Kênh phân phối xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) XUẤT KHẨU cà PHÊ của VIỆT NAM SANG TT ANH (Trang 39 - 40)

2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh gia

2.1.6. Kênh phân phối xuất khẩu

Các doanh nghiệp Việt nam chủ yếu xuất khẩu qua hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Riêng đối với thị trường Anh, xuất khẩu qua trung gian là hình thức xuất khẩu phổ biến nhất của các doanh nghiệp. Theo đó, các nhà xuất khẩu sẽ bán cà phê cho các đại lý tại Anh trước khi hàng hóa được chuyển đến cho các cơng ty rang xay cà phê tại quốc gia này. Kênh phân phối này có ưu điểm là đơn giản, đồng thời giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí và tránh rủi ro xuất khẩu khi các doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu thị trường mục tiêu và chưa đủ tiềm lực để xây dựng một mạng lưới tiêu thụ trực tiếp tại thị trường này.

Sơ đồ 2.1. Kênh phân phối cà phê tại thị trường Anh

tiến thương mại, 2009)

Tuy nhiên, hình thức này cũng mang lại một số bất lợi cho các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam như: các nhà xuất khẩu phải chia sẻ lợi nhuận cho bên trung gian, không chủ động được thị trường xuất khẩu; hơn nữa, các doanh nghiệp sẽ khó phản ứng linh hoạt trước sự biến động của thị trường. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê của mình khi quá phụ thuộc vào các trung gian kinh doanh này; do đó, giảm lợi thế cạnh tranh của mặt hàng.

2.1.7. Phương thức vận tải

Hiện nay, thương mại giữa Anh Quốc và Việt Nam chủ yếu chiếu theo các điều khoản quy định trong Incoterms 2000 về vận tải. Trong đó, điều khoản FOB (Free On Board) – nhà xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng tại lan can tàu đồng thời chuyển giao nghĩa vụ về hàng hóa – và CIF (Cost, Insurance and Freight) – nhà xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng tại cảng đến và chịu mọi chi phí về vận tải và bảo hiểm loại A – là hai điều khoản phổ biến nhất. Các nhà nhập khẩu Anh Quốc thường ưa chuộng phương thức giao hàng CIF; trong khi đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn sử dụng phương thức giao hàng FOB theo tập quán kinh doanh cũ. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cịn thiếu thơng tin và liên kết với các hãng tàu nên việc thuê tàu chở hàng hay container là khá khó khăn. Theo đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam trong trường hợp sử dụng FOB khi giao dịch với các doanh nghiệp Anh Quốc thường mua thêm bảo hiểm hàng hóa như một giải pháp hài hịa cho hai bên (International Distribution & Transport Ltd, 2009).

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) XUẤT KHẨU cà PHÊ của VIỆT NAM SANG TT ANH (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)