Chính sách đối với nhập khẩu theo phương thức Hiện diện thương mại

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng hoạt động nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của việt nam trong thời gian qua (Trang 38 - 45)

CHƯƠNG 1 : DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

2.3. Chính sách đối với hoạt động nhập khẩu dịch vụ Giáo dục Đại học tạ

2.3.3. Chính sách đối với nhập khẩu theo phương thức Hiện diện thương mại

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Về vấn đề nhập khẩu, nhằm thu hút và quản lý việc xây dựng cơ sở của các trường ĐH nước ngoài tại Hà Nội, Chính phủ có Nghị định số 18/2001-NĐ-CP ngày 04/05/2001 về lập và hoạt động của các cơ sở văn hố, giáo dục nước ngồi tại Việt Nam. Trong đó, điều đáng quan tâm nhất đối với các cở sở giáo dục đại học nước ngoài là điều kiện thành lập cơ sở liên kết đào tạo, được thể hiện rõ nét ở Điều 6 Khoản 1, 2 và Điều 7 Khoản 1 của Nghị định này:

“Điều 6:

1. Cơ sở liên kết được cấp giấy phép khi bên Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức, cá nhân đã hoạt động ít nhất 5 năm trong lĩnh vực dự định liên kết;

b) Có văn bản xác định tư cách pháp lý, tình hình tài chính phù hợp với điều kiện liên kết thể hiện ở hợp đồng liên kết.

2. Cơ sở liên kết được xét cấp giấy phép khi bên nước ngồi có đủ các điều

kiện sau đây:

a) Là tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân có năng lực pháp luật của nước sở tại;

b) Đã hoạt động từ 5 năm trở lên trong lĩnh vực dự định liên kết;

c) Có điều kiện vật chất và trang thiết bị kỹ thuật cần thiết theo yêu cầu của hợp đồng thỏa thuận.

Điều 7:

1. Cơ sở độc lập được xét cấp giấy phép khi bên nước ngồi có đủ các điều

kiện sau đây:

a) Là tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân có năng lực pháp luật; b) Đã hoạt động từ 5 năm trở lên trong lĩnh vực xin cấp giấy phép; - Có điều kiện vật chất cần thiết;

- Giữa Việt Nam và nước mà bên nước ngoài mang quốc tịch đã ký kết và đang trong thời gian hiệu lực các văn bản hợp tác văn hóa, giáo dục cấp Chính phủ.”

Thêm vào đó, trong những năm trở lại đây, các chương trình đào tạo liên kết giữa các trường nước ngoài và trường Đại học tại Việt Nam cũng gia tăng đáng kể

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

với mục đích chính là đào tạo theo nhu cầu xã hội, tiết kiệm chi phí và tạo cơ hội cho nhiều người được tiếp xúc với những nền giáo dục tiên tiến. Đồng thời, các chương trình đào tạo liên kết đó cũng đóng góp vào việc chuyển giao cơng nghệ hiện đại nước ngoài vào Việt Nam. Về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi, Luật Giáo dục Đại học 2012 cũng nêu rõ:

“Điều 45. Liên kết đào tạo với nước ngoài

1. Liên kết đào tạo với nước ngoài là việc xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ, nhưng khơng hình thành pháp nhân mới.

2. Chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi là chương trình của nước ngồi hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng. Chương trình đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài.

3. Các cơ sở giáo dục đại học liên kết đào tạo với nước ngoài phải đảm bảo những điều kiện về đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình, nội dung giảng dạy; tư cách pháp lý; giấy chứng nhận kiểm định chất lượng do cơ quan kiểm định chất lượng nước ngoài cấp hoặc do Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận; giấy phép đào tạo trong lĩnh vực liên kết.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Giám đốc đại học phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tổ chức tại đại học.

5. Trường hợp chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi bị đình chỉ tuyển sinh hoặc bị chấm dứt hoạt động do khơng duy trì điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này, cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của giảng viên, người học và người lao động; bồi hoàn kinh phí cho người học, thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giảng viên và người lao động theo

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể, thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác (nếu có).

