Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) XUẤT KHẨU cà PHÊ của VIỆT NAM SANG TT ANH (Trang 74)

3.2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường

3.2.4. Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại

3.2.4.1. Giải pháp nâng cao tần suất và chất lượng tham gia hội chợ triển lãm

Thời gian qua, các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia hội chợ triển lãm tại Anh cũng như các hội chợ triển lãm quốc tế nhằm thu thập thơng tin thị trường, tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh, và gặp gỡ các đối tác tiềm năng. Tuy nhiên, việc tham gia hội chợ triển lãm chưa đạt được hiệu quả cao do tần suất tham gia cịn ít, theo quy mơ riêng lẻ, và doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả của việc tham gia các sự kiện này đối với hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, việc tham gia các hội chợ, triển lãm của doanh nghiệp Việt Nam cần được xem xét một cách nghiêm túc và điều chỉnh hợp lý để tận dụng được lợi ích của kênh xúc tiến xuất khẩu này. Nội dung giải pháp cần được thực hiện như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần chủ động lên kế hoạch để tham gia hội chợ hằng

ngoài. Doanh nghiệp sẽ xác định tần suất tham gia hội chợ trong năm và khảo sát các loại hình hội chợ triển lãm để tham gia mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, ví dụ như Tuần lễ cà phê diễn ra tại Anh hàng năm. Do tần suất diễn ra hội chợ cà phê tại Anh không quá cao, doanh nghiệp nên tranh thủ tham gia các sự kiện quốc tế khác có sự góp mặt của các đối tác Anh Quốc. Đồng thời, doanh nghiệp cần cân đối về mặt tài chính, đảm bảo vấn đề pháp lý khi tham gia hội chợ triển lãm, và thường xuyên cập nhập các thông tin từ đơn vị tổ chức trước khi diễn ra chương trình để tránh các vấn đề đáng tiếc có thể xảy ra. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị một đội ngũ lao động chuyên nghiệp thành thạo về ngoại ngữ và đầu tư thiết kế gian hàng trong trường hợp đơn vị tổ chức không chịu trách nhiệm thiết kế mẫu gian hàng chung cho tất cả doanh nghiệp tham gia hội chợ.

Thứ hai, trong khi tham gia hội chợ, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt nhu

cầu nhập khẩu cà phê của thị trường Anh, hiểu về tập quán kinh doanh và các quy định khi xuất khẩu cà phê sang thị trường này, tạo dựng mối quan hệ tốt với các bạn hàng và đối tác kinh doanh mới cũng như củng cố các mối quan hệ cũ trong thời gian diễn ra sự kiện.

Thứ ba, doanh nghiệp cần tổng hợp và phân tích thơng tin thu thập được sau

khi tham gia hội chợ triển lãm để xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình, và tiếp tục duy trì các mối quan hệ với đối tác tại Anh cũng như các bạn hàng cùng ngành để trao đổi thông tin về thị trường và tận dụng tối đa các nguồn thông tin cho hoạt động quảng bá của mình.

Ngồi ra, Nhà nước cần tăng cường các chương trình xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam tại Anh và quốc tế. Theo đó, Nhà nước hỗ trợ về mặt kinh phí về công tác cho cán bộ Nhà nước và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về vấn đề pháp lý, các thủ tục thuê gian hàng. Hơn nữa, VICOFA cần phối hợp với Chính phủ trong việc phổ biến rộng rãi các thông tin về hội chợ triển lãm sẽ diễn ra theo từng quý, tổ chức các diễn đàn để trao đổi về kinh nghiệm tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm, và thiết kế các mơ hình gian hàng mẫu để doanh nghiệp tham khảo lấy đó làm chuẩn cho thiết kế gian hàng của doanh nghiệp mình khi tham gia hội chợ. Ngồi ra, các doanh nghiệp chưa có điều kiện tham gia riêng lẻ có thể chủ động liên kết với nhau và tranh thủ sự hỗ trợ từ Hiệp hội và Nhà nước để đơn giản

hóa vấn đề thủ tục đăng ký, đồng thời có thể tạo hiệu ứng tốt cho các doanh nghiệp cùng tham gia. Các doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình một hình ảnh chuyên nghiệp qua cách trưng bày sản phẩm, cách giao tiếp với đối tác, các tài liệu giới thiệu về sản phẩm cà phê Việt Nam bằng tiếng Anh, và xem xét việc quảng bá thương hiệu của mình tại thị trường Anh trước và sau khi diễn ra hội chợ triển lãm.

3.2.4.2. Giải pháp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu

So với các quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê khác, dường như thương hiệu cà phê Việt Nam ít được biết đến và mặc dù đã có nhiều nhãn hiệu cà phê Viêt Nam vươn ra thị trường nước ngồi, hiện nay vẫn chưa có nhãn hiệu nào gây ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng trên thế giới. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam thành công trên một thị trường phát triển như Anh sẽ giúp tạo nền tảng vững chắc cho cà phê Việt Nam vươn xa hơn nữa trên thị trường thế giới. Hơn nữa, việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận, và có tầm ảnh hưởng nhất định đối với thị trường cà phê thế giới.

