Nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức Hiện diện thương

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng hoạt động nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của việt nam trong thời gian qua (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 1 : DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

2.4. Thực trạng của hoạt động nhập khẩu dịch vụ giáo dục Đại học của Việt

2.4.3. Nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức Hiện diện thương

mại

Hiện nay, tại Việt Nam, nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức hiện diện thương mại có tiềm năng rất lớn, thể hiện ở số lượng các trường ĐH thành lập cơ sở, đặc biệt tại các thành phố lớn, có trình độ phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.. ngày càng nhiều. Thêm vào đó, nhập khẩu theo phương thức này có thể được thực hiện thơng qua các chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi và các chương trình tiên tiến.

Tại Việt Nam, RMIT là trường đại học 100% vốn nước ngoài và cũng là đại học nước ngoài đầu tiên đã triển khai các hoạt động đào tạo tại hai cơ sở ở hai thành phố lớn của Việt Nam: TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bắt đầu chỉ với 30 sinh viên vào năm 2001, RMIT Việt Nam hiện nay có hơn 5.000 sinh viên. Cùng với RMIT, Đại học Anh quốc ( British University Vietnam – BUV) là trường Đại học có vốn FDI thứ hai của Việt Nam cho “ra lò” các lứa sinh viên được đào tạo theo tiêu chuẩn của các trường Đại học quốc tế ngay tại Việt Nam. British University Vietnam là trường Đại học Anh Quốc 100% đầu tiên tại Việt Nam đào tạo chương trình đại học được cấp bằng của các trường Đại học uy tín hàng đầu tại Vương Quốc Anh. Được chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 1428/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09/09/2009, British University Vietnam được xây dựng và thành lập trên cơ sở hợp tác và hỗ trợ phát triển giáo dục của hai chính phủ Việt Nam và Vương Quốc Anh, được đánh giá là mơ hình thành cơng trong mối quan hệ hợp tác giáo dục chiến lược giữa hai chính phủ Anh và Việt Nam. Hiện nay, BUV là trường đại học chính thức duy nhất tại Việt Nam được phép thực hiện đào tạo các chương trình học chuẩn của Đại học London (University of London – UoL, thuộc top 5 trường đại học hàng đầu tại Anh) và Đại học Stafforshire – trường Đại học hàng đầu thu hút sinh viên châu Á theo học ngành kinh tế.

Có thể thấy được rằng, giáo dục ĐH của Việt Nam chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư nước ngồi do chi phí đầu tư rất lớn cho việc xây dựng cơ sở, tổ chức

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đào tạo và những vấn đề liên quan đến quan niệm của người dân đó là giáo dục nước ngồi ln tốt hơn giáo dục trong nước cũng cản trở cho sự phát triển của giáo dục ĐH. Theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngồi (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 10/2013, lĩnh vực giáo dục - đào tạo cả nước thu hút 168 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 663 triệu USD. Trong số này, chiếm phần lớn là các trung tâm đào tạo ngắn hạn, với hơn 100 dự án. Tiếp theo các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Cơ sở giáo dục đại học chỉ có 3 dự án, với tổng vốn đầu tư 57 triệu USD, chiếm 12,1%. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng nhận được rất ít nguồn vốn này.

So sánh với các ngành nghề, lĩnh vực khác, giáo dục - đào tạo cũng là lĩnh vực đứng ở mức thấp cả về quy mơ đầu tư trung bình và số lượng dự án, với khoảng 3,9 triệu USD/dự án (so với mức trung bình của các lĩnh vực là 14,7 triệu USD/dự án). So với các ngành khác trong lĩnh vực dịch vụ, như 17,1 triệu USD/dự án trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, 41,4 triệu USD/dự án trong lĩnh vực y tế…., thì đây cũng là con số rất thấp. Nếu tính về số dự án (168/15.475 dự án FDI tại Việt Nam), giáo dục - đào tạo đang đứng thứ 17/18 ngành trong số các lĩnh vực có vốn FDI tại Việt Nam, chỉ trên có lĩnh vực hành chính, dịch vụ.

Chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi hợp pháp là chương trình được cơ quan chức năng phê duyệt theo đúng thẩm quyền. Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo phê duyệt các chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học của các trường đại học, trường cao đẳng, học viện và viện nghiên cứu trong cả nước ( ngoại trừ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và các trường đại học thành viên của các đại học). Theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngồi về danh sách các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo phê duyệt, tính đến ngày 06/03/2014, có 246 chương trình đang được thực hiện trên cả nước, ở hầu hết các lĩnh vực như: Báo chí, Bảo hiểm – Ngân hàng – Tài chính, Kế tốn, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Y Dược… Trong đó, có 73 chương trình tại Hà Nội, chiếm 60,8%. Cũng theo thống kê này, cơ sở có nhiều chương trình liên kết nhất là Đại học Thương Mại (15 chương trình), Đại học Kinh tế quốc dân ( 13 chương trình), Đại học Bách Khoa Hà Nội (10 chương trình)…

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Xét về ngành đào tạo thì những ngành mà xã hội đang có nhu cầu cao ln thu hút số lượng sinh viên lớn. Ngược lại,các chương trình tiên tiến lại tập trung vào các ngành ưu tiên phát triển của nhà nước như kỹ thuật và công nghệ, khoa học tự nhiên. Phần lớn các chương trình được thực hiện ở cấp độ đại học và được tổ chức theo hình thức bán thời gian (30 chương trình) hoặc tồn phần tại Việt Nam (77 chương trình).

Để đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo, các cơ sở thường giới hạn số sinh viên của các lớp. Trường ĐH Ngoại Thương trong năm đầu tiên liên kết với trường Đại học Colorado, Hoa kỳ đã nhận 70 sinh viên, trong khi chương trình cử nhân quản trị kinh doanh quốc tế của Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã đi vào hoạt động được 3 năm thì số lượng sinh viên theo học đã lên tới 150 sinh viên.

Bảng 2.4: Số lượng sinh viên của một số chương trình liên kết tại một số trường Đại học của Việt Nam năm 2010

Cử nhân ngành kinh tế ( ĐH Ngoại thương)

Cử nhân quản trị kinh doanh quốc tế ( ĐH Kinh tế quốc dân) Cử nhân kinh doanh ( ĐH Quốc gia HN ) Dự án LaTrobe ( Đại học Hà Nội) Số lượng sinh viên bình quân 70 120 40 40 Số lượng sinh viên cao nhất khơng có 150 76 70 Số lượng sinh viên thấp nhất khơng có 98 20 25

Nguồn: Đào Ngọc Tiến.

Trong những năm gần đây, số lượng các chương trình liên kết ngày càng nhiều là do: chương trình học ngắn hơn so với hệ đào tạo ĐH chính quy, cơ sở vật chất được ưu tiên hơn với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên trình độ chuyên mơn cao bao gồm cả giảng viên nước ngồi và giảng viên Việt Nam và hầu hết các

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chương trình liên kết hiện nay được thực hiện tại các trường ĐH hàng đầu của Việt Nam nên chất lượng giáo dục luôn được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng hoạt động nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của việt nam trong thời gian qua (Trang 51 - 54)