6. Cơ sở giáo dục đại học phải cơng bố công khai các thông tin liên quan về chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi trên trang thơng tin điện tử của nhà trường và phương tiện thơng tin đại chúng.”

Có thể nói phương thức Hiện diện thương mại là phương thức có tiềm năng phát triển lớn nhất, thể hiện ở việc Nhà nước bước đầu đã có những quan điểm chỉ đạo, chính sách tương đối tồn diễn ở phương thức này. Tuy nhiên, trong việc hoạch định chính sách vẫn cịn có những hạn chế nhất định như thủ tục còn phức tạp, cơ chế quản lý lỏng lẻo, thiếu tính hệ thống, mặc dù vốn đầu tư rất lớn, việc kiểm định chất lượng cịn gặp nhiều khó khăn..

2.3.4. Chính sách đối với nhập khẩu theo phương thức Hiện diện thể nhân

Đối với chính sách này, tại Khoản 2 Điều 48 – Trách nhiệm của Nhà nước về Hợp tác quốc tế, trích trong Luật Giáo dục 2012 đã chỉ rõ: “Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách đầu tư, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các nhà khoa học và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ…”

Trong phương thức này, chính sách của Nhà nước cịn chưa hệ thống và trên thực tế cũng chưa có quy định riêng cho việc di chuyển của tự nhiên nhân kể cả từ trong nước ra nước ngoài hay ngược lại từ nước ngoài về Việt Nam, ngoài những quy định chung dưới đây đã được nêu rõ trong Thông tư 41/2014/TT-BCT của Bộ Công thương quy định căn cứ, thủ tục xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới WTO không thuộc diện cấp giấy phép lao động và Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam:

“Tự nhiên nhân di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Các nhà quản lý, điều hành và chuyên gia của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại ở Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại này và đã được doanh nghiệp nước ngồi tuyển dụng trước đó ít nhất 1

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

năm được phép nhập cảnh và lưu trú trong thời gian ban đầu là 3 năm và có thể được gia hạn tuỳ thuộc vào thời gian hoạt động của cơ sở tại Việt Nam.

Nhân sự khác: các nhà quản lý, chuyên gia mà người Việt nam không thể thay thế được thì được phép nhập cảnh và lưu trú theo thời hạn của hợp đồng lao động có liên quan hoặc thời gian lưu trú ban đầu là 3 năm, có thể được gia hạn tuỳ hợp đồng lao động.

Người chào bán dịch vụ: là người không sống ở Việt nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào từ Việt Nam thì thời gian lưu trú là không quá 90 ngày.

Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: nếu đáp ứng được các điều kiện đã đặt ra thì có thể nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam trong thời hạn 90 ngày hoặc có thể gia hạn thêm”

Nhìn chung lại, trong các vấn đề chính sách đối với nhập khẩu dịch vụ GDĐH theo cả bốn phương thức kể trên, các vấn đề được coi là nổi cộm nhất, ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động nhập khẩu dịch vụ giáo dục và do đó được các quốc gia quan tâm thảo luận nhiều nhất là các vấn đề về điều kiện và thủ tục cấp phép; chính sách về tài chính (học phí, thuế, trợ cấp); việc công nhận và khả năng chuyển đổi chứng chỉ; chính sách quản lý và đảm bảo chất lượng dịch vụ; sở hữu trí tuệ và nghiên cứu... Để đảm bảo sự kiểm soát đối với dịch vụ giáo dục nhập khẩu, các quốc gia thường sử dụng chính sách quản lý và đảm bảo chất lượng dịch vụ, thơng qua đó để hạn chế những tác động tiêu cực mà dịch vụ giáo dục nhập khẩu có thể mang lại cho sự phát triển kinh tế xã hội của họ.