Thứ nhất, tiến hành khảo sát nhu cầu cà phê của thị trường Anh, kết hợp với

những kết quả có được từ việc tham gia hội chợ triển lãm, để xác định các yếu tố quan trọng tạo nên giá trị gia tăng của sản phẩm, từ đó xác định các tiêu chí cho việc xây dựng thương hiệu, như thương hiệu cà phê Colombia là một ví dụ điển hình cho chất lượng cà phê tuyệt hảo. Đối với cà phê Việt Nam, việc cơ bản nhất là vấn đề cải thiện sự đồng đều trong chất lượng sản phẩm, và gây ấn tượng với người tiêu dùng cà phê bằng hương vị cà phê độc đáo, thơm ngon đặc trưng, nhưng Việt Nam sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào dịch vụ cung cấp hàng hóa, và tận dụng lợi thế về giá để vượt qua cái bóng quá lớn của Colombia.

Thứ hai, định vị sản phẩm và xác định phân khúc thị trường mục tiêu để phát

huy lợi thế của cà phê Việt Nam. Các doanh nghiệp nên tham vấn ý kiến của các tổ chức quốc tế và chuyên gia nghiên cứu thị trường ở Anh để xác định phân khúc thị trường phù hợp với khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu thành công tại Anh.

Thứ ba, đăng ký bảo hộ thương hiệu tại thị trường Anh để tránh các tranh chấp

mở ra cơ hội phát triển thương hiệu trên toàn thể Cộng đồng châu Âu.

Việc xây dựng thương hiệu cho cà phê việt Nam phải dựa trên cơ sở hoàn thiện đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp, cải thiện chất lượng sản phẩm, và các hoạt động ổn định nguồn cung hàng hóa để đảm bảo uy tín và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời yêu cầu nguồn vốn lưu động đáng kể. Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cần đặt trong bối cảnh chung là xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam bằng cách kết hợp với các hoạt động quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam, mà thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã thực hiện và đạt được những thành công bước đầu. Các doanh nghiệp cần phản hồi thường xun với Chính phủ về tình hình phát triển thương hiệu cà phê tại Anh để có những chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời. Hiện Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn thâm nhập thị trường Anh, vì vậy, Chính phủ cũng cần chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường Anh, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại để tạo điều kiện cho việc phát triển thương hiệu tại thị trường này.

3.2.5. Giải pháp tăng cường sự quản lý và điều phối của Nhà nước và Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê

3.2.5.1. Giải pháp xuất khẩu cà phê có điều kiện

Sau mặt hàng gạo, cà phê cũng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn và Bộ Cơng Thương nhất trí đưa vào mặt hàng xuất khẩu có điều kiện trong thời gian tới. Theo đó, doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê có thể sẽ phải thỏa mãn các điều kiện về kinh nghiệm thị trường, điều kiện kho bãi, bảo quản, chế biến và năng lực tài chính, dự kiến như: tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê trong hai năm liên tục với khối lượng xuất khẩu tối thiểu 5.000 tấn/năm, có ít nhất một cơ sở chế biến cà phê, với kho chứa phù hợp đáp ứng tốt các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, và minh bạch về tài chính (Sơn Nghĩa, 2010).

Việc đưa cà phê mặt hàng xuất khẩu có điều kiện là nhằm thắt chặt sự quản lý của cơ quan Nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh mua bán khơng lành mạnh giữa số lượng quá lớn các doanh nghiệp xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, giải pháp xuất khẩu có điều kiện cần lưu ý đến các vấn đề

sau:

Thứ nhất, các Bộ ngành cần điều chỉnh các điều kiện ràng buộc xuất khẩu cà

phê để một số lượng tối thiểu 60 doanh nghiệp có thể tham gia xuất khẩu trong tổng số 150 doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường cà phê hiện nay, vì các điều kiện xuất khẩu quá khắt khe có thể dẫn đến tình trạng độc quyền xuất khẩu của một số ít doanh nghiệp.

Thứ hai, Bộ Cơng thương có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp và thúc đẩy

các doanh nghiệp chưa đạt điều kiện xuất khẩu liên kết với nhau để đạt được tiềm lực lớn hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thứ ba, tăng cường giám sát và xử lý nghiêm các hoạt động thu mua trái phép

của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam để bảo bảo điều kiện phát triển của các doanh nghiệp trong nước.

Để giải pháp này thành công, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương cần tổ chức rà sốt thực trạng hoạt đơng kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa để đưa ra các tiêu chí ràng buộc hợp lý, phổ biến rõ nội dung của giải pháp cho các doanh nghiệp, đồng thời cần có thời kì q độ để các doanh nghiệp chuẩn bị tốt trước khi chính sách này chính thức đi vào thực thi.

