Nhóm giải pháp ổn định nguồn cung hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) XUẤT KHẨU cà PHÊ của VIỆT NAM SANG TT ANH (Trang 72 - 74)

3.2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường

3.2.3. Nhóm giải pháp ổn định nguồn cung hàng xuất khẩu

3.2.3.1. Giải pháp liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu

Đối với một thị trường khá mới như Anh, sự liên kết của các doah nghiệp là rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin về thị trường, và đưa ra dự báo chính xác về nhu cầu cà phê. Hơn nữa, sự liên kết này có thể tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế và sự chủ động về nguồn cung hàng hóa. Giải pháp cần được thực hiện như sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp cam kết chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau về thông tin và

dự báo đối với nhu cầu nhập khẩu cà phê của thị trường Anh, nhờ đó, các doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn cung trong nước và bảo đảm kênh tiêu thụ cho sản phẩm của mình. Trong sự liên kết này, VICOFA sẽ đóng vai trị điều tiết và quản lý để đảm bảo các doanh nghiệp hợp tác trong điều kiện thuận lợi, đồng thời chủ động nắm bắt thông tin về ngành để thông báo cho các doanh nghiệp thành viên.

Thứ hai, các doanh nghiệp xem xét đến việc liên kết để xây dựng các vùng

nguyên liệu và chia sẻ nguồn hàng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp để tranh giành nguồn nguyên liệu mà vẫn đảm bảo khối lượng đầu vào và tránh đẩy giá cà phê lên quá cao.

Thứ ba, cùng với Nhà nước, các doanh nghiệp cần liên kết với nhau để có

khi giá cả biến động ở mức quá thấp, gây bất lợi cho cà phê Việt Nam. Giải pháp này giúp ngành cà phê Việt Nam tránh tình trạng khủng hoảng nguồn cung cà phê và bị ép giá khi giao dịch.

Giải pháp này đòi hỏi sự tự nguyện tham gia của các doanh nghiệp cà phê theo tiêu chí đơi bên cùng có lợi. Theo đó, các doanh nghiệp phải chủ động đóng góp và chia sẻ thơng tin lẫn nhau. Hơn nữa, VICOFA sẽ đóng vai trị đầu mối để tập hợp các nguồn thông tin và quản lý sự hợp tác của các doanh nghiệp, tạo cơ chế ràng buộc các doanh nghiệp tham gia đóng góp, tránh tình trạng doanh nghiệp chỉ đơn thuần tiếp nhận hỗ trợ từ Hiệp hội và các doanh nghiệp liên kết mà khơng đóng góp vào hoạt động chung, đồng thời tăng cường tổ chức các diễn đàn, hội thảo xuất khẩu cà phê là nơi để Nhà nước, Hiệp hội, và các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi ý kiến, và đề xuất các giải pháp chung cho ngành cà phê.

3.2.3.2. Giải pháp tăng cường khả năng huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả của doanh nghiệp

Những khó khăn doanh nghiệp thường đối mặt liên quan đến các rủi ro trong thu mua và tạm trữ hàng hóa, việc xây dựng thương hiệu hay thâm nhập thị trường chủ yếu xuất phát từ việc thiếu hụt nguồn vốn lưu động. Vì vậy, doanh nghiệp cần tăng cường khả năng huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả để tạo nền tảng cho việc triển khai các giải pháp khác nhằm tăng sức cạnh tranh, ổn định nguồn cung hàng hóa, và xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê trên thị trường Anh và thế giới. Việc tăng cường huy động vốn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả có thể được thực hiện như sau:

Thứ nhất, phát hành cổ phiếu trên thị trường để thực hiện cổ phần hóa doanh

nghiệp. Kênh huy động vốn này mang lại kết quả nhanh chóng nhưng yêu cầu doanh nghiệp cần có tiềm lực nhất định để thực hiện. Khi thực hiện cổ phần hóa, doanh nghiệp cần có sự giám sát chặt chẽ đối với biến động trên thị trường để tránh rủi ro bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp nước ngồi.

Thứ hai, ký kết hợp đồng vay vốn với ngân hàng, dựa trên bằng chứng bảo

đảm chi trả là hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngồi. Doanh nghiệp cũng có thể liên kết với nhau để tận dụng lợi thế về nguồn vốn kinh doanh trên thị trường.

hiệu quả và nắm bắt cơ hội kinh doanh. Doanh nghiệp cần hạn chế việc dự trữ nguồn hàng quá nhiều để chờ giá lên, gây hạn chế tính lưu động của nguồn vốn doanh nghiệp, mà không đảm bảo khả năng lưu trữ, thay vào đó, nên đầu tư cho vùng nguyên liệu và các công tác thâm nhập thị trường. Đối với những doanh nghiệp chưa có đủ tiềm lực về vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các tài sản cố định, có thể sử dụng hình thức cho th tài chính để tranh thủ nguồn vốn cho các hoạt động thu mua và xúc tiến xuất khẩu.

Việc nâng cao tiềm lực về vốn sẽ giúp doanh nghiệp tìm được thế chủ động trên thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh và dễ dàng chủ động về giá trong đàm phán và ký kết hợp đồng. Vì vậy, Nhà nước xây dựng chính sách hỗ trợ lãi suất và xây dựng chính sách vay vốn linh hoạt cho các doanh nghiệp vay vốn dài hạn để đầu tư vào vùng nguyên liệu, đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, Hiệp hội VICOFA cần quản lý chặt chẽ tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn, cũng như tiềm lực và uy tín của doanh nghiệp để làm cơ sở đề xuất với Chính phủ nới lỏng điều kiện tiếp cận nguồn vốn trong ngắn hạn để giải quyết khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) XUẤT KHẨU cà PHÊ của VIỆT NAM SANG TT ANH (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)