Có thể tóm tắt các cơng cụ, chính sách đối với hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ Giáo dục Đại học tại Việt Nam qua bảng sau:

Bảng 2.2: Các cơng cụ/chính sách xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học Phương thức cung cấp Các cơng cụ/chính sách

Phương thức 1: Cung cấp qua biên giới

VVí dụ: Giáo dục/đào tạo từ xa

- Học tập trên mạng

- Các trường ĐH “ảo” Virtual

- Hạn chế, qui định về chuyển tài liệu giảng dạy điện tử qua mạng;

- Kiểm tra nhu cầu kinh tế đối với các nhà cung cấp dịch vụ;

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

universities) phép cấp bằng;

- Yêu cầu về việc kết hợp với các đối tác trong nước;

- Cho phép/không cho phép tham gia và rút khỏi các liên doanh với các đối tác trong nước và ngoài nước trên cơ sở tự nguyện; - Các loại thuế/phí cấp phép hoạt động hoặc

phí bản quyền;

- Hạn chế hay những qui định pháp lý về việc sử dụng internet để cung cấp dịch vụ đào tạo

- Hạn chế về việc sử dụng hay nhập khẩu các thiết bị giảng dạy.

Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ

Ví dụ: Sinh viên Việt Nam đi

du học hay sinh viên nước ngoài sang học ở Việt Nam

- Điều kiện và lệ phí cấp Visa - Quản lý ngoại hối và tỷ giá

- Công nhận bằng cấp, chứng chỉ trước đó của các nước khác

- Hạn ngạch về số lượng sinh viên quốc tế, có thể là toàn bộ hay chỉ đối với một cơ sở nhất định

- Hạn chế vế làm việc khi đang học;

Phương thức 3: Hiện diện thương mại

Ví dụ: thành lập chi nhánh hay

cơ sở đào tạo ở nước ngoài; liên kết đào tạo...

- Khả năng được cấp phép của quốc gia sở tại về việc cấp bằng cho sinh viên

- hạn chế về đầu tư trực tiếp đối với các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo;

- Các yêu cầu về quốc tịch;

- Yêu cầu/hạn chế về việc tuyển dụng giảng viên nước ngoài;

- Độc quyền của chính phủ;

- Trợ cấp cho các cơ sở đào tạo trong nước; - Điều kiện để được xây dựng cơ sở vật chất

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

giảng dạy;

- Kiểm tra nhu cầu kinh tế đối với các nhà cung cấp dịch vụ;

- Cấm cung cấp dịch vụ giáo dục đại học, giáo dục người lớn bởi các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài;

- Các yêu cầu về sử dụng đối tác trong nước; - Cho phép/không cho phép tham gia và rút

khỏi các liên doanh với các đối tác trong nước và ngoài nước trên cơ sở tự nguyện; - Phân biệt đối xử về thuế đối với các nhà

cung cấp nước ngoài;

- Đối tác nước ngoài bị đối xử kém thuận lợi hơn các đối tác khác;

- Các loại thuế/phí cấp phép hoạt động hoặc phí bản quyền;

- Các qui định đối với các chương trình liên kết đào tạo.

Phương thức 4: Hiện diện thể nhân

Ví dụ: giảng viên ra nước

ngoài giảng dạy

- Điều kiện về xuất nhập cảnh; - Điều kiện về quốc tịch và cư trú; - Kiểm tra nhu cầu;

- Công nhận bằng cấp;

- Quy định về tỷ lệ lao động địa phương; - Quy định số lượng nhân sự tạm thời;

- Hạn chế về việc chuyển lợi nhuận về nước như tính phí hoặc thuế;

- Quy định về tuyển dụng;

- Hạn chế sử dụng/nhập khẩu thiết bị dành cho giảng viên/chuyên gia nước ngoài.

Nguồn: Dr Jane Knight, 2002, The impact of trade liberlisation on higher education: The implications of GATS, The observatory on borderless education.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng hoạt động nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của việt nam trong thời gian qua (Trang 38 - 45)