13.000 và lên tới 14.726 người năm 2014. Thêm vào đó, số lượng du học sinh Việt Nam đang học tại Nhật Bản đang ngày càng tăng cao, giữ vị trí thứ hai về xếp hạng số lượng du học sinh tại Nhật Bản. Lượng du học sinh Việt Nam tại đất nước mặt trời mọc tăng 91,6% so với cùng kỳ năm trước, thêm 12.640 người lên mức 26.439 người, gần gấp đôi chỉ sau 1 năm, một con số kỷ lục ( Theo số liệu thống kê của Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản JASSO).

Trong những năm qua, cùng với sự mở cửa nền kinh tế trên toàn cầu, số lượng sinh viên đi du học ở nước ngoài ngày càng tăng mạnh mà nguyên nhân có thể là do sự tiến bộ trong khoa học và công nghệ đã tạo cơ hội cho các sinh viên tìm được các học bổng du học ở nước ngoài. Một nguyên nhân nữa cũng không thể không kể đến đó là sự cải thiện trong thu nhập của người dân cũng đã làm cho số lượng du học sinh Việt Nam đặc biệt là đi du học tự túc ngày càng nhiều. Lý giải về điều này, ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) cho biết, có nhiều lý do dẫn tới việc số du học sinh tăng. Trong đó, phải kể đến việc có nhiều nước mới bắt đầu cấp học bổng cho Việt Nam. Cùng đó, một số nước tăng suất học bổng lên. “Như Nga tăng từ 400 suất năm 2013 lên 600 suất năm 2014 và dự kiến sẽ tăng lên 1.000 suất vào năm 2020”, ông Vang đưa dẫn chứng. Ngồi ra theo ơng Vang, nguyên nhân của việc tăng du học sinh cịn do ngồi hình thức đi du học bằng học bổng thơng qua các đề án ngân sách nhà nước

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

(chủ yếu là các Đề án 322, 911, 165 …) và học bổng diện Hiệp định do Bộ GD&ĐT quản lý, thì có tới trên 90% du học sinh Việt Nam du học bằng con đường tự túc.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng hoạt động nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của việt nam trong thời gian qua (Trang 49 - 51)