Chất lượng cà phê xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) XUẤT KHẨU cà PHÊ của VIỆT NAM SANG TT ANH (Trang 35 - 37)

2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh gia

2.1.4. Chất lượng cà phê xuất khẩu

Thị trường Anh thực sự là một thách thức đối với các nhà xuất khẩu trên thế giới , đặc biệt đối với mặt hàng nông sản do những quy định khắt khe về chất lượng hàng hóa và an tồn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xuất khẩu cà phê – một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam – đã khơng gặp phải những khó khăn lớn do quy định SPS khi xuất khẩu vào thị trường này (Digby Gascoine, Lê Thanh Hòa và Nguyễn Tử Cương, 2009, tr.4).

Trong giai đoạn 2006 – 2007, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều áp dụng tiêu chí phân loại TCVN 4193:1993 cho xuất khẩu. Tiêu chuẩn này khá lạc hậu so với các tiêu chuẩn phân loại cà phê được áp dụng trên thế giới; và do đó, mang lại nhiều bất lợi cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Theo đó, tiêu chuẩn phổ biến mà doanh nghiệp áp dụng để xuất khẩu cà phê Robusta là R2, có độ ẩm 13%, tạp chất 1%, hạt đen vỡ 5% và hạt trên sàn 13 đạt 90%, Những con số vừa nêu được đánh giá là thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của thế giới cho mặt hàng xuất khẩu này (Báo điện tử – Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2007).

Từ tháng 10 năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành TCVN 4193 : 2005 Số: 86/2007/QĐ-BNN nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng cà phê xuất khẩu. Bộ quy chuẩn này tương đối phù hợp với chỉ tiêu chất lượng của sàn giao dịch LIFFE quy định và tiêu chuẩn quốc tế ISO 10470:2004, cũng như quy định về chất lượng cà phê nhập khẩu tại Anh. Theo TCVN 4193:2005, cà phê nhân

xuất khẩu phải có màu và mùi đặc trưng của từng loại cà phê nhân, khơng có mùi lạ, và có độ ẩm nhỏ hơn hoặc bằng 12,5 %, đồng thời bộ quy chuẩn này cũng đưa ra quy định cụ thể về tỷ lệ trộn lẫn cà phê khác loại như phân tích tại bảng 2.4 (Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007).

Tuy nhiên, do các tiêu chuẩn trên được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, và hiện vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng TCVN 4193:2005 đối với cà phê nhân nên trên thực tế, tiêu chuẩn này vẫn chưa đi vào thực tiễn. Hiện nay, một bộ phận doanh nghiệp vẫn thỏa thuận áp dụng TCVN 4193:1993 theo thói quen cũ (Trần Lê, 2008).

Bảng 2.4. Tiêu chuẩn phân loại cà phê nhân theo TCVN 4193:2005 Loại cà phê Hạng đặc biệt

và hạng 1

Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4

Cà phê chè Không được lẫn R và C Được lẫn R ≤ 1% và C ≤ 0,5% Được lẫn R ≤ 5% và C ≤ 1% Được lẫn R ≤ 5% và C ≤ 1%

Cà phê vối Được lẫn C ≤ 0,5% và A ≤ 3% Được lẫn C ≤ 1% và A ≤ 5% Được lẫn C ≤ 5% và A ≤ 5%

Chú thích: - A: Cà phê chè (Arabica), R: Cà phê vối (Robusta), C: Cà phê mít Chari). - % tính theo phần trăm khối lượng

(Nguồn: Quyết định về việc tạm thời sử dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4193 : 2005 trong kiểm tra chất lượng cà phê nhân nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2007)

Dù Việt Nam xuất khẩu khối lượng lớn cà phê sang Anh và thế giới, nhưng thực tế cho thấy chất lượng cà phê xuất khẩu vẫn chưa đồng đều. Số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại còn chiếm hơn 80% trong tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới (Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, 2007). Theo Tập đoàn Nestlé UK, các chỉ tiêu về độ ẩm, tỷ lệ vỡ, tạp chất và sàng hạt của Việt Nam thường thấp hơn tiêu chuẩn của sàn giao dịch LIFFE. Vì vậy, khi bán trực tiếp trên sàn giao dịch thì giá cà phê sẽ bị giảm xuống. Ngồi ra, chính sự thay đổi của thời

tiết có thể làm tăng độ ẩm của sản phẩm. Do đó, Việt Nam nên áp dụng kỹ thuật cơng nghệ nhằm giảm chỉ số độ ẩm của cà phê so với hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) XUẤT KHẨU cà PHÊ của VIỆT NAM SANG TT ANH (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)