Những thuận lợi và thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) XUẤT KHẨU cà PHÊ của VIỆT NAM SANG TT ANH (Trang 47 - 49)

2.2. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị

2.2.1. Những thuận lợi và thành tựu đạt được

2.2.1.1. Thuận lợi

Điều kiện tự nhiên thuận lợi

Sự ưu đãi của điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đã mang lại cho Việt Nam khá nhiều lợi thế trong việc gieo trồng và canh tác cà phê, và giúp việt Nam tìm được vị thế trên thị trường cà phê thế giới với hương vị cà phê thơm ngon đặc trưng. Như đã phân tích ở trên, khí hậu nóng ẩm ở miền Nam và Tây Ngun phù hợp cho việc canh tác cả cà phê Robusta, trong khi cà phê Arabica lại thích hợp với khí hậu khơ lạnh ở các tỉnh miền Bắc. Hơn nữa, đất bazan màu mỡ ở vùng Tây Nguyên với lớp phủ thổ nhưỡng giàu hàm lượng hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác mang lại tiềm năng lớn cho cà phê Robusta hàng đầu thế giới. Thêm vào đó, cà phê là loại cây sinh trưởng tốt dưới nắng mặt trời gián tiếp. Với số giờ nắng cao và lượng mưa dồi dào quanh năm, Việt Nam là một lựa chọn tối ưu cho việc trồng trọt và canh tác cà phê.

Nguồn nhân lực dồi dào

Năm 2011, Việt Nam có 51,39 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên, chiếm 58,5% trong tổng số 87,84 triệu dân và khoảng 46,48 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong đó, lực lượng lao động trong khu vực nông, lâm thủy sản, chiếm 48%. Nguồn nhân lực dồi dào và giá rẻ này mang lại lợi thế rất lớn cho Việt Nam trong ngành cà phê nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng. Hiện nay, việc sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn dựa trên phương pháp truyền thống và thủ cơng; trong khi q trình sản xuất cà phê gồm khá nhiều cơng đoạn. Vì vậy, lực lượng lao động dồi dào và chi phí giá rẻ này đã góp phần tạo nên lợi thế cho ngành cà phê nhờ vào việc tiết kiệm chi phí sản xuất.

Hỗ trợ từ Hiệp hội Cà phê ca cao và chỉ đạo từ Chính phủ

Trong thời gian vừa qua, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) đã chủ động trong việc liên kết các doanh nghiệp và hỗ trợ các nông dân trồng cà phê.

Thơng qua kênh thơng tin của mình, VICOFA đã mang đến cho các doanh nghiệp nhiều thông tin về hoạt động xuất khẩu và thị trường xuất khẩu, đồng thời tư vấn cho nông dân về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác cà phê. Tháng 12 năm 2011, VICOFA đã thành lập Quỹ bảo hiểm cà phê nhằm hỗ trợ cho việc tái canh cà phê, hỗ trợ lãi suất vay vốn tạm trữ, và hỗ trợ hội viên kinh doanh thua lỗ, xúc tiến thương mại. Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều đối với việc thành lập Quỹ bảo hiểm, nhưng VICOFA đang hướng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp, nơng dân khi thị trường có biến động, sản xuất bất lợi thông qua nguồn quỹ này.

Về phía Chính phủ, trong những năm qua, Chính phủ cùng các cơ quan ban ngành đã kịp thời cung cấp những chỉ đạo quan trọng nhằm định hướng xuất khẩu cho cà phê Việt Nam. Ngày 26 tháng 8 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã có quyết định số 2635/QĐ-BNN-CB phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020” do Cục Chế biến, Thương mại nơng lâm thủy sản và nghề muối chủ trì soạn thảo. Năm 2009, Nhà nước đã quyết định dành vốn đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cà phê đến năm 2015 khoảng 32.800 tỷ đồng. Cùng với việc ban hành liên tục những chính sách thích hợp để giải quyết các vấn đề tồn tại và hạn chế của ngành cà phê Việt Nam và định hướng cho các doanh nghiệp trong ngành, Chính phủ cũng quan tâm đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở hạ tầng, và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mang lại sự phát triển bền vững cho một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực này. Hơn nữa, quan hệ Việt Nam – Anh trong những năm vừa qua rất tốt và trên đà phát triển. Năm 2011, hai quốc gia đã ký kế hoạch hành động nhằm mở rộng cơ hội hợp tác trong các vấn đề giáo dục, thương mại, cũng như các vấn đề chung của tồn cầu. Chính những yếu tố trên đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này và mở rộng cơ hội thâm nhập thị trường của xuất khẩu cà phê Việt Nam.

2.2.1.2. Thành tựu đạt được Sản lượng cà phê cao

Với quy mô canh tác cà phê trên cả nước lớn, với hơn 500.000 diện tích trồng cà phê và có xu hướng tăng qua các năm, cộng với năng suất hàng năm cao, sản lượng cà phê hiện nay của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau Brazil về các mặt hàng

cà phê nói chung, và đứng đầu thế giới về cà phê Robusta nói riêng. Tính đến nay, sản lượng cà phê Việt Nam đạt trên 1 triệu tấn/ năm và có xu hướng ngày càng tăng nhờ vào việc cải thiện kỹ thuật canh tác và quy hoạch đất trồng. Hơn nữa, sản lượng cà phê Robusta có ảnh hưởng lớn đối với nguồn cung cà phê Robusta xuất khẩu trên thế giới.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đều đặn

Trong giai đoạn 2006 – 2011, hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Anh đã đạt được một số thành công nhất định. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê sang Anh mặc dù có những biến động nhưng nhìn chung có xu hướng tăng trưởng. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 trong xếp hạng các đối tác nhập khẩu cà phê của Anh, và chiếm 8,7% lượng cà phê nhập khẩu của thị trường này. Tuy mức tăng trưởng này chưa quá cao khi đặt trong bức tranh xuất khẩu chung của cà phê Việt Nam, nhưng đã thể hiện thành công của Việt Nam trong thời gian đầu thâm nhập thị trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) XUẤT KHẨU cà PHÊ của VIỆT NAM SANG TT ANH (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)