3.2.5.2. Giải pháp hoàn thiện Quỹ bảo hiểm cà phê

Tháng 12 năm 2011, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) đã thành lập Quỹ bảo hiểm cà phê, áp dụng cho các đối tượng là thành viên và hội viên liên kết của VICOFA nhằm đề phòng các rủi ro cho doanh nghiệp và nông dân. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra e ngại rằng Quỹ bảo hiểm chỉ mang lại lợi ích cho số ít các doanh nghiệp thành viên của VICOFA, mà chưa thực sự bảo vệ quyền và lợi ích cho nơng dân (Cơng ty Cổ phần ATP Truyền thơng, 2012).

Xem xét những khó khăn và thách thức mà ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt thì việc thu phí này là thật sự cần thiết để đầu tư vào các hoạt động tái canh, xúc tiến thương mại, và nâng cao chất lượng cũng như năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam. Vì vậy, giải pháp hoàn thiện Quỹ bảo hiểm cà phê cần được hoạch định và thực hiện khẩn trương với các đề xuất như sau:

Thứ nhất, VICOFA cần đề xuất và phối hợp với Chính phủ để ban hành cơ chế

tất cả các doanh nghiệp để đảm bảo sự bình đẳng. Mức thu phí cũng cần điều chỉnh theo từng giai đoạn để phù hợp với thực tiễn.

Thứ hai, điều chỉnh việc sử dụng Quỹ để đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau

với tỷ trọng phù hợp để đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và nơng dân, ví dụ như: 50% ngân sách dùng cho tái canh và hỗ trợ cây giống, phân bón cà phê, 20% sử dụng cho việc hỗ trợ lãi vay cà phê, 10% cho công tác xúc tiến thương mại, và phần còn lại sử dụng cho việc đào tạo nhân lực, đầu tư vào nghiên cứu khoa học và xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng.

Trong giai đoạn đầu hoàn thiện Quỹ bảo hiểm cà phê và khi Quỹ chính thức đi vào hoạt động, Nhà nước cần hỗ trợ vấn đề tài chính để giải quyết vấn đề lương bổng và đào tạo nhân lực quản lý, đồng thời duy trì việc bình ổn giá cà phê trên thị trường bằng cách hỗ trợ giá mua trực tiếp cho nông dân. Tuy nhiên, khi Quỹ đi vào hoạt động ổn định, nguồn vốn sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu đối với các doanh nghiệp dựa trên khối lượng xuất khẩu. Với sự hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm này, ngành cà phê Việt nam được kỳ vọng sẽ giữ vững vị trí là nhà sản xuất cà phê đứng thứ 2 thế giới trước mắt, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới.

Trong chương 3, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh trong giai đoạn 2012 – 2016 căn cứ trên thực trạng xuất khẩu cà phê sang Anh trước đây như phân tích tại chương 2 và một số dự báo về tình hình cà phê thế giới và nhu cầu tiêu thụ cà phê tại thị trường Anh trong thời gian tới. Các giải pháp đưa ra chủ yếu dựa trên mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, ổn định nguồn cung xuất khẩu, đầy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và tăng cường sự quản lý của Nhà nước cũng như Hiệp hội ngành hàng. Ngoài ra, việc tăng cường liên kết bốn nhà cũng là nên tảng quan trọng cho sự phát triển của các ngành nơng nghiệp, trong đó có cà phê.

KẾT LUẬN

Thị trường Anh là một trong những thị trường quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2011 nói chung và là thị trường tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng. Trong thời gian qua, Anh cũng liên tục nằm trong top 10 quốc gia nhập khẩu cà phê hàng đầu từ Việt Nam. Cùng với những bước tiến quan trọng trong mối quan hệ thương mại Việt Nam – Anh, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu sang Anh cũng có xu hướng tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động xuất khẩu cà phê sang Anh vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầu tư đúng mức đối đồng thời bộc lộ nhiều điểm yếu. Qua thời gian nghiên cứu, “Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh”, việc thực hiện đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, tác giả đã nghiên cứu về thị trường nhập khẩu cà phê của Anh, từ đó

rút ra tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này, đồng thời nghiên cứu một số kinh nghiệm xuất khẩu của Colombia có thể áp dụng tại Việt Nam.

Thứ hai, trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt

Nam sang Anh trong giai đoạn 2006 – 2011, tác giả đã đưa ra những đánh giá về các yếu tố thuận lợi và thành tựu mà xuất khẩu Việt Nam đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi tiến hành hoạt động xuất khẩu sang thị trường Anh.

Thứ ba, căn cứ vào kết quả nghiên cứu về nêu trên và những dự báo về thị

trường cà phê trong thời gian tới, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm đầy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Anh trong giai đoạn 2012 – 2016, bao gồm: tăng cường mơ hình liên kết bốn nhà, nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) XUẤT KHẨU cà PHÊ của VIỆT NAM SANG TT ANH (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)